Với trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên dồi dào, các công ty năng lượng Nga mang đến lợi nhuận khổng lồ cho nền kinh tế. (Nguồn: AFP) |
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và làn sóng trừng phạt của phương Tây đã khiến nền kinh tế Nga gặp khó. Nhập khẩu vào quốc gia này đã giảm một nửa từ khi chiến dịch quân sự nổ ra. Các công ty Nga không được cung cấp các mặt hàng quan trọng bao gồm chip bán dẫn, phụ tùng ô tô và máy bay.
Phần lớn chi tiêu của chính phủ dành cho chiến dịch quân sự và việc thiếu các thành phần quan trọng trong sản xuất đã khiến hoạt động công nghiệp ở nước này rơi vào bế tắc.
Bên cạnh đó, nhiều công ty nước ngoài từ các nhà sản xuất ô tô cho đến các chuỗi nhà hàng đã thu hẹp hoặc cắt "hầu bao" và thu nhập trung bình của người dân đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập niên.
Sự thống trị về năng lượng bị ảnh hưởng
Để giữ vững nền kinh tế, Moscow chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ năng lượng. Với trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên dồi dào - chiếm 45% ngân sách liên bang của đất nước vào năm 2021 - các công ty năng lượng của Nga đã mang lại lợi nhuận khổng lồ bằng cách bán hàng cho các nước láng giềng, chủ yếu ở châu Âu.
Trong năm nay, ngay cả trong chiến dịch quân sự, các công ty năng lượng Nga vẫn gửi một lượng lớn dầu và khí đốt đến châu Âu.
Để giữ vững nền kinh tế, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chủ yếu dựa vào nguồn thu lớn từ năng lượng. Với trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên dồi dào (chiếm 45% ngân sách liên bang của đất nước vào năm 2021), nhiều năm qua, các công ty năng lượng của Moscow đã mang lại lợi nhuận khổng lồ bằng cách bán hàng cho các nước láng giềng, chủ yếu ở châu Âu.
Ngay cả trong chiến dịch quân sự, các công ty năng lượng của Nga vẫn gửi một lượng lớn dầu và khí đốt đến châu Âu.
Nhưng không thể phủ nhận rằng, sự thống trị về năng lượng của Nga cũng bị ảnh hưởng bởi xung đột. Xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu đã tăng hạn chế.
Ông Amos Hochstein, đặc phái viên năng lượng của Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định: “Dầu là thứ duy nhất Nga còn lại trong nền kinh tế. Nhưng ngay cả khi Tổng thống Putin đang dựa vào dầu mỏ, thì đó không phải là một 'canh bạc' có khả năng thành công trong dài hạn".
Tuần trước, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho hay, trong mọi kịch bản, xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga sẽ “không bao giờ trở lại về mức đã thấy vào năm 2021”.
Theo ông Hochstein, "sức mạnh" năng lượng của Nga đang suy yếu. Tổng thống Putin đã dành nhiều thập niên để xây dựng vị thế của Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng dồi dào và giá rẻ hàng đầu thế giới.
Nhưng với những gì đang diễn ra, danh tiếng đó có thể bị xóa bỏ trong vòng chưa đầy một năm.
Các dòng khí đốt tự nhiên đến châu Âu - đối tác thương mại năng lượng lớn nhất trong lịch sử của Moscow - đã giảm mạnh, nhất là từ khi các công ty khí đốt của Nga tạm dừng các chuyến hàng dọc theo đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream).
Doanh thu của Nga từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch đã tăng gấp đôi trong vài tháng đầu tiên của chiến dịch quân sự, nhưng nếu Dòng chảy phương Bắc ngừng hoạt động, khối lượng xuất khẩu có thể sẽ tiếp tục giảm trong năm tới.
Ông Hochstein nói rằng, nếu ông Putin không bán khí đốt cho châu Âu nữa thì tất cả những gì nhà lãnh đạo Nga có là dầu mỏ. Do đó, dầu mỏ là nguồn thu chính của quốc gia này".
Người tiêu dùng Nga đang đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng do lạm phát hiện ở mức cao. (Nguồn: Reuters) |
Kinh tế Nga đang "co lại"
Mỹ đã cấm dầu của Nga, trong khi châu Âu có kế hoạch làm như vậy từ tháng 12.
Bên cạnh đó, Mỹ và đồng minh có kế hoạch giảm doanh thu từ dầu mỏ thông qua giới hạn mức giá mà Moscow có thể bán dầu.
Những khách hàng mới của Nga là Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường mua dầu để lấp đầy khoảng trống. Nhưng sự quan tâm mới từ châu Á cũng không đủ để cứu vãn nền kinh tế Moscow.
Theo dữ liệu từ S&P Global, trong tháng 9, xuất khẩu dầu qua đường biển của Nga giảm xuống chỉ còn dưới 3 triệu thùng/ngày, ít hơn khoảng 300.000 thùng so với tháng 8 và là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021.
IEA nhận định: "Sự suy giảm này có thể đồng nghĩa với việc vị thế cao nhất của nước này trên các thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ không bao giờ quay trở lại".
Cơ quan này cũng dự báo, doanh thu dầu khí hàng năm của Nga sẽ giảm từ 75 tỷ USD vào năm ngoái xuống dưới 30 tỷ USD vào năm 2030, khi người mua châu Âu tích cực mua năng lượng của Mỹ, Trung Đông.
Với nguồn thu từ năng lượng đang suy giảm, nền kinh tế Nga sẽ bị ảnh hưởng. Ngân hàng trung ương Nga (CBR) cho rằng, tương lai nền kinh tế sẽ tiếp tục ảm đạm khi ngành năng lượng khổng lồ của nước này phải vật lộn để phục hồi do mất các thị trường ở châu Âu và xung lực tăng giá của dầu và khí đốt bắt đầu suy yếu dần.
Mới nhất, ngày 2/11, hãng thông tấn Nga Interfax trích số liệu mới nhất từ Bộ Phát triển Kinh tế Nga cho biết, trong tháng 9, GDP nước này giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này đã giảm 4% hồi tháng 8 và 4,3% tháng 7.
Cũng theo bộ này, quy mô kinh tế Nga co lại 4,4% trong quý III, sau khi giảm 4,1% trong quý II.
Người tiêu dùng Nga cũng đang đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng do lạm phát hiện ở mức cao. Tháng trước, lạm phát tại Nga là 12,9%. Dù vậy, tốc độ này đang giảm dần từ 14,3% trong tháng 8, sau khi Ngân hàng Trung ương Nga "ra tay" nâng lãi suất để kiềm chế giá cả.
Dù vậy, các tổ chức phương Tây như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) gần đây đã dự đoán, nền kinh tế nước này sụt giảm nghiêm trọng năm nay. Kịch bản tốt nhất là giảm 5,5% và tệ nhất là giảm gần 9%.