Sứ mệnh của Indonesia trong khủng hoảng lương thực toàn cầu

Kim Ngọc
Lạm phát gia tăng và áp lực từ khủng hoảng lương thực là một trong những nội dung chính trong chuyến thăm Nga, Ukraine của Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sứ mệnh của Indonesia trong khủng hoảng lương thực toàn cầu
Tổng thống Indonesia Widodo đã gửi lời mời tham dự Hội nghị G20 tại Bali đến cả ông Putin và ông Zelensky. (Nguồn: Pedomanrakyat)

Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã xúc tiến cho thỏa thuận mở tuyến đường biển cho xuất khẩu lúa mì tại Ukraine. Khi thông tin này được hé lộ, nhiều người Indonesia đã nghĩ ngay đến “Indomie”.

Trên mạng xã hội Twitter, có người đã đặt tên cho chuyến thăm của Tổng thống Widodo cùng Đệ nhất phu nhân Irina đến Kiev và Moscow là “sứ mệnh Indomie” hay cho đó là “những điều người Indonesia sẵn sàng làm vì mì Indomie”.

Cầu nối giữa hai nguồn cung lương thực lớn

Là một hãng mì ăn liền sản xuất bởi tập đoàn Salim Group, Indomie đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người Indonesia. Mì Indomie có hương vị đặc trưng với ưu điểm là giá thành vô cùng hợp túi tiền có thể dễ dàng được tìm thấy tại các sạp ăn vỉa hè cho đến các siêu thị nước ngoài.

Tuy nhiên, món ăn bình dân này gần đây đã tăng giá từ khoảng 4.700 VND/ gói lên 5.500 VND/ gói, cho thấy dấu hiệu rõ rệt của tình trạng lạm phát đang gia tăng tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Trước xung đột Nga-Ukraine, Indonesia là quốc gia đứng thứ 2 về nhập khẩu lúa mì từ Ukraine, nguyên liệu thiết yếu để sản xuất sợi mì Indomie.

Đồng thời, xung đột giữa hai quốc gia xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất đã tác động trực tiếp đến ngành công nghiệp sản xuất dầu thực vật toàn cầu. Giá dầu cọ tại Indonesia không ngừng tăng, gây ra cuộc khủng hoảng dầu ăn tại đất nước sản xuất dầu cọ hàng đầu này.

Cùng với đó, người dân đang không ngừng phàn nàn về việc giá phân bón tăng cao trong khi Nga là nhà cung cấp số một. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát giá lương thực.

Được biết, chỉ số giá tiêu dùng của Indonesia đã tăng 4,35% trong tháng 6, mức tăng lớn nhất so với cùng kỳ năm ngoái.

Giữa tình hình phức tạp này, Tổng thống Indonesia, đồng thời là quốc gia Chủ tịch G20 năm nay, đã trở thành vị lãnh đạo đầu tiên đến từ các quốc gia châu Á thực hiện chuyến thăm đến Kiev và Moscow kể từ khi xung đột xảy ra.

Sứ mệnh của Indonesia trong khủng hoảng lương thực toàn cầu
Tổng thống Indonesia họp báo với người đồng cấp Ukraine. (Nguồn: Twitter)

Ông Widodo cho biết đã thảo luận về vấn đề nhân đạo và tình hình khủng hoảng lương thực toàn cầu với hai vị Tổng thống, ông Vladimir Putin và Volodymyr Zelensky. Tổng thống Widodo cũng bày tỏ ý định muốn trở thành “cầu nối” giữa hai vị lãnh đạo của hai quốc gia.

Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế tại Jakarta Andrew Mantong cho biết: “Mục tiêu hàng đầu của Indonesia là giúp xung đột tại Ukraine kết thúc. Nếu không thể đạt được điều đó, mục tiêu tối thiểu là tìm cách để đem nguồn cung cấp lương thực và phân bón của Nga và Ukraine quay trở lại chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Ông Mantong cho rằng mục tiêu nói trên là một phần chính sách ngoại giao kinh tế cốt lõi của Tổng thống Widodo.

Theo vị chuyên gia này, ông Widodo theo chính sách đối ngoại ít thay đổi, không "mạo hiểm" trong suốt nhiệm kỳ 8 năm của mình. Tuy nhiên, tình hình đã trở nên căng thẳng hơn rất nhiều khi Indonesia ngồi lên chiếc ghế Chủ tịch G20 và các nhà lãnh đạo phương Tây đang gây áp lực với hội nghị nếu có sự tham gia của Nga.

Tổng thống Widodo đã gửi lời mời tham dự Hội nghị G20 tại Bali đến cả Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky. Điều này cùng với chuyến thăm gần đây của ông đã phản ánh chính sách đối ngoại độc lập và tích cực lâu nay của Indonesia.

Sứ mệnh của Indonesia trong khủng hoảng lương thực toàn cầu
Tổng thống Putin bày tỏ thái độ tích cực với cuộc hội đàm cùng ông Widodo. (Nguồn: Twitter)

Kết quả tích cực

Mặt khác, các nhà phân tích địa phương tin rằng nước đi này của ông Widodo là để bảo vệ di sản của mình. Chỉ còn 2 năm trước khi nhiệm kỳ Tổng thống Indonesia của ông kết thúc, những dự định to lớn của ông với đất nước, bao gồm việc di dời thủ đô từ Jakarta đến Nusantara thuộc đảo Borneo và các kế hoạch thúc đẩy cơ sở hạ tầng, vẫn đang bị gián đoạn bởi đại dịch và mối đe dọa từ nạn lạm phát gia tăng.

Ông Burhanuddin Muhtadi, Giám đốc của công ty thăm dò Indikator Politik Indonesia, nhận định: “Ông ấy muốn để lại một thành tựu tốt hơn trước thời điểm năm 2024, để có thể kết thúc tốt đẹp ở cuối nhiệm kỳ Tổng thống. Đồng thời, ông ấy cũng luôn lo lắng chương trình nghị sự của mình vào 2 năm tới có thể bị gián đoạn bởi lạm phát”.

Bên cạnh đó, ông Muhtadi cũng chỉ ra rằng Tổng thống Widodo có thể sẽ mất đi uy tín không chỉ ở trong nước mà còn ở quốc tế, nếu lãnh đạo các quốc gia phương Tây tiếp tục kêu gọi tẩy chay và khiến Hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 11 này tại Bali thất bại. Do đó, nhà lãnh đạo Indonesia đã đích thân gặp mặt để gửi lời mời tới Tổng thống Zelensky sau cuộc điện đàm vào tháng 4.

Về phía Ukraine, Tổng thống Zelensky dường như không mấy ấn tượng với chuyến thăm của ông Widodo khi ông không hề đề cập đến điều này trên tài khoản Twitter của mình. Trong khi đó, ông vẫn liên tục đăng các bài viết bày tỏ sự đánh giá cao đối với lãnh đạo các nước phương Tây, những người đã cam kết hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine.

Sứ mệnh của Indonesia trong khủng hoảng lương thực toàn cầu
Indonesia cũng cung cấp hỗ trợ thông qua Hội Chữ thập đỏ Ukraine và cam kết hỗ trợ tái thiết cho các bệnh viện bị tàn phá bởi xung đột. (Nguồn: Twitter)

Về phần mình, ông Widodo cho biết Tổng thống Zelensky đã hỏi mua vũ khí từ Indonesia sau cuộc điện đàm vào tháng 4. Tuy nhiên, ông Widodo đã nói với lãnh đạo Ukraine rằng Hiến pháp Indonesia cấm cung cấp viện trợ quân sự cho các quốc gia khác. Thay vào đó, ông tuyên bố sẽ viện trợ y tế và cam kết giúp Ukraine xây dựng lại các bệnh viện bị thiệt hại do xung đột.

Về phía Nga, theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Putin đã bày tỏ thái độ tích cực với cuộc hội đàm lần này. Ông gọi Indonesia là một “quốc gia thân thiện” mà Nga sẵn sàng ưu tiên vận chuyển phân bón. Tổng thống Putin thậm chí còn đề nghị đầu tư vào đường sắt Nga tại Nusantara.

Ông Wasisto Jati, chuyên gia truyền thông chính trị của Cơ quan nghiên cứu và đổi mới quốc gia Indonesia, cho rằng việc nhiều người Indonesia công khai ủng hộ Nga có thể là lý do Tổng thống Widodo đã ghé thăm cả Moscow chứ không chỉ Kiev.

Họ đổ lỗi cho ông Zelensky và so sánh sự ủng hộ trung thành của các nước phương Tây dành cho Ukraine với thái độ thờ ơ của các nước này về xung đột Israel-Palestine. (Indonesia là quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới và từ lâu đã kêu gọi nền độc lập cho Palestine).

Sứ mệnh của Indonesia trong khủng hoảng lương thực toàn cầu
Phu nhân Tổng thống Indonesia chia sẻ với một nạn nhân của xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Twitter)

Tuy nhiên, ông Widodo dường như muốn cân bằng lại điều đó bằng cách đến thăm Kiev trước cùng với phu nhân Irina.

Được biết, bà Irina là đệ nhất phu nhân nước ngoài đầu tiên đến thăm Ukraine trong xung đột. Hình ảnh của bà xuất hiện hầu hết trong các bức ảnh được Tổng thống đăng tải trong chuyến đi, bao gồm bức ảnh bà ôm một người dân Ukraine bị ảnh hưởng bởi xung đột khi đến Kiev.

Ông Jati cho biết có thể Tổng thống Widodo đang hy vọng gửi gắm “một thông điệp nhân đạo mạnh mẽ” đến công chúng khi đi cùng phu nhân. Ông cho rằng: “Những cử chỉ của bà Irina có thể phá vỡ các rào cản ngoại giao nếu thông điệp được truyền thông mạnh mẽ”.

Thứ vũ khí như 'cánh tay nối dài' của không quân Nga tại Ukraine

Thứ vũ khí như 'cánh tay nối dài' của không quân Nga tại Ukraine

Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video cho thấy tên lửa chính xác cao Izdeliye-305E đang được sử dụng trong ...

Lạm phát, khủng hoảng lương thực ảnh hưởng đến dịp lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo

Lạm phát, khủng hoảng lương thực ảnh hưởng đến dịp lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo

Tình trạng lạm phát và khủng hoảng lương thực ở Trung Đông Bắc Phi đã tác động trực tiếp đến lễ Eid al-Adha của người ...

(theo Nikkei Asia)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Nhận định, soi kèo Everton vs Brentford, 23h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Everton vs Brentford, 23h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Everton vs Brentford tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 23h30 ngày 27/4.
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 26/4 - SXMN 26/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 26/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 26/4 - SXMN 26/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 26/4/2023. kết quả xổ số ngày 26 tháng 4. xổ số hôm nay 26/4. SXMN 26/4. XSMN ...
SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

Range Rover Electric là mẫu SUV hạng sang thuần điện đang được hãng cho chạy thử trong điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ xuống - 40 độ C ở ...
Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho AirPods không kết nối được với iPhone và cách khắc phục lỗi này cũng sẽ khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ mách ...
Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Với hoài bão, khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê Việt, cùng tinh thần, trách nhiệm với xã hội, Công ty TNHH SX&TM Vương Thành Công quyết tâm ...
Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Ứng dụng My MobiFone sẽ giúp bạn quản lí chi tiêu, tiền cước, dữ liệu data,.... một cách đơn giản và thuận tiện nhất ngay trên điện thoại. Ngoài ra, ...
Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình Trung Đông...
Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho thực hiện SDG.
Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia

Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia

Đại sứ Nguyễn Tuấn trao đổi với Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Slovakia Marian Kery nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn trong thời gian tới.
Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Chuyến thăm là cơ hội tốt để khảo sát những tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Ninh với các địa phương của Kazakhstan.
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động