Sức ép từ dòng người di cư và câu chuyện của các điểm phát thực phẩm từ thiện của Đức

Giang Hằng
Khi các điểm phát thực phẩm miễn phí tại Đức ngày càng gặp khó khăn do tình trạng lạm phát và lượng người di cư tăng lên, liệu chính phủ sẽ đứng ra giải quyết?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đức khủng hoảng dự trữ lương thực do dòng người di cư

Nhiều ngân hàng lương thực ghi nhận số người cần thực phẩm viện trợ đã tăng lên gấp đôi. (Nguồn: picture alliance)

Hiện Đức có hơn 900 điểm phát thực phẩm. Những điểm phát này hoạt động dưới sự quản lý của tổ chức từ thiện Tafel e.V. với mục đích hỗ trợ cho bất cứ ai có thể chứng minh được rằng họ đang gặp các vấn đề về tài chính. Tuy nhiên, ngày càng có ít các công ty quyên góp cho họ, bất chấp nhu cầu thực phẩm tăng trong bối cảnh lạm phát cao và dòng người tị nạn từ Ukraine tràn vào.

Không khó để nhận ra nhu cầu viện trợ lương thực đang ngày càng tăng mạnh. Tại quận Köpenick thuộc thủ đô Berlin, một trung tâm dành cho người hâm mộ đội bóng Bundesliga FC Union Berlin đã được biến thành điểm phân phối thực phẩm. Dưới cái nắng 30॰C, người dân vẫn xếp hàng dài để có thể được vào trong nhận thức ăn.

Áp lực tăng nguồn viện trợ

Với Denise Lauer, đây là lần đầu tiên cô đi đến ngân hàng lương thực. Cô đã từng cảm thấy đắn đo và xấu hổ không dám đến điểm phát thực phẩm. “Tôi muốn thử đến đây xem thế nào. Nhưng trước đây tôi đã không dám vì quá xấu hổ”, Danise chia sẻ.

Theo Tổng cục Thống kê Liên bang Đức, giá cả lương thực tăng lên gần 15% so với năm ngoái, với ngưỡng lạm phát đạt 7,3%.

Điều này khiến nhiều người không còn đủ khả năng chi trả cho thực phẩm và bắt buộc phải dựa vào viện trợ để sống qua ngày. Kể từ sau khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra vào tháng 2/2022, 20% điểm phân phát lương thực Đức ghi nhận số người cần được hỗ trợ về thực phẩm tăng lên gấp đôi, theo báo cáo của Hiệp hội liên bang Tafel.

Carol Seele, hiện đang làm quản lý tình nguyện viên tại điểm phát lương thực Köpenick, chia sẻ: “Trước đây khi chưa có xung đột Nga-Ukraine, vào những ngày phân phát thức ăn, có chưa đến 340 người có nhu cầu thực phẩm. Thế nhưng giờ đây, chúng tôi thường xuyên tiếp nhận đến hơn 500 người”. Đồng nghiệp của Carol, Rita Hisch cho biết thêm: “Như vào thứ Sáu tuần trước, chúng tôi có 564 khách hàng”.

“Chúng tôi đang tiếp nhận nhiều người hơn vì xung đột Nga-Ukraine”, Seele chia sẻ. “May mắn là chúng tôi vẫn chưa phải giới hạn số lượng người đăng ký”.

Đức khủng hoảng dự trữ lương thực do dòng người di cư

Tại các điểm phát thực phẩm, các nhân viên sẽ phân loại và sắp xếp lương thực được quyên góp. (Nguồn: DW)

Theo quy định, bất kỳ ai có giấy tờ chứng minh hiện đang trong tình trạng khó khăn đều sẽ nhận được trợ cấp lương thực. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng lương thực đang phải cắt giảm khẩu phần thức ăn có thể cung cấp đủ cho mỗi người dân đến đây, một số nơi thậm chí còn ngừng tiếp nhận người mới.

Tetyana Kudyna là một người tị nạn đến từ Ukraine. Cô cùng con trai út đến Đức để tránh xung đột ở quê nhà, còn chồng cô và người con trai lớn vẫn ở lại thủ đô Kiev. Vào ngày thứ Ba hàng tuần, Kudyna đến ngân hàng lương thực cùng với con trai để nhận thức ăn. Theo Kudyna, việc này giúp cô tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Đây cũng là nơi giúp Kudyna giải toả những nỗi lo trong lòng vì cô có thể giao lưu với những người Đức và người Ukraine khác.

Điểm phát lương thực đầu tiên của Tafel được thành lập vào năm 1993 tại Berlin. Tổ chức này cho biết, hiện đang hỗ trợ khoảng 2 triệu người, với nhiều chi nhánh tại các địa phương chuyên tiếp nhận thực phẩm và tiền quyên góp. Tafel cũng nhận được quyên góp từ các chuỗi siêu thị lớn như Rewe, Lidl và Ald, với thức ăn thừa và các sản phẩm bị lỗi nhỏ.

Điểm tựa cho dân nghèo

Các ngân hàng lương thực Đức có nhiệm vụ giúp đỡ những người đang sống cảnh nghèo khổ, có nghĩa là những người có ít hơn 60% thu nhập so với mức sống trung bình. Nếu theo quy định này, tại Đức hiện đang có khoảng 13 triệu người được coi là có hoàn cảnh sống dưới mức nghèo khổ.

Thế nhưng Hiệp hội liên bang Tafel cũng tiết lộ rằng, lượng thực phẩm quyên góp đã bị giảm đi. Theo ông Andreas Steppuhn, tân chủ tịch của Tafel, có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này: “Các siêu thị hiện nay có xu hướng hoạt động tiết kiệm hơn để không còn quá nhiều thực phẩm thừa vào cuối ngày. Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lượng thực phẩm được quyên góp”.

Ông Andreas Steppuhn cũng cho biết thêm, “về mặt nguyên tắc, chúng tôi rất ủng hộ điều này vì giảm thiểu lãng phí thức ăn là một điều tốt. Thế nhưng trên thực tế thì các ngân hàng lương thực đang cần nhiều thực phẩm hơn để có thể đáp ứng lượng khách ngày một tăng”.

Đức khủng hoảng dự trữ lương thực do dòng người di cư

Sabina Werth là người thành lập ngân hàng lương thực đầu tiên của Tafel tại Berlin vào năm 1993. (Nguồn: Berlier Tafel.e.V.)

Ông Steppuhn cũng cho biết, các ngân hàng lương thực Tafel - là các đơn vị hoạt động độc lập - hiện đang trong trạng thái khủng hoảng. Họ không thể bù đắp cho những thất bại của chính phủ và “các cơ quan chính trị phải hoàn thành nhiệm vụ của mình”.

Ông Steppuhn mong muốn tổ chức giữ quyền tự chủ, nhưng vẫn sẽ nhận được “tài trợ cơ bản (của nhà nước)” để Tafel có thể tiếp tục các hoạt động. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa rõ liệu chính quyền Đức có ủng hộ ý tưởng này hay không.

Cô Lauer lần đầu tiên đi đến ngân hàng lương thực đã vô cùng ngạc nhiên và ấn tượng khi biết được “mọi người làm việc này trên cơ sở tự nguyện”. Quả thực, Tafel hoạt động dựa vào thiện chí của khoảng 60.000 tình nguyện viên.

Lauercũng cho biết thêm, cô sẽ tiếp tục đến ngân hàng lương thực để có thể vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.

Vấn nạn di cư: Thách thức tiếng nói chung của EU

Vấn nạn di cư: Thách thức tiếng nói chung của EU

Gần đây, liên tiếp xảy ra vụ chìm thuyền trên biển Địa Trung Hải khiến hàng trăm người di cư trái phép thiệt mạng trước ...

Du lịch Bắc Yên ghé 'thiên đường mây' Tà Xùa: Điểm đến hấp dẫn còn hoang sơ của tỉnh Sơn La

Du lịch Bắc Yên ghé 'thiên đường mây' Tà Xùa: Điểm đến hấp dẫn còn hoang sơ của tỉnh Sơn La

Không nổi tiếng rầm rộ như Mộc Châu, huyện Bắc yên, Sơn La lại hấp dẫn du khách bởi không khí trong lành và mát ...

Mexico: Tình cờ phát hiện hơn 110 người di cư bị bắt cóc

Mexico: Tình cờ phát hiện hơn 110 người di cư bị bắt cóc

Số người di cư vừa được giải cứu đến từ El Salvador, Honduras, Dominica, Ecuador, Mỹ, Ấn Độ, Peru, Nepal, Bangladesh, Cuba, Colombia, Brazil và ...

Thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và đối tác trong quản lý dòng di cư

Thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và đối tác trong quản lý dòng di cư

Hội nghị về Chính sách quản lý di dân ASEAN đã được khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 28/6. Thượng tướng Lương Tam ...

Chuyên gia IOM: 'Tôi thấy nỗ lực nghiêm túc của Việt Nam nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư'

Chuyên gia IOM: 'Tôi thấy nỗ lực nghiêm túc của Việt Nam nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư'

Đó là chia sẻ của ông Stuart Simpson, Phó Giám đốc Khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ...

(theo DW)

Đọc thêm

Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Lượt đi bán kết Champions League mùa này khép lại với chiến thắng 1-0 của Borussia Dortmund trước Paris Saint-Germain tại Signal Iduna Park.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia; Europa League - Marseille vs Atalanta.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Hiện thể thao Việt Nam có 10 vé tham dự Olympic Paris 2024 ở các bộ môn xe đạp, bơi lội, bắn súng, boxing, cử tạ, canoe, rowing và ...
Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo tỏa sáng rực rỡ với cú đúp cùng pha lập công của Mane đem về chiến thắng 3-1 cho Al Nassr ở bán kết Cup Nhà vua Saudi ...
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong ASEAN.
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Đời sống kinh tế-xã hội của huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

'Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác'.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, triển khai quan điểm, chính sách về quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động