Dân số Trung Quốc đã chứng kiến sự sụt giảm đầu tiên sau 60 năm vào năm 2022 khi số ca tử vong nhiều hơn số ca sinh. (Nguồn: Reuters) |
Theo chỉ thị của chính quyền thành phố, các cặp vợ chồng trong thành phố muốn sinh con có thể được giảm tới 70% chi phí y tế do phạm vi bảo hiểm y tế được mở rộng trong bối cảnh Thượng Hải đang muốn thúc đẩy nỗ lực khuyến khích người dân sinh con.
Năm 2023, thành phố gần 25 triệu dân này đạt tỷ suất sinh thấp kỷ lục 0,6, nghĩa là trung bình mỗi phụ nữ chỉ có 0,6 con trong cuộc đời. Con số này còn thấp hơn Hàn Quốc – quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, đạt tỷ suất sinh 0,72 (năm 2023). Trong khi đó, việc duy trì tỷ lệ sinh 2,1 mới là tỷ lệ thay thế và được đánh giá là cần thiết để đảm bảo dân số ổn định trên diện rộng.
Thượng Hải cũng là một trong những đô thị đầu tiên ở Trung Quốc chuyển sang dân số già khi tỷ lệ cư dân từ 65 tuổi trở lên chiếm tới 14% vào năm 2017.
Tổng tỷ suất sinh của Trung Quốc năm ngoái không được chính phủ nước này tiết lộ nhưng các nhà phân tích ước tính vào khoảng 1. Năm 2020, khi công bố kết quả tổng điều tra dân số (thường được thực hiện 10 năm/lần), Cục Thống kê Quốc gia cho biết, tỷ suất sinh của quốc gia Đông Bắc Á này là 1,3, còn đặc khu hành chính Hong Kong là 0,8 - theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đưa ra vào tháng Tư.
Theo một báo cáo do Viện Nghiên cứu dân số Yuwa có trụ sở tại Bắc Kinh đưa ra hôm 4/6, tỷ lệ sinh thấp sẽ đẩy nhanh tình trạng già hóa dân số của Trung Quốc, từ đó làm gia tăng tỷ lệ phụ thuộc xã hội, nợ chính phủ, gây căng thẳng cho hệ thống an sinh xã hội, làm tổn hại tiến trình đổi mới xã hội, tinh thần kinh doanh trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.
“Đây là hệ lụy mà Trung Quốc đang phải đối mặt (sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình). Vấn đề là ngay cả khi tỷ lệ sinh tăng thì vẫn sẽ có ít trẻ em hơn do số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm vì ảnh hưởng bởi chính sách một con”, Giáo sư Hu Zhan, chuyên gia hàng đầu về nhân khẩu học tại Đại học Phúc Đán phân tích.
Dân số Trung Quốc đã chứng kiến sự sụt giảm đầu tiên sau 60 năm vào năm 2022 khi số ca tử vong nhiều hơn số ca sinh và xu hướng này vẫn tiếp tục vào năm ngoái. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng mất vị thế quốc gia đông dân nhất về tay Ấn Độ.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Sunglory Education có trụ sở tại Bắc Kinh, số lượng trẻ sơ sinh giảm nhanh chóng đã ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống các trường mầm non trên khắp Trung Quốc, khi số lượng giáo viên mẫu giáo giảm hơn 170.000 vào năm ngoái, đánh dấu mức giảm đầu tiên kể từ năm 2010.
Ông Zhang Shouli, Chủ tịch Viện ví số lượng giảm chóng mặt mang đến cảm giác như “tàu lượn siêu tốc” đối với ngành giáo dục mầm non. Ông dự đoán số trẻ mẫu giáo từ năm 2026 đến năm 2030 sẽ giảm một nửa so với năm 2020.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang cận kề, Trung Quốc đã thay thế chính sách một con được áp dụng từ năm 1980 bằng chính sách phổ cập hai con vào năm 2016 và đến năm 2021 cho phép mỗi cặp vợ chồng được sinh ba con.
Nhưng sự thay đổi chính sách dường như không giúp ích gì khi ngày càng có nhiều người trì hoãn việc kết hôn và vẫn do dự về việc có con trong bối cảnh chi phí ngày càng tăng, lối sống đa dạng cùng sự lên ngôi về nữ quyền.
Giáo sư Hu Zhan cho rằng, Trung Quốc cần một môi trường xã hội thân thiện hơn để khuyến khích các gia đình sinh thêm con. Ông nói: “Việc nới lỏng các chính sách về dân số và các biện pháp khuyến khích sinh đẻ sẽ khó mang lại sự thay đổi lớn về số lượng sinh tuyệt đối. Vấn đề là xã hội cần tạo môi trường thân thiện và khoan dung hơn đối với các bà mẹ và trẻ em”.
| Khủng hoảng dân số do Covid-19 kìm hãm tăng trưởng kinh tế thế giới Xu hướng tăng trưởng dân số chậm lại hoặc thậm chí suy giảm do tác động của dịch Covid-19 kéo dài đang ảnh hưởng tiêu ... |
| Gen Z Trung Quốc - thế hệ lười kết hôn, ngại sinh con, sẵn sàng theo đuổi đam mê cá nhân Không phải chịu nhiều áp lực về kinh tế so với các thế hệ đi trước, người trẻ Trung Quốc thuộc thế hệ Z (Gen ... |
| Trung Quốc 'hụt hơi' trong nỗ lực ứng phó với khủng hoảng dân số già Dân số Trung Quốc đang già hóa nhanh chóng nhưng dường như Bắc Kinh khá lúng túng và chưa có kế hoạch bắt kịp được ... |
| Phụ nữ chọn sự nghiệp và tự do là nỗi lo của Trung Quốc? Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số, một phần do ngày càng có nhiều phụ nữ chọn tập trung vào ... |
| Mặc khủng hoảng dân số cận kề, giới trẻ Trung Quốc dù kết hôn vẫn quyết không sinh con Đối mặt với quá nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, nhiều người trẻ Trung Quốc quyết định lựa chọn không sinh con ... |