TIN LIÊN QUAN | |
Syria: Hàng chục nghìn người sơ tán khỏi Đông Ghouta | |
Nga cần một chiến lược mới tại Syria? |
Theo báo cáo của Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), các lực lượng thuộc quân đội Chính phủ Syria đã chiếm thêm thị trấn Batna và Sabqa ở phía Nam khu vực Đông Ghouta, trong bối cảnh hàng nghìn dân thường bỏ chạy tới khu vực do chính quyền kiểm soát.
SOHR cho biết thêm, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công hôm 18/2, quân đội Chính phủ Syria tới nay đã tái chiếm hơn 80% khu vực Đông Ghouta, thành trì chủ chốt cuối cùng của phiến quân bên ngoài thủ đô Damascus. Cuộc tấn công đã chia cắt các khu vực do phe đối lập kiểm soát thành 3 vùng được chiếm giữ bởi các nhóm phiến quân khác nhau.
Nhóm phiến quân Faylaq Al-Rahman với khoảng 8.000 tay súng hiện đang kiểm soát vùng đất phía Nam. Sau cuộc tấn công đợt ngày 17/3 của quân đội chính phủ, nhóm này chỉ còn chiếm giữ một số vùng gồm Arbin, Zamalka, Hazeh, Ain Tarma và một phần vùng Jobar.
Một thành viên của lực lượng Chính phủ Syria di tản cùng các thường dân Đông Ghouta qua một khu vực do Chính phủ kiểm soát ở Hamouria, bên ngoài Damascus, ngày 16/3. (Nguồn: AFP) |
Hàng nghìn dân thường sơ tán tới các khu vực do quân chính phủ kiểm soát hôm 17/3 chủ yếu là từ vùng đất phía Nam thuộc Đông Ghouta. Ngày 16/3, các nhóm phiến quân chủ chốt ở Đông Ghouta, gồm Faylaq Al-Rahman, Jaish Al-Islam và Ahrar Al-Sham, cho biết họ sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với chính quyền Syria về một thỏa thuận ngừng bắn, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (LHQ).
SOHR cho biết hơn 1.400 người đã thiệt mạng kể từ khi quân đội Syria bắt đầu chiến dịch quân sự tấn công khu vực Đông Ghouta, trong khi hàng vạn người khác đã phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán.
Trong một diễn biến khác, ông Nasr Al-Hariri, người đứng đầu Ủy ban Đàm phán Cấp cao (SNC) của phe đối lập, ngày 17/3 đã chỉ trích LHQ không ngăn chặn tình trạng bạo lực đang gia tăng ở Syria, trong đó có cuộc tấn công của quân chính phủ nhằm vào Đông Ghouta. Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, ông Hariri nêu rõ: "Chúng tôi yêu cầu LHQ, Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ) và cộng đồng quốc tế phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước sự im lặng của họ xung quanh những tội ác này".
Trước đó ngày 16/3, HĐBA LHQ một lần nữa kêu gọi các bên liên quan tại Syria thực thi đầy đủ nghị quyết yêu cầu một lệnh ngừng bắn ngay lập tức trên toàn lãnh thổ Syria. Trong buổi họp báo sau cuộc tham vấn kín của HĐBA về tình hình Syria, Đại sứ Hà Lan tại LHQ Karel van Oosterom - người giữ chức Chủ tịch luân phiên HĐBA LHQ trong tháng 3/2018 - nhấn mạnh: "Các thành viên của HĐBA LHQ đã nhắc lại lời kêu gọi thực thi đầy đủ các nghị quyết 2254 và 2401", yêu cầu một lệnh ngừng bắn ngay lập tức trên toàn lãnh thổ Syria.
Theo Đại sứ Hà Lan, các nước thành viên HĐBA kịch liệt chỉ trích tình hình bạo lực hiện nay ở khu vực Đông Ghouta và ở thủ đô Damascus của Syria, nhấn mạnh rằng các diễn biến tại đây đang vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết 2401 đã được HĐBA thông qua hôm 24/2.
Syria sơ tán dân thường khỏi khu vực Đông Ghouta Truyền hình nhà nước Syria đưa tin quân đội chính phủ nước này ngày 10/3 đã đảm bảo an toàn công tác sơ tán nhiều ... |
Syria phủ nhận việc sở hữu vũ khí hóa học Ngày 10/3, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mekdad đã phủ nhận việc nước này sở hữu vũ khí hóa học hoặc khí Clo. |
Cuộc chiến mới đã bắt đầu tại Syria Những diễn biến mới cho thấy Syria ngày càng rơi vào tình cảnh rối ren hơn khi mà cuộc nội chiến đã bước sang năm ... |