Sự nổi lên của nhà lãnh đạo trẻ hay xu thế mới của chính trị thế giới

Quang Đào
TGVN. Khái niệm về một nhà lãnh đạo giỏi vẫn được dựa trên số năm kinh nghiệm, bởi quan niệm rằng tri thức thường đi kèm cùng tuổi tác. Thế nhưng, những năm gần đây, sự nổi lên của các nhà lãnh đạo trẻ dường như trở thành xu thế mới của nền chính trị thế giới. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
su noi len cua nha lanh dao tre hay xu the moi cua chinh tri the gioi Cơ hội cho các lãnh đạo trẻ xuất sắc của Việt Nam
su noi len cua nha lanh dao tre hay xu the moi cua chinh tri the gioi Giải mã xu thế lãnh đạo trẻ

Những nhà lãnh đạo trẻ tuổi mang tới luồng gió mới cho nền chính trị thế giới, vốn bị coi là cứng nhắc, nhàm chán và chỉ dành cho những ông già. Với năng lượng, tri thức và sự nhiệt tình, những chính khách "tuổi trẻ tài cao" đang giúp định hình lại chuyển động của thế giới, tạo ra sự hấp dẫn và tươi mới trong con mắt công chúng.

su noi len cua nha lanh dao tre hay xu the moi cua chinh tri the gioi

Sebastian Kurz

Sebastian Kurz sinh ngày 27/8/1986 tại khu lao động Meidling ở thủ đô Vienna. Mẹ của ông là giáo viên còn cha là kỹ sư không có công việc ổn định.

Sau khi tốt nghiệp trung học năm 2004 và hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 2005, Kurz ghi danh vào khoa Luật của Đại học Vienna, nhưng quyết định thôi học để tập trung cho sự nghiệp chính trị. Tháng 4/2011 đánh dấu bước tiến lớn trên con đường chính trị của Kurz khi được bổ nhiệm là người đứng đầu Vụ Hội nhập thuộc Bộ Nội vụ Áo.

Tháng 12/2013, ông Kurz chính thức trở thành Ngoại trưởng trẻ nhất lịch sử Áo và đương nhiên, ông bị khá nhiều người hoài nghi về năng lực và kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kurz nhanh chóng ghi dấu ấn với bài phát biểu lần đầu tiên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2014. Khác với những bài phát biểu dài dòng và mang tính thủ tục, đại diện Áo gây chú ý khi lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Ngày 15/10/2017, sau khi đảng Nhân dân bảo thủ (OVP) giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử Áo, Sebastian Kurz trở thành “cơn địa chấn” châu Âu khi đắc cử Thủ tướng ở tuổi 31.

Kể từ khi nhậm chức Thủ tướng, ông luôn có quan điểm cứng rắn về vấn đề nhập cư, tuyên bố sẽ thắt chặt kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn nạn nhập cư bất hợp pháp vào Áo, phù hợp với quan điểm chính trị thân hữu và bất mãn với chủ nghĩa trung dung của phần đông người dân Áo.

Tuy nhiên, sau 18 tháng cầm quyền, chính phủ của ông Kurz dính vào một vụ bê bối chính trị lớn nhất tại Áo kể từ sau Thế chiến II, được giới truyền thông đặt cho cái tên Ibizagate và liên quan trực tiếp tới Phó Thủ tướng Heinz-Christian Strache. Thế nhưng, vào ngày 29/9 vừa qua, đảng OVP một lần nữa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử trước thời hạn và ngày 1/1, đảng OVP đã đàm phán thành công với đảng Xanh để thành lập chính phủ liên minh “có một không hai”, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Áo và châu Âu.

su noi len cua nha lanh dao tre hay xu the moi cua chinh tri the gioi

Sanna Marin

Một ngôi sao trẻ tuổi khác của chính trị châu Âu là bà Sanna Marin khi vào cuối năm 2019, chính thức trở thành Thủ tướng Phần Lan ở tuổi 34 và là nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới vào thời điểm đó.

Cũng giống như người đồng cấp Áo về xuất thân không phải "con nhà nói chính trị", bà Marin sinh ra trong một gia đình lao động bình thường. Cha mẹ bà chia tay khi bà còn rất nhỏ và gánh nặng tài chính đeo đuổi suốt tuổi thơ của Marin.

Trên trang blog cá nhân, Sanna Marin từng miêu tả lại lần bà đi tìm việc làm thêm đầu tiên khi mới 15 tuổi tại một tiệm bánh. Bà cũng từng đi đưa báo để có thêm thu nhập khi còn học cấp Ba. Thậm chí, do hoàn cảnh gia đình, mẹ bà sống cùng người bạn đời đồng tính sau khi đổ vỡ hôn nhân khiến bà Marin nhiều lần cảm thấy bản thân như “người vô hình” ở trường khi bị xa lánh. Nhưng điều tích cực duy nhất là mẹ của bà luôn trò chuyện để chia sẻ và thắp lên niềm tin rằng, cuộc đời của bà là do chính mình quyết định. Sanna Marin trở thành thành viên đầu tiên trong gia đình tốt nghiệp trung học và theo tiếp lên đại học.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Tampere năm 2012, bà được bầu vào Hội đồng Thành phố Tampere. Bà là Chủ tịch Hội đồng Thành phố từ năm 2013 đến năm 2017. Năm 2015, bà Marin đã là thành viên của Nghị viện Phần Lan.

Sau khi Thủ tướng Antti Rinne từ chức vì áp lực trong nước, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Truyền thông Marin đã trở thành hiện tượng trên truyền thông thế giới sau khi được đảng Dân chủ xã hội chọn làm ứng viên Thủ tướng. Vào ngày 10/12, bà Marin được Quốc hội nước này bầu làm Thủ tướng sau khi đạt được số phiếu thuận quá bán.

Là một chính trị gia trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm chính trị đỉnh cao nhưng bà Marin đã phải đối mặt với bộn bề khó khăn do các cuộc biểu tình tại quốc gia Scandinavi này vẫn chưa chính thức chấm dứt. Tuy nhiên, sự thăng tiến của Sanna Marin đã phần nào phản ánh một bức tranh chính trị đang nhiều thay đổi ở Phần Lan. Ngoài Marin, lãnh đạo bốn đảng còn lại trong liên minh cầm quyền của chính phủ Phần Lan cũng đều là phụ nữ, trong đó có tới ba người dưới 34 tuổi. Đó cũng có thể coi là một lợi thế với Sanna Marin vào lúc này.

su noi len cua nha lanh dao tre hay xu the moi cua chinh tri the gioi

Oleksiy Goncharuk

Luật sư Oleksiy Goncharuk mới chỉ có kinh nghiệm ba tháng làm việc trong chính phủ ở vị trí Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine khi bất ngờ trở thành Thủ tướng trẻ tuổi nhất Ukraine ở tuổi 35, do chính Tổng thống trẻ tuổi nhất lịch sử Ukraine Volodymyr Zelensky chọn lựa.

Trước khi trở thành Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Goncharuk từng có nhiều năm làm việc trong một tổ chức phi chính phủ do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ nhằm phát triển môi trường kinh doanh ở Ukraine.

Ông Goncharuk sinh ngày 7/7/1984, tại thành phố Horodina, tỉnh Chernihiv, một thành phố nhỏ nằm gần điểm “giao cắt” giữa Ukraine, Nga và Belarus. Cha ông, Valeriy Gocharuk là thành viên của đảng Dân chủ Xã hội Ukraine. Kể từ năm 2005, ông Goncharuk làm luật sư và trưởng phòng luật cho nhiều công ty khác nhau. Năm 2018, ông đồng thành lập một tổ chức phi chính phủ cánh hữu tự do mang tên Nhân dân Quan trọng với định hướng trở thành một đảng phái mới tại Ukraine.

Phát biểu tại Quốc hội sau khi được bầu làm Thủ tướng Ukraine, ông Goncharuk cam kết sẽ "xóa sổ" nạn tham nhũng ở quốc gia này. Về tình hình miền Đông Ukraine, ông Goncharuk cho rằng vẫn có một giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế giữa tình hình xung đột. Ông Goncharuk khẳng định việc tăng cường năng lực quốc phòng của Ukraine là vô cùng quan trọng. Tân Thủ tướng Goncharuk cũng cam kết thay đổi vị thế của Ukraine trên trường quốc tế.

su noi len cua nha lanh dao tre hay xu the moi cua chinh tri the gioi

Nayib Bukele

Ngày 1/6, chính trị gia thuộc đảng Liên minh vĩ đại vì đoàn kết dân tộc (GANA) cánh hữu Nayib Bukele, 38 tuổi chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống El Salvador nhiệm kỳ 2019-2024. El Salvador là quốc gia đang vật lộn với tình trạng nghèo đói và bạo lực. Các băng đảng giết người hoạt động ở nhiều nơi trên đất nước, khiến người dân cố gắng di cư đến Mỹ.

Ông Bukele trở thành tâm điểm của dư luận thế giới khi ông mở đầu phát biểu trong kỳ họp thường niên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc bằng cách cười rất tươi và chụp một bức ảnh tự sướng ngay trên bục phát biểu. Giải thích về hành động này, Tổng thống El Savador cho biết, một khi ông chia sẻ bức ảnh selfie này, nhiều người sẽ nhìn thấy hơn là lắng nghe bài phát biểu của ông. Ngoài ra, qua bức ảnh này, ông gửi tới thông điệp của Liên hợp quốc đang "ngày càng trở nên lỗi thời" và cần phải bắt kịp sự phát triển của công nghệ.

Một số lãnh đạo thế giới trẻ tuổi khác

- Kim Jong-un: Chủ tịch CHDCND Triều Tiên nắm giữ chức vụ này từ năm 2011. Ông được cho là một trong những nhà lãnh đạo bí ẩn nhất trên thế giới. Năm 2016, Bộ Tài chính Mỹ cho rằng ngày sinh của ông Kim là 8/1/1984. Còn các nguồn tin khác viết rằng ông sinh năm 1983, cũng vào ngày 8/1.

- Jacinda Ardern: Thủ tướng New Zealand nhậm chức vào tháng 10/2017 khi bà mới 37 tuổi. Bà Ardern cũng trở thành lãnh đạo nổi tiếng nhất lịch sử nước này với cách xử lý nhạy cảm trước cuộc khủng bố tại thành phố Christchurch khiến 51 người Hồi giáo thiệt mạng.

- Leo Varadkar: Ông trở thành Thủ tướng trẻ nhất Ireland vào năm 2017 ở tuổi 38 và còn được biết đến là người đồng tính công khai đầu tiên đảm nhận vai trò lãnh đạo của Ireland.

- Emmanuel Macron: Từng được ngợi ca là “Obama của xứ Gaulois”, ông Macron trở thành Tổng thống Pháp trẻ nhất lịch sử khi nhậm chức ở tuổi 39. Ông từng làm trong lĩnh vực ngân hàng trước khi trở thành Cố vấn trưởng và Bộ trưởng Kinh tế.

su noi len cua nha lanh dao tre hay xu the moi cua chinh tri the gioi

11 lãnh đạo trẻ Việt Nam dự Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Việt Nam - Australia

Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Việt Nam - Australia (Australia-Vietnam Young Leadership Dialogue, viết tắt là AVYLD) vừa công bố danh sách 22 nhà lãnh ...

su noi len cua nha lanh dao tre hay xu the moi cua chinh tri the gioi

Những nhà lãnh đạo tuổi trẻ tài cao trên thế giới

Trước khi ông Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống Pháp ở độ tuổi 39, thế giới đã chứng kiến sự đăng quang của nhiều nhà ...

su noi len cua nha lanh dao tre hay xu the moi cua chinh tri the gioi

Cơ hội tu nghiệp tại Mỹ cho lãnh đạo trẻ Việt Nam

Theo thông tin từ nhóm Sáng kiến Việt Nam tại Mỹ, tối đa 20 suất Học bổng Lãnh đạo trẻ Việt Nam (Vietnam Young Leader ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động