Khủng hoảng năng lượng: LNG có phải 'viên đạn bạc' của EU để nói lời tạm biệt với khí đốt Nga?

Thủy Tiên
Liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và các quốc gia khác có thể là giải pháp thay thế hay “viên đạn bạc” của Liên minh châu Âu (EU) nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng năng lượng: LNG có phải 'viên đạn bạc' với EU?
Việc khắc phục sự phụ thuộc của EU vào khí đốt Nga vẫn còn nhiều khó khăn, song khối này vẫn có một số lựa chọn khác nếu có quyết tâm và tài chính để vượt qua khủng hoảng năng lượng. (Nguồn: Censor)

Hồi cuối tháng 2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz từng tuyên bố rằng Đức đang có kế hoạch xây dựng hai nhà ga LNG ở Brunsbüttel và Wilhelmshaven. Điều này sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Berlin vào khí đốt tự nhiên của Nga. Theo Bộ trưởng liên bang về các vấn đề kinh tế và hành động khí hậu Đức Robert Habeck, 55% khí đốt của nước này được nhập khẩu từ Nga.

Trong khi Mỹ từ lâu đã cảnh báo EU về nguy cơ phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, quyết định của Berlin rõ ràng được thúc đẩy bởi ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine.

Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Gertrud von der Leyen cho rằng, việc EU phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga là một mối đe dọa nghiêm trọng. Bà Leyen lập luận, để khắc phục tình trạng này, châu Âu phải tăng cường nhập khẩu LNG từ các nhà cung cấp khác "đáng tin cậy hơn".

Để đa dạng hóa nguồn cung LNG, EU có thể theo đuổi một số lựa chọn khác. Các dự án đường ống như Hành lang khí phía Nam và Đường ống khí đốt Catalonia (nối Tây Ban Nha và Pháp) sẽ vận chuyển khí đốt từ các nguồn cung khác đến lục địa này.

Tuy nhiên, nguồn cung cấp LNG từ các khu vực xa hơn có thể trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa khí đốt của châu Âu.

Trên thực tế, khi nói đến nhập khẩu LNG, EU có thể xem xét 5 lựa chọn chính.

Mỹ và Canada

Mỹ là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất LNG, với 22 tỷ mét khối xuất khẩu sang EU chỉ tính riêng trong năm 2021. Nhưng đây chưa phải là mức cao nhất. Theo các nguồn tin của Nga, Mỹ hiện đang tích cực làm việc với các đối tác châu Âu để tăng con số này.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, EU vẫn chỉ là mục tiêu thứ yếu đối với các nhà xuất khẩu LNG của Mỹ. Từ khía cạnh thương mại, châu Á là ưu tiên hàng đầu của Washington.

Để mở rộng nguồn cung LNG ở Bắc Mỹ, EU có thể bắt đầu đàm phán với Canada, quốc gia có trữ lượng LNG khổng lồ. Mặc dù vậy, lựa chọn này sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư bổ sung vào cơ sở hạ tầng cũng như các thủ tục lập pháp mới.

Ngay cả khi nguồn cung LNG từ Mỹ (và có thể là Canada) tăng thêm nữa cũng sẽ không đủ để đáp ứng tổng nhu cầu ở mức 350-400 tỷ mét khối mỗi năm của EU.

Qatar

Qatar là nhà cung cấp lớn thứ hai ngoài Nga với tham vọng toàn cầu ngày càng tăng. Vào ngày 22/2, tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF), Doha đã công bố kế hoạch mới nhất về việc sẽ tăng sản lượng LNG.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin của Nga, quốc gia Trung Đông hiện không có đủ năng lực sản xuất để tăng đáng kể xuất khẩu của mình sang EU. Một số nhà bình luận khác cho rằng, khả năng xuất khẩu LNG của nước này tới EU chủ yếu phụ thuộc vào lý do chính trị.

Theo nguồn tin không chính thức, Qatar sẵn sàng tăng xuất khẩu LNG sang EU nếu liên minh đáp ứng các tiêu chí nhất định.

Thứ nhất, EU phải ký kết các hợp đồng dài hạn. Thứ hai, EU phải hủy bỏ cuộc điều tra chống độc quyền trước đó đối với tập đoàn xăng dầu nhà nước QatarEnergy (thực tế đã bị tạm dừng vào giữa tháng 2/2022).

Mặc dù vậy, các nhà chức trách Qatar tiếp tục nhấn mạnh rằng, năng lực sản xuất hiện tại không thể tăng lên đáng kể.

Australia

Là nhà cung cấp LNG quy mô lớn thứ ba trên thế giới, Australia đã tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu LNG sang EU nếu phát sinh các vấn đề với nguồn cung của Nga.

Australia đã trở thành nhà sản xuất LNG hàng đầu thế giới vào năm 2021. Đối với Canberra, tăng cường quan hệ năng lượng với EU có thể là một cơ hội tốt để đa dạng hóa xuất khẩu của mình khỏi Trung Quốc.

Điều này sẽ có ý nghĩa trong bối cảnh quan hệ chính trị và kinh tế Trung Quốc-Australia xấu đi đáng kể, đặc biệt là trước tin đồn Bắc Kinh có thể tìm cách tận dụng sự phụ thuộc xuất khẩu của Australia vào Trung Quốc để mang lại lợi ích riêng cho mình.

Châu Phi

Ngoài các nguồn cung nêu trên, EU có thể hướng sang châu Phi. Lựa chọn đầu tiên có thể là Algeria giàu khí đốt. Algeria đã cung cấp khoảng 34 tỷ mét khối LNG cho EU vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng thêm 7 tỷ mét khối trong năm nay.

Tuy nhiên, việc tăng thêm sản lượng sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng khí đốt Algeria cũng như tăng khả năng sẵn sàng trước cạnh tranh giữa châu Âu và Trung Quốc, quốc gia đã ký hợp đồng vào tháng 2 để xây dựng một nhà ga LNG mới tại nước này.

Một vấn đề khác cần phải được giải quyết là căng thẳng giữa Algeria và Morocco. Kể từ tháng 11 năm ngoái, Algeria đã đóng cửa đường ống xuất khẩu khí đốt Maghreb-Europe (MGE) sang Tây Ban Nha, đi qua lãnh thổ Morocco.

Bên cạnh Algeria, EU có thể mở rộng hợp tác với Angola, Tanzania, Nigeria và Mozambique. Tuy nhiên, khả năng tận dụng những cơ hội này sẽ tiếp tục bị cản trở do thiếu hụt cơ sở hạ tầng (sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư lớn), cũng như các rủi ro về chính trị và an ninh nghiêm trọng (khủng bố và nội chiến) mà các quốc gia này đang phải đối mặt.

Đông Địa Trung Hải

Lựa chọn thứ 5 mà EU có thể xem xét là Đông Địa Trung Hải. Các đối tác cung cấp LNG tốt nhất cho EU ở khu vực này bao gồm Israel, quốc gia tuyên bố sở hữu 900 tỷ mét khối LNG ngoài khơi, cũng như Lebanon và Cyprus.

Song, những lựa chọn này có thể mang tới một thách thức nghiêm trọng đối với EU khi Địa Trung Hải vẫn còn tồn tại các vấn đề tranh chấp chủ quyền, bao gồm cả sự tham gia đầy tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tựu chung, việc khắc phục sự phụ thuộc của EU vào LNG của Nga còn nhiều khó khăn, song khối này vẫn có một số lựa chọn khác nếu có quyết tâm chính trị và tài chính để vượt qua.

Ông Mikhail Krutikhin, một trong những chuyên gia năng lượng hàng đầu của Nga, gần đây thừa nhận rằng, không nên đánh giá thấp khả năng của EU trong việc loại bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Đặc biệt, ông Krutikhin từng tuyên bố, các nước Tây Âu như Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể "dễ dàng tồn tại mà không cần khí đốt tự nhiên của Nga ngay cả trong giai đoạn mùa Đông lạnh giá nhất".

Ngược lại, hầu hết các nước Trung và Đông Âu vẫn chưa thể giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Mặc dù vậy, các xu hướng dài hạn thì không gì là không thể.

Trong khi một số quốc gia trong khu vực như Hungary và Serbia tiếp tục duy trì sự phụ thuộc này, thì Ba Lan tuyên bố sẵn sàng từ bỏ tất cả nguồn cung cấp khí đốt Nga và đang làm việc với các nước đồng minh láng giềng để đảm bảo an ninh năng lượng của họ.

Nếu Nga kết thúc chiến dịch quân sự tại Ukraine, giá dầu và khí đốt có còn ‘cuồng loạn’?

Nếu Nga kết thúc chiến dịch quân sự tại Ukraine, giá dầu và khí đốt có còn ‘cuồng loạn’?

Ngoài các sàn giao dịch, sự “cuồng loạn” giá cả hàng hóa vẫn chưa xuất hiện rộng rãi. Tuy nhiên, sự bình lặng này khó ...

Đôn đáo 'ngoại giao năng lượng' thế chân Nga, Mỹ gặp nhiều thách thức

Đôn đáo 'ngoại giao năng lượng' thế chân Nga, Mỹ gặp nhiều thách thức

Cam kết của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc thay thế nguồn năng lượng từ Nga đã tạo ra một chiến lược ngoại giao ...

(theo The Jamestown)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 3/1/2025, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 3/1/2025, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 3/1. Lịch âm 3/1/2025? Âm lịch hôm nay 3/1. Lịch vạn niên 3/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 3/1/2025: Nhân Mã tìm được nửa yêu thương

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 3/1/2025: Nhân Mã tìm được nửa yêu thương

Tử vi hôm nay 3/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/1/2025: Tuổi Sửu tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/1/2025: Tuổi Sửu tài lộc vượng phát

Xem tử vi 3/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Trước khi ‘rời bến’, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm nước này

Trước khi ‘rời bến’, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm nước này

Chuyến thăm của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan có thể là tiếp xúc cấp cao cuối cùng giữa Ấn Độ và chính quyền Tổng thống sắp ...
Trung Quốc sẵn sàng duy trì đối thoại và giao tiếp với Nhật Bản ở nhiều cấp độ và lĩnh vực

Trung Quốc sẵn sàng duy trì đối thoại và giao tiếp với Nhật Bản ở nhiều cấp độ và lĩnh vực

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh điều đó tại họp báo thường kỳ đầu tiên trong dịp năm mới.
Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng 'khởi sắc' đầu năm, giai đoạn củng cố có thể kéo dài, lạc quan với đầu tư vàng năm 2025?

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng 'khởi sắc' đầu năm, giai đoạn củng cố có thể kéo dài, lạc quan với đầu tư vàng năm 2025?

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng khởi sắc đầu năm, lãi suất toàn cầu sẽ giảm, nên lạc quan đầu tư vàng trong năm 2025?
Trước khi ‘rời bến’, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm nước này

Trước khi ‘rời bến’, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm nước này

Chuyến thăm của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan có thể là tiếp xúc cấp cao cuối cùng giữa Ấn Độ và chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden.
Trung Quốc sẵn sàng duy trì đối thoại và giao tiếp với Nhật Bản ở nhiều cấp độ và lĩnh vực

Trung Quốc sẵn sàng duy trì đối thoại và giao tiếp với Nhật Bản ở nhiều cấp độ và lĩnh vực

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh điều đó tại họp báo thường kỳ đầu tiên trong dịp năm mới.
Tin thế giới ngày 2/1: Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu 28 công ty Mỹ, Ukraine bắn hạ 47 UAV Nga, Washington gửi thông điệp đối thoại tới Moscow

Tin thế giới ngày 2/1: Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu 28 công ty Mỹ, Ukraine bắn hạ 47 UAV Nga, Washington gửi thông điệp đối thoại tới Moscow

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hàn Quốc sử dụng công nghệ in 3D sản xuất phụ tùng cho tàu chiến, xe tăng

Hàn Quốc sử dụng công nghệ in 3D sản xuất phụ tùng cho tàu chiến, xe tăng

Bộ Quốc phòng và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ký thỏa thuận mở rộng hợp tác trong sử dụng công nghệ in 3D.
Mỹ xảy ra loạt vụ việc đẫm máu ngày đầu Năm mới: Xả súng tại New York, nổ xe Tesla ở Las Vegas và khủng bố tại New Orleans liệu có liên quan?

Mỹ xảy ra loạt vụ việc đẫm máu ngày đầu Năm mới: Xả súng tại New York, nổ xe Tesla ở Las Vegas và khủng bố tại New Orleans liệu có liên quan?

Các vụ xả súng, tấn công khủng bố và xe tải Tesla bất ngờ phát nổ liên tiếp xảy ra ngay trong ngày đầu Năm mới ở các địa phương của nước Mỹ.
Xả súng đẫm máu, Montenegro tuyên bố quốc tang 3 ngày

Xả súng đẫm máu, Montenegro tuyên bố quốc tang 3 ngày

Một vụ xả súng đẫm máu xảy ra tại thị trấn Cetinje, thuộc khu vực Tây Nam Montenegro vào chiều 1/1, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Phiên bản di động