Sự ủng hộ của châu Âu với Ukraine đang suy giảm

Phan Quân
Ngày càng có nhiều nước châu Âu tỏ ra thận trọng trong ủng hộ cũng như viện trợ cho Ukraine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và người đồng cấp chủ nhà Volodymyr Zelensky tại Nhà thờ St. Peter & Paul tưởng niệm vụ tấn công của Nga tại Lutsk, Ukraine hồi tháng Bảy. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và người đồng cấp chủ nhà Volodymyr Zelensky tại Nhà thờ St. Peter & Paul tưởng niệm vụ tấn công của Nga tại Lutsk, Ukraine hồi tháng Bảy. (Nguồn: Reuters)

Phương Tây đã và đang “kề vai sát cánh” với Ukraine trong xung đột hiện nay với Nga. Song, khi mà Ukraine tiếp tục kêu gọi những khoản viện trợ không hồi kết, sự mệt mỏi bắt đầu xuất hiện. Châu Âu là nơi thể hiện rõ nhất điều này.

Từ bài toán kinh tế…

Mới đây, Ukraine bất ngờ đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chống lại Hungary, Ba Lan và Slovakia, ba nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vì cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine, bởi “hành động đơn phương của các quốc gia thành viên EU về thương mại là không thể chấp nhận được”.

Sở dĩ có chuyện này bởi trước đó, Ba Lan, Hungary và Slovakia đã đơn phương áp đặt các lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine, bất chấp quyết định của Ủy ban châu Âu về chấm dứt lệnh cấm này. Cả ba nước cho rằng, trong quá trình ngũ cốc vận chuyển qua “hành lang đoàn kết”, tuyến đường để nông sản Ukraine di chuyển ra ngoài châu Âu, một phần ngũ cốc đã nằm lại ở các quốc gia này. Lượng ngũ cốc với giá rẻ hơn này khiến doanh số ngũ cốc ở Ba Lan, Hungary và Slovakia sụt giảm, gây tổn hại tới lợi ích của nông dân tại đây.

Ngày 20/9, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đáp trả: “Nếu họ muốn leo thang căng thẳng, chúng tôi sẽ cấm nhập khẩu thêm các sản phẩm khác”. Ông khẳng định, Warsaw sẽ “không chuyển giao bất kỳ loại vũ khí nào cho Kiev nữa bởi chúng tôi đang phải tự trang bị cho chính mình”.

Sau đó, người phát ngôn của chính phủ Ba Lan nhanh chóng đính chính rằng tuyên bố “không ảnh hưởng đến các chuyến hàng đạn dược và vũ khí trước đó”. Đồng thời, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda khẳng định, ông Morawiecki chỉ muốn nói rằng Warsaw sẽ không chuyển giao các vũ khí nước này mới mua cho Kiev.

Song, bản thân Tổng thống Duda đã có sự hoài nghi về Ukraine. Tuần qua, phát biểu tại kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), ông so sánh Ukraine như “người sắp chết đuối” và có nguy cơ kéo theo những người đang cố cứu mình cùng chìm. Nhận định này dường như ám chỉ Ba Lan. Tuyên bố của Tổng thống Duda gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Ukraine.

… tới yếu tố chính trị

Tuy nhiên, rắc rối không chỉ tới từ Ba Lan. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát tháng 2/2022, các quốc gia vùng Baltic đi đầu trong những nỗ lực ủng hộ Kiev. Trong đó, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas được coi là một “mũi nhọn”.

Mặc dù vậy, cuối tháng Tám, uy tín của nhà lãnh đạo này bị ảnh hưởng do vụ bê bối chính trị nghiêm trọng. Theo đó, chồng bà được tiết lộ sở hữu cổ phần của một công ty vẫn tiếp tục kinh doanh ở Nga sau khi xung đột bùng phát, dù chính vợ mình ủng hộ chấm dứt mọi hoạt động thương mại với Moscow.

Khi được hỏi về những rắc rối của bà Kallas, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna khẳng định: “Ngay cả khi chúng tôi phải đối mặt với các vấn đề trong nước hay những cuộc bầu cử khác nhau, chính sách (đối ngoại) của chúng tôi suốt 32 năm qua đều không thay đổi”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bà Kallas ít lên tiếng hơn nhiều về Ukraine kể từ khi xảy ra bê bối. Sự “trống vắng” này khiến Kiev mất đi một tiếng nói mạnh mẽ nhất từ khối Baltic cũng như phương Tây.

Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ suy giảm của người dân với hỗ trợ cho Ukraine, cùng sự áp đảo của ứng viên có lập trường thân Nga trước ngày bầu cử 30/9 đang đặt lập trường của Slovakia trước những ngã rẽ mới. Ông Milan Nič, nhà phân tích thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại Đức cho biết: “Nếu bạn có một xã hội chỉ có 40% ủng hộ cung cấp vũ khí cho Ukraine và chính phủ đưa ra sự hỗ trợ gần như ngang bằng với các nước Baltic, điều đó sẽ tạo ra phản ứng dữ dội”.

Hiện ông Robert Fico, cựu Thủ tướng với hai nhiệm kỳ, đã trở lại với tư cách người dẫn đầu trong cuộc bầu cử quốc hội. Đảng dân túy, cánh tả của ông đưa ra lập trường thân Nga và tuyên bố sẽ đảo ngược sự hỗ trợ chính trị và quân sự của Slovakia dành cho Ukraine nếu chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu ngày 30/9.

Nỗ lực hạ nhiệt

Các nước phương Tây còn lại nhận thức rõ tình trạng này, đặc biệt là quan hệ căng thẳng giữa Ukraine và Ba Lan, quốc gia từng ủng hộ nhiệt thành Kiev. Do đó, họ cố gắng hạ thấp sự rạn nứt này. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda khẳng định: “Tôi không tin rằng tranh chấp chính trị sẽ dẫn đến đổ vỡ”. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tin tưởng “Ba Lan sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine”.

Viết trên nền tảng X, Tổng thống Lithuania Gitanas Nausea, một người ủng hộ của Ukraine, kêu gọi những người đồng cấp Ukraine và Ba Lan “giải quyết khác biệt hiện tại” và cho biết Vilnius sẵn sàng “tạo điều kiện” cho đối thoại giữa hai bên.

Trong khi đó, ông Daniel Fried, cựu Đại sứ Mỹ tại Ba Lan và hiện là thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ) cho biết, sự bế tắc gần đây ở Đông Âu “không phải là dấu chấm hết cho liên minh Ba Lan-Ukraine” và chỉ ra nỗ lực của Tổng thống Duda nhằm tháo gỡ tình hình.

Ông nhận định: “Cuộc khủng hoảng nhỏ này có thể đã lên đến đỉnh điểm. Điều này sẽ xảy ra… trong một tình huống xung đột, nơi thần kinh của mọi người đang căng thẳng và có những lợi ích thực sự đang bị đe dọa. Tôi hy vọng tình hình sẽ được xoa dịu”.

Châu Âu chưa thể tịch thu 224 tỷ euro của Nga để chuyển cho Ukraine, vì sao?

Châu Âu chưa thể tịch thu 224 tỷ euro của Nga để chuyển cho Ukraine, vì sao?

EU không thống nhất được các điều khoản liên quan đến tịch thu tài sản 224 tỷ euro bị đóng băng của Nga tại châu ...

Xuất khẩu ngũ cốc Ukraine: Tắc 'làn đường đoàn kết', bất chấp quyết định của châu Âu, Ba Lan sẽ không mở cửa biên giới

Xuất khẩu ngũ cốc Ukraine: Tắc 'làn đường đoàn kết', bất chấp quyết định của châu Âu, Ba Lan sẽ không mở cửa biên giới

Hội đồng Bộ trưởng Ba Lan tại cuộc họp ngày 12/9 đã thông qua nghị quyết cảnh báo tới Ủy ban châu Âu (EC) rằng, ...

Xung đột về lợi ích, Ukraine chính thức ‘ra tay’ với các đồng minh châu Âu, đòi thỏa hiệp?

Xung đột về lợi ích, Ukraine chính thức ‘ra tay’ với các đồng minh châu Âu, đòi thỏa hiệp?

"Thẳng tay" đưa một số doanh nghiệp Đức vào danh sách các nhà tài trợ xung đột quân sự Nga-Ukraine. Đệ đơn kiện Ba Lan, ...

Xung đột Nga-Ukraine: Tăng Abrams chuyển giao có thay đổi thế trận?

Xung đột Nga-Ukraine: Tăng Abrams chuyển giao có thay đổi thế trận?

Theo tờ Times của Mỹ, ngày 23/9/2023 lực lượng vũ trang Ukraine đã nhận được lô xe tăng Abrams đầu tiên. Như thông báo của ...

Cấm xuất khẩu dầu diesel, Nga sẽ ‘tái bản’ chiêu đã dùng với khí đốt sang châu Âu? Bắc bán cầu lại lao đao vì năng lượng?

Cấm xuất khẩu dầu diesel, Nga sẽ ‘tái bản’ chiêu đã dùng với khí đốt sang châu Âu? Bắc bán cầu lại lao đao vì năng lượng?

Động thái của Nga khiến một số nhà phân tích năng lượng lo ngại về việc lệnh cấm xuất khẩu xăng và dầu diesel có ...

(theo AP, Politico)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 5/7/2024: Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, vàng thế giới 'kiểm tra' mức cao mới, Fed chưa giảm lãi suất?

Giá vàng hôm nay 5/7/2024: Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, vàng thế giới 'kiểm tra' mức cao mới, Fed chưa giảm lãi suất?

Giá vàng hôm nay 5/7/2024: Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, vàng thế giới kiểm tra mức cao mới, Fed chia rẽ về lộ trình lãi suất...
Giá tiêu hôm nay 5/7/2024, tiếp đà giảm, lý do người dân chưa mặn mà mở rộng diện tích dù thị trường đi lên

Giá tiêu hôm nay 5/7/2024, tiếp đà giảm, lý do người dân chưa mặn mà mở rộng diện tích dù thị trường đi lên

Giá tiêu hôm nay 5/7/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 - 151.000 đồng/kg.
Mông Cổ hết sức coi trọng, ưu tiên thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

Mông Cổ hết sức coi trọng, ưu tiên thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống với Đảng Nhân dân Mông Cổ và Nhà nước Mông Cổ.
Bị từ chối bàn thắng, Nam Định gục ngã ở bán kết cúp Quốc gia

Bị từ chối bàn thắng, Nam Định gục ngã ở bán kết cúp Quốc gia

Quyết định gây tranh cãi của trọng tài đã khiến Nam Định phải ngậm ngùi dừng bước ở vòng bán kết cúp Quốc gia.
Điện chia buồn về vụ giẫm đạp nghiêm trọng tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ

Điện chia buồn về vụ giẫm đạp nghiêm trọng tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ

Được tin vụ giẫm đạp nghiêm trọng xảy ra tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ gây nhiều thương vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn.
CHÍNH THỨC: HLV Ten Hag tiếp tục dẫn dắt MU

CHÍNH THỨC: HLV Ten Hag tiếp tục dẫn dắt MU

HLV người Hà Lan Erik ten Hag vừa chính thức kí hợp đồng mới với MU đến tháng 6/2026.
Tin thế giới 4/7: Mỹ công bố gói viện trợ 2,3 tỷ USD cho Ukraine, Philippines đòi Trung Quốc bồi thường, Israel-Hamas sắp ngừng bắn

Tin thế giới 4/7: Mỹ công bố gói viện trợ 2,3 tỷ USD cho Ukraine, Philippines đòi Trung Quốc bồi thường, Israel-Hamas sắp ngừng bắn

Tổng thống Putin nêu phương án giải quyết xung đột Ukraine, Amazon xây cơ sở dữ liệu tuyệt mật cho Australia, Mỹ rút hệ thống tên lửa khỏi Philippines...
Thủ tướng Ấn Độ chuẩn bị thăm Nga, sẽ 'chốt' một kế hoạch trong cuộc gặp Tổng thống Putin

Thủ tướng Ấn Độ chuẩn bị thăm Nga, sẽ 'chốt' một kế hoạch trong cuộc gặp Tổng thống Putin

Ấn Độ có thể mở thêm 2 lãnh sự quán ở Nga. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Putin tại Moscow.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden nhận sự ủng hộ lớn giữa 'búa rìu' dư luận, khẳng định sẽ không từ bỏ và giành chiến thắng nhờ đoàn kết

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden nhận sự ủng hộ lớn giữa 'búa rìu' dư luận, khẳng định sẽ không từ bỏ và giành chiến thắng nhờ đoàn kết

Khoảng hơn 20 thống đốc bang thuộc đảng Dân chủ đã khẳng định sự ủng hộ Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo.
Mỹ rút hệ thống tên lửa có sức công phá lớn khỏi Philippines sớm hơn dự kiến

Mỹ rút hệ thống tên lửa có sức công phá lớn khỏi Philippines sớm hơn dự kiến

Mỹ sẽ rút hệ thống tên lửa tầm trung Typhon, có thể phóng tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk và tên lửa SM-6, ra khỏi Philippines sớm.
Tình hình Sudan: Giao tranh liên tiếp giữa SAF và RSF, hàng trăm nghìn người tháo chạy

Tình hình Sudan: Giao tranh liên tiếp giữa SAF và RSF, hàng trăm nghìn người tháo chạy

Các lực lượng vũ trang Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự đụng độ ở nhiều mặt trận trên khắp cả nước.
Nhức nhối nạn buôn lậu vũ khí và ma túy từ Syria vào Jordan

Nhức nhối nạn buôn lậu vũ khí và ma túy từ Syria vào Jordan

Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi ngày 3/7 đã cảnh báo về mối đe dọa từ nạn buôn lậu vũ khí và ma túy dai dẳng từ Syria vào quốc gia Trung Đông này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Indonesia tăng cường hạm đội tàu ngầm nhằm bảo vệ lãnh thổ biển rộng 6,4 triệu km2 với ngân sách quốc phòng hạn chế.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Phiên bản di động