Châu Âu với ‘cơn khát’ năng lượng

Duy Quang
Trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng chóng mặt, có nghĩa là nguồn cung năng lượng đang cạn kiệt, châu Âu sẽ phải đối mặt với một mùa Đông đầy căng thẳng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Châu Âu đang đứng trước nhiều tác động tiêu cực do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra. (Nguồn: Reuters)
Châu Âu đang đứng trước nhiều tác động tiêu cực do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra. (Nguồn: Reuters)

Mùa Đông năm nay, châu Âu sẽ phải đương đầu với tình trạng thiếu hụt khí đốt trầm trọng.

Tại nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Italy, giá bán buôn các loại khí đốt tăng lên mức cao kỷ lục, khiến hóa đơn các loại năng lượng của nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp cũng tăng đột biến. Báo Bloomberg cho biết giá khí đốt châu Âu tăng gần 500% trong năm qua và đang giao dịch với mức giá gần mốc kỷ lục.

Tại Italy, hóa đơn của người dân có thể phải tăng tới 40% trong những tháng tới khi thời tiết trở lạnh và buộc người dân phải sử dụng nhiều nhiên liệu hơn cho các hệ thống phát điện và sưởi ấm. Ủy ban điều tiết năng lượng Pháp (CRE) cho biết, giá khí đốt sẽ tiếp tục tăng thêm 12,6% trong tháng 10/2021.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đang đối mặt áp lực gia tăng sau khi hàng loạt trạm xăng tại quốc gia này cạn nhiên liệu vào ngày 27/9 do người dân cả nước hoảng loạn mua tích trữ.

Cạn kiệt năng lượng

Nguyên nhân chính của sự tăng giá mạnh này là do nguồn cung suy giảm, nhu cầu phục vụ cho phục hồi nền kinh tế tăng cao hay việc tích trữ chuẩn bị cho mùa Đông đang đến. Nhiều quốc gia hiện đang phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên hơn bao giờ hết để có nguồn nhiên liệu sưởi ấm.

Thời gian qua, châu Âu cũng bắt tay vào việc đẩy mạnh sản xuất nhằm phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Tuy nhiên, đà hồi phục chủ yếu dựa vào hàng hóa được sản xuất trong các ngành thâm dụng năng lượng, chứ không phải ngành dịch vụ, khiến nhu cầu năng lượng tăng mạnh. Châu Âu đã trải qua tháng Tư và tháng Năm với thời tiết lạnh giá đột biến khiến nhu cầu tăng và trữ lượng khí đốt tự nhiên giảm bất thường so với mọi năm.

Trong khi đó, nguồn cung của các loại năng lượng khác lại không ở mức giống các năm trước. Thời tiết mùa Hè khá êm đềm khiến các trang trại gió ở Biển Bắc hoạt động ở công suất thấp. Đồng thời, các quốc gia châu Âu cũng loại bỏ than đá khỏi mạng lưới điện để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Còn Đức đang loại bỏ dần điện hạt nhân vào năm 2022.

Nhưng vấn đề chưa dừng lại ở đó. Châu Âu đã bị Trung Quốc “vượt mặt” trong việc thu mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để tập trung phát triển nền kinh tế xanh hơn. Thế nhưng, bản thân quốc gia châu Á này vẫn chưa thể đổ đầy các kho dự trữ dù đã tăng gần gấp đôi sản lượng nhập khẩu so với năm ngoái.

Thời gian qua, châu Âu cũng bắt tay vào việc đẩy mạnh sản xuất nhằm phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Tuy nhiên, đà hồi phục chủ yếu dựa vào hàng hóa được sản xuất trong các ngành thâm dụng năng lượng, chứ không phải ngành dịch vụ, khiến nhu cầu năng lượng tăng mạnh.

Ngoài ra, theo một số chuyên gia, cuộc khủng hoảng năng lượng này còn nhuốm màu địa chính trị. Ngày 22/9, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cảnh báo về việc thao túng giá nhiên liệu ở châu Âu.

Đồng tình với ý kiến này, 40 thành viên Nghị viện châu Âu đã công bố bức thư cáo buộc Công ty Gazprom của Nga thao túng giá khí đốt. Họ cho biết lượng khí đốt của Nga qua Ukraine giảm dần là hành động có chủ đích nhằm buộc Đức phải kích hoạt đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 vừa hoàn thành qua biển Baltic. Phía Gazprom bác bỏ cáo buộc.

Trước tình hình đó, Na Uy, quốc gia cung cấp khoảng 20% lượng khí đốt tự nhiên tại châu Âu, đang cố gắng hỗ trợ các nước trong khu vực. Tuần qua, tập đoàn năng lượng Na Uy Equinor thông báo sẽ tăng xuất khẩu bắt đầu từ tháng 10. Nhưng trong ngắn hạn, các chuyên gia cảnh báo áp lực lên giá nhiên liệu khó có thể giảm bớt.

Chậm quá trình xanh hóa

Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đang phần nào khiến cho các mục tiêu tăng trưởng xanh của Liên minh châu Âu (EU) gặp nhiều cản trở.

Nhà bình luận Martin Sandbu của tờ Financial Times nhận định, các quốc gia EU đang cố gắng thúc đẩy chiến lược phát triển xanh. Các nhà lãnh đạo châu Âu nhận ra rằng, nếu EU thành công trong việc “làm gương” với các chương trình khử carbon không chỉ khiến thế giới phải ngưỡng mộ và học tập theo, mà còn muốn “lục địa già” đi đầu trong cuộc cách mạng công nghệ và chính sách đó.

Tin liên quan
Khủng hoảng năng lượng tại Anh​: Vì đâu đến nỗi? Khủng hoảng năng lượng tại Anh​: Vì đâu đến nỗi?

Để thúc đẩy chương trình đó, châu Âu đã yêu cầu tăng thuế đối với nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, đây không phải việc dễ dàng. Khi nguồn cung năng lượng sạch vừa hiếm và đắt, nhiều nước sẽ phải nghĩ đến việc chuyển về sử dụng nhiên liệu hóa thạch vốn gây hại tới môi trường như dầu mỏ và than đá. Điều đó buộc châu Âu phải điều chỉnh giá nhiên liệu hóa thạch để đối chọi với cuộc khủng hoảng này.

Nhìn chung, các chiến lược năng lượng dài hạn của EU là đúng hướng nhưng cách thực hiện lại không đủ mạnh. Ông Sandbu đã chỉ ra một số giải pháp như: EU cần xây dựng một thị trường năng lượng chung, đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, hay đẩy mạnh đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo ở ngoài khu vực, ví dụ Địa Trung Hải.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có cách xử lý kịp thời và khôn khéo, cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sẽ sớm lan rộng ra phần còn lại của thế giới.

Ủy ban châu Âu thận trọng trong phản ứng với AUKUS, EU tin tưởng vào hợp tác với Mỹ

Ủy ban châu Âu thận trọng trong phản ứng với AUKUS, EU tin tưởng vào hợp tác với Mỹ

Ủy ban châu Âu (EC) đang thảo luận về tác động của thỏa thuận an ninh 3 bên mới giữa Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), nhưng vẫn chưa ...

Mỹ-Ba Lan nói gì về dự án Dòng chảy phương Bắc 2 và an ninh năng lượng châu Âu?

Mỹ-Ba Lan nói gì về dự án Dòng chảy phương Bắc 2 và an ninh năng lượng châu Âu?

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18/6 thông báo, Ngoại trưởng Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ba Lan Zbigniew Rau ...

(theo CNN/Financial Times)

Đọc thêm

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động