TIN LIÊN QUAN | |
Hồ nước nổi tiếng ở miệng núi lửa Taal biến mất sau vài ngày phun trào | |
Người đẹp tắm trong hồ nước lạnh âm độ C, xung quanh phủ tuyết trắng xóa |
Hồ nước đẹp như tranh vẽ ở Pakistan. (Nguồn: Shutterstock) |
Hồ Attabad còn được gọi là hồ Gojal được biết đến với những dãy núi non và màu nước xanh độc đáo. Sắc xanh tuyệt đẹp của hồ như hòa cùng nền trời, tạo nên bức họa thiên nhiên tuyệt mỹ.
Nằm nép mình giữa những dãy núi Karakoram hùng vỹ ở miền Bắc Pakistan, ít khách du lịch nào ngờ được, vẻ đẹp này lại được tạo ra từ một thảm họa tự nhiên.
Vào tháng 1/2010, một vụ lở đất lớn bắt nguồn từ một trận động đất xảy ra gần đó đã chôn vùi ngôi làng Attabad ở thung lũng Hunza thuộc vùng Gilgit Baltistan, cách Islamabad khoảng 760km.
Đây là hồ nước được hình thành từ một thảm họa tự nhiên cách đây 10 năm. (Nguồn: Pakistan Today) |
Vụ sạt lở khiến ít nhất 20 người tử vong, chặn dòng chảy của sông Hunza trong 5 tháng, đồng thời tạo nên một khu vực có độ sâu tối đa và hình thành hồ mới.
Thảm họa này khiến 6.000 người tại các ngôi làng ở thượng nguồn sông phải di dời, nhưng vẫn còn 25.000 người mắc kẹt, khiến hơn 19 km đường cao tốc Karakoram ngập lụt. Đây cũng là con đường duy nhất kết nối với khu vực xa xôi này.
Ít người biết được phía sau vẻ đẹp thơ mộng này từng là “nỗi ác mộng” của nhiều người. (Nguồn: Shutterstock) |
5 tháng sau thảm họa, hồ Attabad được hình thành với chiều dài khoảng 21 km. Hồ nước đã nhấn chìm hơn 170 ngôi nhà, 120 cửa hàng, đẩy người dân xung quanh vào tình trạng thiếu lương thực, những mặt hàng thiết yếu do tuyến đường cao tốc Karakoram tắc nghẽn.
Và người ta vẫn không thể không nhắc tới “thảm họa hồ Attabad” nhấn chìm hoàn toàn 4 ngôi làng gồm Ain Ainabad, Shishkat, Gulmit và Gulkin. Những vườn táo với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, các di tích Phật giáo, nhà thờ Hồi giáo, đền thờ, nhà gỗ với cột chạm khắc công phu tinh xảo đều “chết chìm” trong lòng hồ.
Đó cũng là thời điểm quân đội phải sơ tán người dân địa phương, tạm thời chuyển họ tới thung lũng khác. Khi đường cao tốc bị ngập, các phương tiện và hàng hóa phải di chuyển trên mặt nước bằng thuyền gỗ.
5 năm sau thảm họa, đường cao tốc Karakoram được chuyển hướng dọc theo bờ hồ. Cuộc sống người dân cũng từ đó trở lại nhịp sống thường nhật. Và cũng từ đó, hồ Attabad được chú ý nhiều hơn.
Chạy dọc theo thung lũng hẹp như một “con rắn” màu xanh lam, hồ Attabad như một nét điểm xuyết cho vẻ đẹp ngoạn mục của thung lũng Gilgi và sông Hunza. Xung quanh đó cũng là hàng chục hồ trên núi màu xanh lam tuyệt đẹp.
Ngày nay, hồ Attabad có sức hút lớn với khách du lịch. Một số khách sạn, nhà nghỉ mọc lên xung quanh hồ. Các hoạt động giải trí cũng dần nhiều lên, từ chèo thuyền, ván trượt phản lực, thể thao dưới nước hay câu cá trên hồ…
Ngày nay, hồ Attabad đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. (Nguồn: Shutterstock) |
Những chuyến đi có thể là sự mới lạ, thích thú với khách du lịch, nhưng đối với người dân địa phương, thực sự đó là nỗi buồn. Còn đối với những người từng trải qua đợt thảm họa và sống sót, mọi thứ hoàn toàn không đẹp như tranh vẽ.
| Lạc vào thế giới có rừng cây 'mọc ngược' dưới lòng hồ nước Giữa màu xanh ngọc của hồ nước là một thế giới kỳ diệu hiện lên với khu rừng cây “mọc ngược”. |
| Nguyên nhân tạo ra hồ nước cổ đại bên dưới sa mạc khô cằn nhất Trái đất Sa mạc Negev trải dài trên khắp Israel là một trong những nơi khô cằn nhất trên Trái Đất, nhưng sâu bên dưới bề mặt ... |
| Ngắm "hiện tượng siêu nhiên" trên hồ nước ngọt sâu nhất thế giới Những vết nứt được ví như tuyệt tác siêu nhiên xuất hiện trên hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, khiến người xem sửng sốt. |