Nhỏ Bình thường Lớn
Sổ tay văn hóa Đông - Tây

Tác phẩm văn học Bồ Đào Nha tiêu biểu (kỳ 1)

Văn học Bồ Đào Nha nói chung và văn học viết bằng tiếng Bồ Đào Nha được viết bởi công dân Bồ Đào Nha, những người sống ở Bồ Đào Nha, Brazil, Angola và Mozambique, cũng như các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha khác.
Camoens Luiz vaz de (1525-1580).
Camoens Luiz vaz de (1525-1580).

Camoens Luiz vaz de (1525-1580) là nhà thơ cổ điển tiêu biểu cho dân tộc Bồ Đào Nha. Ông sống một cuộc đời lưu lạc giang hồ: sang châu Phi bị mất một mắt khi đánh quân Hồi giáo; sang Ấn Độ, Trung Quốc (bị đắm tàu) trong thời kỳ Bồ Đào Nha chiếm thuộc địa, hải ngoại.

Ông chết cực khổ ở thủ đô quê hương. Đời sống sôi nổi và gian lao khiến cho sáng tác của Camoes mang tất cả những đặc điểm đa dạng của nền văn hóa Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI và ít nhiều có tính chất phê phán.

Ông viết kịch, làm thơ, nhưng kiệt tác của ông là tác phẩm Những con cháu của Lusiadas (1572).

Những con cháu của Lusiadas chỉ người Bồ Đào Nha vì theo truyền thuyết, Luso là ông tổ lập ra nước Lusitania (tức là Bồ Đào Nha). Thi phẩm hùng tráng này bao gồm 10 bài ca kể lại những hành động oanh liệt của con cháu Lusiadas, đặc biệt đề cao hành trình thứ nhất của Vasco de Gama đã tìm ra con đường đến Ấn Độ, sự chiếm cứ các thuộc địa châu Á khiến cho Bồ Đào Nha trở thành một đế quốc lớn.

Trong câu chuyện cho xen những sự kiện lịch sử, và nổi lên thế giới quan đương thời. Tác phẩm pha lẫn huyền thoại cổ Hy Lạp - La Mã và huyền thoại đạo Thiên Chúa. Trong cuộc đấu tranh giữa người Hồi giáo và người Thiên Chúa giáo, thần Hy Lạp Bacchus phù hộ người Hồi giáo và thần Hy Lạp Venus phù hộ người Thiên Chúa giáo (Bồ Đào Nha).

Hạm đội Bồ Đào Nha ghé vào nhiều nơi ở châu Phi và nhờ có người dẫn đường lại đi tiếp. Ở Ấn Độ Dương, Bacchus định tiêu diệt hạm đội, nhưng “ngôi sao bạc của Tình yêu thiêng liêng” Venus hóa phép làm cho biển lặng, Da Gama ghé Ấn Độ bình an.

***

Castro Eugenio de (1869-1944) là nhà thơ mới đầu tiên, tiêu biểu cho khuynh hướng tượng trưng chủ nghĩa. Sau theo khuynh hướng cổ điển, khai thác văn hóa dân gian. Tác phẩm chính: Salomé (1896)

Salomé là tác phẩm truyện trữ tình bằng thơ gồm bốn phần, kể lại truyền thuyết về nàng Salomé, công chúa Do Thái (thế kỷ I) được ghi trong Kinh Thánh. Nàng Salomé nhảy múa ở một bữa tiệc cho cậu mình là phó vương Hérode Antipas xem.

Sau khi nhảy, nàng đòi trả công, nàng xin cậu cho chặt đầu người tiên tri bị cầm tù là Iokanaan, tức Thánh Jean-Baptiste, rồi để đầu lên trên một chiếc đĩa bạc. Đề tài này gợi hứng thú cho nhiều nhà văn khác như Oscar Wilde (Anh), Flaubert (Pháp), Heine (Đức). Tác phẩm của Castro miêu tả bữa tiệc và điệu vũ của Salomé.

***

Castro Ferreira de (1898-1974) là nhà văn viết tiểu thuyết theo khuynh hướng “hiện thực mới”. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, phải sang Brazil từ năm 12 tuổi, do đó ông có vốn sống để viết. Ông được coi là một trong những cây bút Bồ Đào Nha hiện đại xuất sắc nhất. Tác phẩm tiêu biểu: Những người di cư (1928) và Rừng nguyên thủy (1930).

Những người di cư là tiểu thuyết hiện thực miêu tả những người nghèo khó ở châu Âu di cư sang Nam Mỹ với mong muốn làm ăn khấm khá nhưng vỡ mộng. Nhân vật chính là bác nông dân Manoel nghèo khó. Nghe lời tuyên truyền, bác bỏ nước sang Brazil.

Bác tìm mãi mới được một công việc tại một đồn điền cà phê. Chín năm sau, bác thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian ấy nhờ có một cuộc cách mạng, bác móc túi quần áo một người chết, tìm được chút tiền. Cũng như hàng nghìn người nông dân khác, bác trở về quê hương vẫn nghèo khó như lúc ra đi. Tác giả đặc biệt lên án các nước châu Âu đã để dân khốn khổ đến mức họ phải bỏ quê đi tha phương cầu thực.

Rừng nguyên thủy là tác phẩm văn học có giá trị tư liệu, miêu tả rừng châu thổ sông Amazon. Dân ở đây gồm những người thổ dân, nông dân, những người di cư, những người buôn bán.

Nông dân Brazil sống chết với rừng nguyên thủy, nuôi dưỡng những truyền thống dân gian, thích nhảy múa. Họ để kệ người nước ngoài đến chiếm hữu đất phì nhiêu rộng mênh mông. Castro miêu tả rất say sưa một thế giới nhiệt đới với những cái đẹp và những cái rùng rợn của nó.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Một thoáng văn học Bỉ (kỳ cuối)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Một thoáng văn học Bỉ (kỳ cuối)

Ở Bỉ có hai dòng văn học: văn học viết bằng tiếng Pháp và văn học viết bằng tiếng Hà Lan.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Một thoáng văn học Tây Ban Nha (kỳ cuối)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Một thoáng văn học Tây Ban Nha (kỳ cuối)

Văn học Tây Ban Nha bao gồm các thể loại văn học như thơ, văn xuôi và kịch, trong đó nhiều tác giả, tác phẩm ...