TIN LIÊN QUAN | |
Tái cấu trúc để phát triển | |
Ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế |
Theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam rất cần phải hướng đến tư duy “Cấu trúc nền” và “Hệ điều hành xã hội” để chuyển hóa mô hình kinh doanh cho hiệu quả hơn.
Tái cấu trúc để hội nhập
Theo ông Tạ Châu Sơn, một chuyên gia tư vấn doanh nghiệp, tái cấu trúc có thể hiểu là việc sửa chữa và điều chỉnh lại các yếu tố cấu thành trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bất cứ mô hình tái cấu trúc nào cũng phải tạo ra được các mục tiêu cốt lõi như: tối đa doanh số, tối ưu khâu điều hành, tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
Ông Tạ Châu Sơn cho rằng, các doanh nghiệp khi áp dụng tái cấu trúc hoàn toàn có thể tạo ra những đột phá trong kết quả kinh doanh. (Ảnh: H.N) |
Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả tức là không có doanh thu, nhân sự trình độ thấp, nợ lương, không đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên... thì tất yếu phải thực hiện tái cấu trúc để tìm ra một Cấu trúc kinh doanh (Business Structure) hiệu quả hơn.
Các doanh nghiệp khi áp dụng tái cấu trúc hoàn toàn có thể tạo ra những đột phá trong kết quả kinh doanh từ doanh số tăng lên đến giảm các chi phí không cần thiết và hoạt động được tối đa công suất, năng suất cao nhất của toàn bộ máy của doanh nghiệp.
Cũng theo ông Tạ Châu Sơn, việc hội nhập quốc tế thành công của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào việc tìm ra mô hình hội nhập theo xu hướng thời đại mà còn phải đảm bảo hội nhập bền vững. Muốn vậy phải tăng được “sức đề kháng”, tức là khả năng thích nghi, năng lực kết nối, sự thông minh, nhạy bén và phối hợp quy mô toàn cầu cho doanh nghiệp đạt hiệu quả trong kinh doanh, chịu đựng được các sóng gió của thị trường và kiểm soát tốt các rủi ro khi vận hành doanh nghiệp và phát triển bền vững...
Ông Sơn cho biết, hiện nay các doanh nghiệp hội nhập cần tái cấu trúc có thể chia thành 3 loại: Loại 1 là đang sụt giảm doanh thu nghiêm trọng, có nguy cơ phá sản; Loại 2 là doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng phát triển nhưng cách thức hoạt động chưa hiệu quả; Loại 3 là doanh nghiệp đã phát triển và muốn phát triển vượt bậc đột phá.
Với các loại doanh nghiệp này thì ưu tiên số một là Tái cấu trúc các khu vực liên quan tới doanh số. Các yếu tố liên quan tới doanh số có thể chỉ ra gồm các khâu: Nghiên cứu lại sản phẩm (Product Research); Định vị khách hàng (Location); Nghiên cứu kênh hiện diện khách hàng (Customer Media); Nghiên cứu thông điệp truyền thông (Copy Writing); Nghiên cứu thiết kế sáng tạo về nhận diện thương hiệu sản phẩm (Creative Design)....
Chọn mô hình tái cấu trúc hiện đại cũng là một mục tiêu của hội nhập. Không thể nói là hội nhập nếu vẫn dùng các mô hình truyền thống, không hiệu quả trong khi thế giới đã có nhiều mô hình tiên tiến cần nghiên cứu và áp dụng, hiển nhiên không lấy yếu tố văn hóa làm rào cản để cập nhật mô thức mới.
Nên dùng mô thức nào để tái cấu trúc?
Theo ông Sơn, có rất nhiều công thức kinh điển cho việc tái cấu trúc doanh nghiệp để hội nhập. Tuy nhiên về cơ bản, công thức chỉ là cách thức chung để các doanh nghiệp xem xét, tham khảo, còn việc áp dụng công thức đó như thế nào thì tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể.
Hiện nay, việc ghép nối các công thức thành các quy trình để phục vụ cho việc tái cấu trúc đang là xu hướng tất yếu. Tiêu chí của phương pháp tái cấu trúc cũng cùng một tiêu chuẩn với mô thức Nhượng quyền, tức là phải đảm bảo chuẩn hóa tối đa và hiệu qủa cao nhất, có thể nhân bản mà vẫn hiệu quả.
Thông thường với các doanh nghiệp, ưu tiên số một là Tái cấu trúc các khu vực liên quan tới doanh số. (Nguồn: PTMarketting) |
Nếu tạm lấy cách thức đóng gói của mô thức Nhượng quyền thì quy trình hóa là quan trọng nhất. Như vậy sử dụng mô hình Đầu vào - Quy trình - Tiêu chuẩn - Đầu ra để phân tích thì ta sẽ tìm ra sự tối ưu trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Điểm quan trọng nhất trong khâu tối ưu doanh số là việc phối hợp các yếu tố trên thành một quy trình nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất. Đó chính là việc đau đầu của các doanh nghiệp hiện nay.
Qui mô doanh nghiệp cũng là một vấn đề. Những doanh nghiệp lớn sẽ có cách thức tái cấu trúc doanh số khác với doanh nghiệp vừa và nhỏ, tùy thuộc vào năng lực nội tại về nguồn lực tài chính, nhân sự, thương hiệu, sản phẩm thị trường mà có những quyết sách phù hợp.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Trường Linh, Giám đốc điều hành, Công ty TNHH Dermafirm Việt Nam cho biết, công ty của ông khởi nghiệp từ 2008 trong lĩnh vực chăm sóc tóc, năm 2010 mở rộng sang kinh doanh mỹ phẩm dành cho spa, thẩm mỹ viện... Mô hình kinh doanh mở rộng nên đòi hỏi cấu trúc doanh nghiệp cũng phải thay đổi để phù hợp. Cả 2 lĩnh vực chăm sóc tóc và da bổ trợ cho nhau, công ty thực hiện chế độ cung ứng khép kín, đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cả về tóc và da cho các salon, spa. Doanh số tăng, bao phủ thị trường rộng lớn hơn, quy mô và vị thế doanh nghiệp được khẳng định, có nền tảng để chiêu mộ nhân tài, đó là hiệu quả của tái cấu trúc mang lại.
Ông Phạm Trường Linh, Giám đốc điều hành, Công ty TNHH Dermafirm Việt Nam. (Ảnh: NVCC) |
“Rất may là chúng tôi đã đi đúng hướng nên chi phí không bị vượt ngoài kế hoạch và hiệu quả của tái cấu trúc đã đạt được”, ông Trường Linh cho biết.
Theo ông Sơn, các yếu tố như tối thiểu hóa chi phí và phát triển bền vững cũng quan trọng trong tái cấu trúc. Hiện nay, việc không nắm bắt được các tiêu chuẩn và quy trình khiến cho các doanh nghiệp bị bành trướng chi phí rất lớn. Ví dụ một quy trình lắp ghép gian hàng của một công ty sự kiện cần 10 nhân sự thì với đối tác nước ngoài chuyên nghiệp hơn họ chỉ cần 2 nhân viên biết thao tác chuẩn quy trình đã được thiết kế và chuẩn bị kỹ lưỡng, đây chính là tư duy “Biết kết quả thì mới bắt đầu: 2 + ? = 4” mà Doanh nghiệp Việt Nam đang rất yếu và thiếu giải pháp.
Cuối cùng thì yếu tố phát triển bền vững đang là mơ ước của các doanh nghiệp lớn. Có thể chỉ ra mô hình Kinh tế chia sẻ (Share Economy) sử dụng Nguồn vốn xã hội - Social Capital (tài sản xã hội, con người xã hội) như Uber, Airbnb,.. khi có một cộng đồng lớn tham gia đóng góp tài nguyên và cùng vận hành đang là một mô thức tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp mới.
Đặc biệt là “vốn xã hội” là một nguồn lực vô tận. Vốn nhân lực, vốn công nghệ, vốn tài chính… đều là mục tiêu của Tái cấu trúc Nguồn vốn. Một mô hình có hiệu quả để thu hút Nguồn vốn xã hội (Social Capital) phải đảm bảo nguồn vốn này không được lãng phí, không đầu tư vào tiêu sản, không có tác động tích cực vào xã hội, không cải thiện được uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Như vậy, việc tối ưu tái cấu trúc để doanh nghiệp hội nhập thành công cần có thời gian và nghiên cứu chuyên sâu và là đích đến của các doanh nghiệp. Trong khi chưa tìm ra được mô hình hoàn hảo nhất thì việc liên tục tái cấu trúc: Doanh số, Quản trị, Nguồn vốn là việc quan trọng cần làm của bất cứ doanh nghiệp nào.
Khẩn trương hoàn thiện Đề án tái cơ cấu DNNN Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về Đề án tái ... |
Tăng cường quản trị nhân lực để hội nhập tốt hơn Để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu tốt hơn, một trong những giải pháp quan trọng là doanh nghiệp cần phải tăng cường quản ... |
Quảng Ninh mời gọi doanh nghiệp tham gia tái cấu trúc nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp hiện không còn là công việc chỉ dành cho nông dân khi nhiều doanh nghiệp lớn đã trực tiếp đầu tư ... |