Sự thiếu hụt và các bài học từ biến động di cư do đại dịch Covid-19

Nguyễn Hoàng
TGVN. Theo nhận định của tờ Le Monde (Pháp), sau khi làn sóng di cư được nối lại, các bài học về lao động thiết yếu và người nhập cư có tay nghề cao trong giai đoạn này sẽ rất hữu ích.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại dịch Covid-19 tác động đến làn sóng di cư sau năm 2021
Đại dịch Covid-19 tác động đến làn sóng di cư sau năm 2021. (Nguồn: Getty)

Khi các đường biên giới bị đóng cửa, các máy bay nằm “chết” trên mặt đất và tàu thuyền không thể rời bến, khi các nền kinh tế gần như ngừng hoạt động và các cơ quan công quyền cấp giấy phép cư trú không làm việc, đi lại trở nên rất khó khăn.

Sự sụt giảm kỷ lục các dòng di cư sang phương Tây được ghi nhận trong năm đầu tiên của đại dịch Covid-19, cùng với tỷ lệ tử vong gia tăng, tỷ lệ sinh giảm và các chỉ số kinh tế lao dốc.

Theo nhận xét của Giáo sư François Héran, chuyên gia về vấn đề di cư và xã hội tại Collège de France, đây là "một sự gián đoạn lớn". Thế giới luôn chuyển động của thế kỷ XXI, với động lực di cư gia tăng trong 10 năm qua, đột nhiên bị "đóng băng".

Năm 2020, số người nhập cư vào các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tập hợp các nền kinh tế tiên tiến, đã giảm một nửa so với năm 2019.

Ông Jean-Christophe Dumont, người đứng đầu bộ phận di cư quốc tế tại OECD, đề cập một "cú sốc lịch sử, với những thay đổi đáng kể tùy thuộc vào từng quốc gia".

Tại Mỹ, nơi hiệu ứng Covid-19 kết hợp với hiệu ứng Donnald Trump đã đem đến sự tác động rất mạnh: tất cả các kênh nhập cư đã bị đóng cửa, ngoại trừ những lao động nông nghiệp thời vụ.

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đóng cửa tất cả. Các quốc gia dựa vào nhập cư như Canada và Australia đã ghi nhận tỷ lệ nhập cư giảm lần lượt 45% và 70%.

Để bù đắp tác động tiêu cực này đối với nền kinh tế của mình, Ottawa đã khởi động một chương trình tuyển dụng 400.000 người nhập cư trong năm 2021, và dự kiến mức độ tương tự - điều chưa từng xảy ra trước đây - vào các năm 2022 và 2023.

Tỷ lệ này cũng đáng chú ý ở các nước châu Âu. Tại Pháp, nhập cư vì lý do kinh tế đã giảm 30%, số sinh viên nước ngoài giảm 20%, việc cấp thị thực du lịch giảm 80%, số đơn xin tị nạn giảm 40%.

Bên ngoài OECD, các nước vùng Vịnh, nơi đón nhận khoảng 5 triệu người nhập cư từ châu Á, đã phải chịu tác động kép của đại dịch và giá dầu giảm do hoạt động toàn cầu chậm lại.

Hiện tượng này chắc chắn có tác động tiêu cực đến các quốc gia có nhiều gia đình sống bằng thu nhập do người di cư gửi về.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo mức chuyển giao tài chính từ những lao động này về quê hương trong năm nay giảm từ 11% đến 20%. Đối với những người tị nạn, việc di chuyển của họ cũng bị cản trở.

Vậy sự biến động di cư này cho chúng ta biết điều gì?

Theo ông Jean-Christophe Dumont, ở các nước giàu có, nhiều lĩnh vực không thể hoạt động nếu không có lao động nhập cư.

Số lao động này được đánh giá là "thiết yếu" từ các mùa vụ thu hoạch nông nghiệp cho đến các khu vực bệnh viện, đặc biệt trong khối OECD, nơi 1/4 nhân viên đến từ nơi khác.

Đặc biệt, Anh đã gia hạn thị thực cho lao động nhập cư trong lĩnh vực y tế cho đến cuối năm 2021.

Theo các chuyên gia, ngoài cuộc khủng hoảng y tế, cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến đại dịch, sau năm 2021, sẽ ảnh hưởng lâu dài đến dòng người di cư, như cuộc khủng hoảng 2007-2008 đã ảnh hưởng lớn đến di cư nội khối châu Âu.

Một bài học khác từ đại dịch cần theo dõi chặt chẽ liên quan đến vấn đề người nhập cư có tay nghề cao. Trước thời Covid-19, nhu cầu đối với những lao động này rất cao, và trình độ học vấn của những người di cư đang được cải thiện.

Tuy nhiên, đại dịch đã cho thấy hệ thống làm việc từ xa có thể được mở rộng. Sự phát triển này chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả đối với sự di chuyển của nhóm dân cư có trình độ cao.

Sinh viên, kỹ sư, nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế hàng đầu… các quốc gia giàu có đang cạnh tranh khốc liệt để có được những “chất xám” này.

Tác động của đại dịch đối với phương thức làm việc từ xa có thể làm thay đổi sâu sắc các điều kiện tuyển dụng cũng như tổ chức giáo dục đại học.

Ông Jean-Christophe Dumont đưa ra nhiều câu hỏi về triển vọng này: có nên cấp giấy phép cư trú để làm việc từ xa không? Tình trạng thuế của những lao động nhập cư có trình độ cao nhưng làm việc từ xa sẽ như thế nào?

Chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc nối lại các dòng người di cư.

Tuy nhiên, một xu hướng từng xuất hiện trên thế giới trước đây đã khẳng định rõ ràng: khi tình trạng giảm sinh tăng cao sau đại dịch, đến một thời điểm nào đó, nhập cư sẽ trở thành cần thiết hơn bao giờ hết đối với dân số già ở các nước giàu.

TIN LIÊN QUAN
Mexico kêu gọi Mỹ 'giải quyết gốc rễ' của nạn di cư bất hợp pháp
EU cần 'nắm chặt tay' trong xử lý vấn đề người di cư
Mỹ: Khi người di cư tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn dưới thời ông Biden
EU tài trợ 7 triệu euro cho chương trình bảo vệ trẻ em di cư tại Mexico
Mexico quyết liệt ngăn người di cư trái phép tại biên giới phía Nam

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng di cư

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá điểm nhấn quan trọng trong cuộc đời bạn trong năm nay. Hãy rút ngay một lá bài tarot để cùng ...
Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 25/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 25/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 25/11, được các công ty Xổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng ...
Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động