Nhỏ Bình thường Lớn

Sức công phá không kém 'bom tấn' Lehman Brothers, khủng hoảng khí đốt có thể 'châm ngòi' cho Chiến tranh Lạnh mới

Tình trạng thiếu nhiên liệu đang lan rộng khắp các nền kinh tế trên toàn cầu, đe dọa gây ra suy thoái và một làn sóng lạm phát mới. Xung đột ở Ukraine đã làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng khí đốt, khi một phần nguồn cung quan trọng bị “đóng băng”.

Giờ đây, các quốc gia bước vào cuộc chạy đua để đảm bảo có được nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang khan hiếm.

Sức công phá không kém 'bom tấn' Lehman Brothers, khủng hoảng khí đốt có thể 'châm ngòi' cho Chiến tranh Lạnh mới
Giá khí đốt đã tăng khoảng 700% ở châu Âu kể từ đầu năm ngoái, đẩy châu lục này đến bờ vực suy thoái. (Nguồn: Bloomberg)

Mặt hàng 'nóng' nhất thế giới

Vào buổi sáng đầu tháng Sáu, một đám cháy bùng phát tại cơ sở hóa lỏng khí đốt tự nhiên Freeport ở Texas (Mỹ) và được dập tắt trong khoảng 40 phút, không ai bị thương. Câu chuyện nghe có vẻ chỉ giống như mẩu tin nhỏ trên báo địa phương, nhưng chỉ hơn ba tuần sau, những chấn động về tài chính và chính trị vẫn còn lan tỏa khắp châu Âu, châu Á cũng như trên toàn cầu.

Lý do là vì khí đốt tự nhiên đang là mặt hàng nóng nhất trên thế giới và cũng là động lực chính gây ra lạm phát ở nhiều quốc gia.

Giá khí đốt đã tăng khoảng 700% ở châu Âu kể từ đầu năm ngoái, đẩy châu lục này đến bờ vực suy thoái. Trong kỷ nguyên đối đầu giữa các cường quốc, sự căng thẳng đã lên đến mức độ chính phủ các nước phương Tây dần loại bỏ kế hoạch chống biến đổi khí hậu để bảo đảm an ninh năng lượng.

Trong khi khí đốt tự nhiên đang “cạnh tranh” với dầu mỏ như một loại nhiên liệu định hình lại bản đồ địa chính trị, thì nguồn cung mặt hàng này đang ngày càng khan hiếm.

Tin liên quan
Đức: Doanh nghiệp Đức: Doanh nghiệp 'oằn lưng' gánh chi phí khí đốt, chính phủ tung dự luật cứu trợ khẩn

Do ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, Nga đã cắt giảm lượng khí đốt xuất sang châu Âu. Cuộc chạy đua để lấp đầy khoảng trống này đang ngày càng ráo riết trước khi mùa Đông lạnh giá đến với Bắc Bán cầu.

Đức cho biết, sự thiếu hụt khí đốt có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế tương tự như vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers.

Đầu tàu kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với viễn cảnh chưa từng có khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể bị thiếu điện. Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vận chuyển khí đốt của Nga đến Đức sẽ ngừng hoạt động vào ngày 11/7 trong vòng 10 ngày để bảo trì và ngày càng có nhiều lo ngại rằng Nga có thể không mở lại đường ống này.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang tìm cách hạn chế xuất khẩu khí đốt của Nga đồng thời hỗ trợ các khoản đầu tư cho dự án LNG mới. Các quốc gia nghèo hơn, vốn đã xây dựng hệ thống năng lượng phụ thuộc vào khí đốt giá rẻ (từ Nga), hiện đang phải vật lộn để có thể tìm nguồn cung thay thế.

Kevin Book, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu ClearView Energy Partners LLC có trụ sở tại Washington, cho biết: "Thế giới hiện đang nhìn nhận khí đốt như đã từng nghĩ về dầu mỏ vào những năm 1970. Vai trò thiết yếu của khí đốt trong các nền kinh tế hiện đại và nhu cầu đối với nguồn cung cấp an toàn và đa dạng đã trở nên rất rõ ràng".

Khí đốt từng là một mặt hàng không gây quá nhiều chú ý, nhưng trong thị trường đang ngày càng phân mảnh như hiện nay, vai trò của nhiên liệu này đang gia tăng nhanh chóng. Mặc dù toàn cầu hóa dường như đang thoái trào trên toàn cầu, nhưng thương mại khí đốt thì đi theo hướng ngược lại.

Nhiều quốc gia đã chuyển đổi từ than sang sử dụng khí đốt tự nhiên như một phần của quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn.

Các nhà sản xuất LNG lớn như Mỹ và Qatar đang chứng kiến nhu cầu đối với mặt hàng này tăng mạnh. 44 quốc gia đã nhập khẩu LNG vào năm ngoái, gần gấp đôi so với một thập kỷ trước. Tuy nhiên, vận chuyển khí đốt khó hơn nhiều so với dầu mỏ, vì khí đốt phải được hóa lỏng tại những cơ sở như Freeport ở Texas.

Và đó là lý do tại sao một vụ nổ nhỏ tại một cơ sở được những người trong ngành coi là không có gì đặc biệt - cơ sở này thậm chí còn không phải là trạm lớn nhất hoặc phức tạp nhất trong số bảy trạm hóa lỏng và xuất khẩu LNG từ Mỹ - lại có tác động lớn đến thế.

Cuộc khủng hoảng đang hiện hữu

Giá khí đốt ở châu Âu và châu Á đã tăng hơn 60% trong những tuần kể từ khi Freeport buộc phải tạm thời đóng cửa.

Cùng giai đoạn này, Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung. Ngược lại, tại Mỹ, giá nhiên liệu giảm gần 40% do Freeport tạm ngừng xuất khẩu đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều khí đốt hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Đã có rất nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường khí đốt đang ngày càng thắt chặt. Xung đột Ukraine và đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt hàng từ lúa mì đến nhôm và kẽm, nhưng tất cả không thể so sánh với những biến động nghiêm trọng của giá khí đốt toàn cầu.

Ở châu Á, giá khí đốt hiện đắt gấp khoảng ba lần so với một năm trước. Ở châu Âu, khí đốt chính là một trong những lý do chính khiến lạm phát đạt mức kỷ lục mới.

Khí đốt tự nhiên vẫn tương đối rẻ ở Mỹ. Nhưng với việc các đồng minh chủ chốt của Mỹ, từ Đức đến Ukraine, đều đang rất cần mua khí đốt, các nhà sản xuất Mỹ cảnh báo rằng lượng xuất khẩu nhiều hơn sẽ đồng nghĩa với việc giá trong nước cao hơn.

Tin liên quan
Khủng hoảng năng lượng: LNG có phải Khủng hoảng năng lượng: LNG có phải 'viên đạn bạc' của EU để nói lời tạm biệt với khí đốt Nga?

Theo Paul Cicio, Chủ tịch Hiệp hội Người tiêu dùng Năng lượng Công nghiệp Mỹ, phản ứng của thị trường đối với đám cháy ở Freeport cho thấy "mối liên hệ rõ ràng giữa xuất khẩu LNG và tác động lạm phát đối với giá khí đốt tự nhiên và điện trong nước".

Để có thể đáp ứng nhu cầu khí đốt mới đang tăng nhanh này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn vào nguồn cung. Cuộc họp mới nhất của G7 đã cam kết sẽ tăng cường đầu tư công trong các dự án cơ sở hạ tầng khí đốt, nhấn mạnh “sự cần thiết (của các dự án này) để ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay”.

Nhu cầu đối với LNG trên toàn cầu đang thúc đẩy các dự án xây dựng cơ sở hóa lỏng và xuất khẩu khí đốt ở Bắc Mỹ. Tháng trước, công ty LNG Cheniere Energy đã thông báo về việc mở rộng trạm xuất khẩu LNG ở Texas. Vào tháng Tư, một dự án LNG của Canada do nhà tài phiệt người Indonesia Sukanto Tanoto hậu thuẫn đã được khởi công.

Tại Qatar, “người khổng lồ” năng lượng Exxon Mobil và Shell đang đầu tư vào dự án trị giá 29 tỷ USD nhằm thúc đẩy xuất khẩu LNG. Samantha Dart, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khí đốt tự nhiên tại Goldman Sachs, nhận xét rằng giá khí đốt toàn cầu cao đến mức các công ty bắt đầu ký kết các hợp đồng dài hạn mới.

Trong khi đó, ở châu Âu, các nước đang đẩy mạnh kế hoạch xây dựng khoảng 20 trạm tiếp nhận LNG và tái hóa khí đốt. Đức, quốc gia không có trạm nhập khẩu LNG nào, đã phân bổ khoảng 3 tỷ USD để thuê bốn trạm LNG nổi và kết nối chúng với mạng lưới khí đốt của nước này. Trạm đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào khoảng cuối năm nay.

Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới trong năm ngoái, cũng đang tiến hành một trong những đợt xây dựng cơ sở hạ tầng mới lớn nhất mà ngành công nghiệp khí đốt từng chứng kiến. 10 trạm nhập khẩu LNG mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2023 và công suất sẽ tăng gần gấp đôi từ nay đến năm 2025, theo Bloomberg.

Bên cạnh việc xây dựng thêm các trạm nhập khẩu LNG, châu Âu vẫn thiếu cơ sở hạ tầng để vận chuyển khí đốt. Ví dụ, Tây Ban Nha có các cơ sở tái hóa khí đốt lớn nhất châu Âu, nhưng nước này chỉ có hai đường ống kết nối đến Pháp qua dãy núi Pyrenees.

Nhìn chung, các nước cho thấy dấu hiệu "quay lưng" lại với các chính sách chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở châu Âu.

Các tổ chức cho vay được chính phủ hậu thuẫn như Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), vốn tập trung vào tài trợ năng lượng tái tạo, đã “bật đèn xanh” về khả năng sẵn sàng hỗ trợ các dự án khí đốt.

Sức công phá không kém 'bom tấn' Lehman Brothers, khủng hoảng khí đốt có thể 'châm ngòi' cho Chiến tranh Lạnh mới
Công ty điện lực Uniper, hiện đang lỗ khoảng 30 triệu Euro (31 triệu USD) mỗi ngày do thiếu khí đốt từ Nga. (Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, những nỗ lực đột phá của châu Âu sẽ không đủ để lấp đầy sự thiếu hụt khí đốt. Theo tính toán của Bloomberg Intelligence, nhập khẩu LNG có thể đáp ứng 40% nhu cầu khí đốt của khu vực vào năm 2026 - tỷ lệ gấp đôi so với năm ngoái, nhưng con số này vẫn còn cách xa khối lượng mà Nga đang cung cấp.

Mới đây, Chính phủ Đức cho biết, họ đang đàm phán để “giải cứu” công ty điện lực Uniper, hiện đang lỗ khoảng 30 triệu Euro (31 triệu USD) mỗi ngày do thiếu khí đốt từ Nga.

Ngân hàng Deutsche Bank đã chỉ ra những rủi ro ngày càng tăng về một “cuộc suy thoái sắp xảy ra” ở Đức do thiếu năng lượng, trong khi giá điện ở Italy và Pháp cũng tăng vọt. Morgan Stanley dự đoán toàn bộ Khu vực sử dụng đồng Eeuro (Eurozone) sẽ suy thoái kinh tế vào cuối năm.

Đối với một số nền kinh tế mới nổi - vốn phải cạnh tranh với các nước giàu có như Đức trong các cuộc đấu thầu để mua LNG, cuộc khủng hoảng năng lượng đang ngày càng trầm trọng hơn.

Ở Pakistan, quốc gia đã xây dựng hệ thống năng lượng của mình dựa vào nguồn cung LNG giá rẻ, tình trạng mất điện đang khiến nhiều khu vực ở đất nước này chìm trong bóng tối giữa những ngày hè nóng bức. Chính phủ yêu cầu các trung tâm mua sắm và nhà máy ở các thành phố lớn đóng cửa sớm và các nhân viên chính phủ rút ngắn thời gian làm việc.

Thái Lan đang phải hạn chế nhập khẩu LNG do giá tăng cao, khiến nước này có nguy cơ thiếu hụt nhiên liệu. Myanmar, quốc gia đang phải vật lộn với bất ổn chính trị, đã ngừng nhập khẩu LNG vào cuối năm ngoái khi giá bắt đầu tăng. Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã bắt đầu giảm nhập khẩu.

Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới

Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới

Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế nguồn cung khí đốt trong một khoảng thời gian ngắn là rất khó. Nếu không xử lý ...

EU 'dứt tình' dầu Nga, châu Á 'hứng đạn'?

EU 'dứt tình' dầu Nga, châu Á 'hứng đạn'?

Căng thẳng Nga-EU đang đẩy thế giới đến bờ vực của tình trạng thiếu hụt năng lượng vào mùa Đông, với những tác động tồi ...

(theo Bloomberg)

Tin cũ hơn

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua