Bế mạc Khóa họp 52 Hội đồng Nhân quyền:

Sự tham gia tích cực và dấu ấn nổi bật của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng nhân quyền

Chu An
Sự tham gia tích cực của Đoàn Việt Nam tại Khóa họp 52 Hội đồng Nhân quyền thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sự tham gia tích cực và dấu ấn nổi bật của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng nhân quyền
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Ngày 4/4, tại trụ sở Văn phòng LHQ ở Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã kết thúc, hoàn thành chương trình đề ra từ đầu Khóa họp, với 43 Nghị quyết được thông qua, trong đó có Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna do Việt Nam đề xuất, soạn thảo.

Hội đồng Nhân quyền hoàn thành chương trình Khóa họp 52 với khối lượng công việc nhiều và thời gian họp dài kỷ lục. Theo đó, Khóa họp diễn ra chủ yếu theo hình thức trực tiếp trong hơn một tháng, từ ngày 27/2 và bế mạc vào ngày 4/4.

Với khối lượng công việc lớn và thời lượng dài kỷ lục, bao gồm: Phiên họp cấp cao (từ 27/2-2/3); 9 phiên thảo luận chuyên đề (về đánh giá 5 năm triển khai Chiến lược của LHQ về thanh niên và phương hướng cho thời gian tới, án tử hình, kỷ niệm 35 năm Tuyên ngôn về quyền phát triển, Quỹ tự nguyện nhằm triển khai các khuyến nghị theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR), quyền trẻ em trong môi trường số); hàng loạt phiên thảo luận, đối thoại với khoảng 45 Thủ tục đặc biệt và các cơ chế nhân quyền của LHQ; các phiên thảo luận, đối thoại về tình hình nhân quyền tại các nước cụ thể như Afghanistan, Myanmar, CHDCND Triều Tiên, Syria, Ethiopia, Venezuela...

Tại Khóa họp, Hội đồng Nhân quyền cũng đã xem xét, thảo luận khoảng 80 báo cáo; tham vấn, xem xét thông qua 43 dự thảo Nghị quyết chuyên đề; thông qua các báo cáo UPR của 14 nước; và thông qua quyết định bổ nhiệm 10 nhân sự cho các Thủ tục đặc biệt.

Trong đó, kết quả nổi bật nhất của Khóa họp là thông qua 43 dự thảo Nghị quyết chuyên đề, các báo cáo UPR của 14 nước, và quyết định bổ nhiệm 10 nhân sự cho các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền.

Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dẫn đầu đã tham dự Khóa họp 52 Hội đồng Nhân quyền trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Bên cạnh việc nêu bật các thành tựu của Việt Nam trong phát triển đất nước và bảo đảm quyền con người; Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đưa ra sáng kiến về việc kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna bằng một văn kiện của Hội đồng Nhân quyền.

Triển khai sáng kiến này, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng Nhóm nòng cốt với thành phần đa dạng đại diện cho tất cả các khu vực trên thế giới, đồng thời đẩy mạnh thương lượng, đàm phán về dự thảo Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna.

Ngày 3/4, Nghị quyết đã được Hội đồng Nhân quyền thông qua bằng đồng thuận, với 102 nước (tính đến cuối giờ chiều ngày 4/4 giờ Geneva) tham gia đồng bảo trợ, bao gồm 14 nước đồng tác giả (gồm Việt Nam, Áo, Bangladesh, Bỉ, Bolivia, Brazil, Chile, Costa Rica, Fiji, Ấn Độ, Panama, Romania, Nam Phi và Tây Ban Nha), đồng thời có 34 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền, cả các nước phương Tây và nhiều nước đang phát triển từ cả 5 nhóm khu vực, trong đó có hầu hết các nước ASEAN.

Việc Nghị quyết được thông qua bằng đồng thuận với đông đảo các nước tham gia đồng bảo trợ như nêu ở trên cho thấy các nước ghi nhận, đánh giá cao đối với nỗ lực và thiện chí của Việt Nam trong thương lượng. Đồng thời, kết quả nêu trên cũng chứng tỏ nội dung Nghị quyết cân bằng, kịp thời đáp ứng quan tâm và ưu tiên chung của tất cả các nhóm nước về kỷ niệm và đề cao tầm quan trọng của Tuyên ngôn và Tuyên bố trên, cũng như tăng cường nỗ lực thực hiện hai văn kiện này.

Bên cạnh đó, Đoàn Việt Nam đã tích cực phát biểu tại nhiều phiên họp, thảo luận về đảm bảo các quyền cụ thể như quyền nhà ở; quyền lương thực; quyền văn hóa; quyền phát triển; quyền trẻ em; quyền tiếp cận công bằng, bình đẳng, kịp thời, với giá cả hợp lý đối với vaccine ngừa Covid-19...

Trong các phát biểu, Đoàn Việt Nam đề cao chủ trương nhất quán, nỗ lực và thành tựu trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; khẳng định Việt Nam cam kết phát triển bền vững vì lợi ích của người dân; nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết bất bình đẳng, bảo vệ những người dễ bị tổn thương; kêu gọi giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu;

Khẳng định cam kết của Việt Nam tăng cường hợp tác một cách xây dựng với các quốc gia, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế của Hội đồng Nhân quyền nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cho tất cả mọi người trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ, các điều ước quốc tế về quyền con người, bảo đảm chủ quyền quốc gia và các nguyên tắc khách quan, công bằng, đối thoại xây dựng và hợp tác.

Cùng với các nước ASEAN, Đoàn Việt Nam đã có một số phát biểu chung về các chủ đề được các nước ASEAN cùng quan tâm, chia sẻ như quyền phát triển, hợp tác kỹ thuật và xây dựng năng lực về quyền con người, UPR.

Liên quan đến chủ đề biến đổi khí hậu và quyền con người thuộc ưu tiên của ta và các nước, Việt Nam cùng hai nước Bangladesh và Philippines - là Nhóm nòng cốt về biến đổi khí hậu và quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền trong nhiều năm qua, đã soạn thảo và đưa ra Phát biểu chung về biến đổi khí hậu và quyền con người tại Khóa họp này, thu hút đông đảo các nước tham gia đồng bảo trợ.

Ngoài ra, Đoàn Việt Nam đã tích cực tiếp xúc, trao đổi, tham vấn với các Đoàn đại biểu của các nước, đồng bảo trợ một số sáng kiến trên tinh thần đối thoại và hợp tác; thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng Nhân quyền trong việc tham vấn, bỏ phiếu thông qua 43 dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền.

Sự tham gia tích cực của Đoàn Việt Nam tại Khóa họp 52 của Hội đồng Nhân quyền thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025; đồng thời truyển tải thông điệp mạnh mẽ về quan điểm, chính sách nhất quán, thành tựu của Việt Nam và quan điểm, thành tựu chung của ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người; qua đó góp phần cùng các nước đảm bảo hoạt động của Hội đồng Nhân quyền phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ, các công ước quốc tế về quyền con người.

Phát biểu của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại Khóa họp 52 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Phát biểu của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại Khóa họp 52 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Ngày 27/2, tại Geneva, Thụy Sỹ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã dự khai mạc và phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa ...

Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền do Việt Nam chủ trì thúc đẩy đồng thuận, hòa hợp, hàn gắn và hợp tác

Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền do Việt Nam chủ trì thúc đẩy đồng thuận, hòa hợp, hàn gắn và hợp tác

Nghị quyết truyền tải các thông điệp lớn và tích cực về hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng tính đa dạng, hòa ...

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Việt Nam tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến nâng cao hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Việt Nam tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến nâng cao hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại ...

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và soạn thảo

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và soạn thảo

Hai văn kiện quan trọng về quyền con người là nền tảng của khung khổ các công ước quốc tế, các cơ chế, đối thoại ...

Dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong Khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025

Dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong Khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025

Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna là ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhận định Brentford vs AFC Bournemouth vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định Brentford vs AFC Bournemouth vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu Brentford vs AFC Bournemouth tại vòng 11 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 9/11.
'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump sẽ giải quyết câu chuyện Nga-Ukraine và tình hình Trung Đông như thế nào?
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bày tỏ vui mừng về sự phát triển không ngừng của quan hệ Việt Nam-Lào trong thời ...
Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý ...
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas không chỉ phá huỷ gần như toàn bộ Dải Gaza mà còn khiến nền kinh tế khu vực này hoàn toàn suy kiệt.
Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số

Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị trong dân tộc thiểu số
Đưa quyền con người đến gần hơn với thế hệ trẻ

Đưa quyền con người đến gần hơn với thế hệ trẻ

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin đối ngoại về quyền con người đến với giới trẻ để xây dựng một xã hội công bằng, tiến bộ hơn.
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại...
Bài 2: Chung sức hành động phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

Bài 2: Chung sức hành động phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

Để phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em hiệu quả cần sự chung tay của các bộ, ngành cũng như nâng cao nhận thức của toàn xã hội.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động