TIN LIÊN QUAN | |
Tách DNNN ra khỏi các Bộ: Để tự nguyện hay tạo áp lực? | |
Tăng trưởng bền vững: Nóng câu chuyện năng suất |
Đây là thông điệp được đưa ra tại Tọa đàm “Toàn cầu hóa kinh tế và thực tiễn quản lý/quản trị nhân sự ở các nước đang phát triển – Trường hợp của Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội.
Việt Nam chỉ tham gia 21% trong chuỗi giá trị toàn cầu
Tại tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, hiện nay, sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị vẫn ở giai đoạn đầu, chủ yếu là gia công và lắp ráp để tận dụng nhân công giá rẻ nhưng chưa tham gia vào những khâu quan trọng hơn, cần nhiều chất xám hay hàm lượng vốn cao.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tỷ trọng giá trị gia tăng trong lĩnh vực chế biến chế tạo của khu vực đầu tư nước ngoài trong tổng xuất khẩu của Việt Nam hiện chiếm khoảng 48,8%. Trong khi đó, hàm lượng giá trị gia tăng nội địa trong xuất khẩu vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 12,7%.
Hiện Việt Nam mới chỉ tham gia được 21% trong chuỗi giá trị toàn cầu, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực. Và để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu tốt hơn, một trong các giải pháp quan trọng là phải tăng cường quản trị nhân lực.
Tiến sỹ Hitoshi Sato, Trưởng Nhóm nghiên cứu, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (IDE JETRO) cho biết, quản trị nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.
Toàn cảnh Tọa đàm. (Nguồn: Báo Công Thương) |
“Doanh nghiệp tham gia toàn cầu hoá kinh tế có lợi thế về năng suất so với doanh nghiệp không tham gia. Ở Nhật Bản, các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng vào yếu tố điều hành quản lý về công nghệ, năng suất, quản lý tinh gọn, thực hành quản lý nguồn nhân lực. Đây là những yếu tố cốt lõi để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế”, Tiến sỹ Hitoshi Sato dẫn chứng.
Kết quả nghiên cứu của CIEM cho thấy, những doanh nghiệp hội nhập là những doanh nghiệp khả năng phát triển bền vững trong mọi hoàn cảnh. Đây cũng là những doanh nghiệp có nền tảng quản trị nhân sự tốt và cách quản trị nhân sự hiệu quả. Cụ thể, lãnh đạo doanh nghiệp là những người hướng ngoại, đã từng du học hoặc làm việc tại các công ty xuyên quốc gia. Ngoài ra, những doanh nghiệp này cũng rất quan tâm đến đời sống người lao động và có nhiều cách khuyến khích người lao động làm việc thông qua các chế độ tăng lương, thưởng dựa trên hiệu quả công việc.
Bên cạnh yếu tố nhân sự, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế tốt lại là những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh rõ ràng, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn.
“Điều này hoàn toàn có lý, bởi nếu không có kế hoạch kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp sẽ không có được mục tiêu phát triển của mình và không nỗ lực, tìm cách để đạt được mục tiêu đó”, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.
Coi trọng ngoại lực nhưng không đẩy nội lực
Chia sẻ tại Tọa đàm, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh, Việt Nam cần xem lại hội nhập quốc tế, coi trọng ngoại lực nhưng không đẩy nội lực.
Bà Lan cho rằng, nhiều người lo lắng Việt Nam sẽ không có được cải cách, động lực tăng trưởng khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được thông qua. “TPP được nhiều người ví như đũa thần để Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, nói một cách khách quan rằng sẽ không có ông nước ngoài nào giúp Việt Nam phát triển được cả, phải do chính chúng ta”, bà Lan chỉ rõ.
“Chúng ta rất hào hứng với xuất khẩu, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhưng bộ phận trong nước lại teo đi. Nếu không thay đổi bằng lao động giá rẻ, nội lực của Việt Nam vẫn còn yếu so với các đối thủ trên toàn cầu”, bà Lan quan ngại.
Theo bà Lan, cơ hội của Việt Nam trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã được khẳng định song thách thức về thị trường mở cửa là rất lớn. Hội nhập tới đây vẫn nói đến ngành dệt may, lao động giá rẻ, hàng điện tử cũng được coi là thành công của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu đến Việt Nam vẫn là vì nguồn lao động phong phú và giá rẻ, chứ không phải là nguồn lao động chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn.
“Đây là điều chúng ta đáng suy nghĩ! Việt Nam không thể cứ khai thác mãi nguồn tài nguyên và lao động giá rẻ trong khi thế giới đã khai thác tốt nguồn lực chất xám con người, đang bước vào công nghiệp thứ 4 (gia tăng giá trị về hàm lượng công nghệ, máy móc). Nội lực của Việt Nam cứ yếu đi so với các nước trong khu vực và đối tác trên toàn cầu, chúng ta không thể ngồi yên”, bà Lan trăn trở.
Các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu đến Việt Nam vẫn là vì nguồn lao động phong phú và giá rẻ. (Nguồn: VnEconomy) |
Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty Economia Việt Nam cho rằng, Việt Nam coi trọng quá nhiều thu hút ngoại lực mà chưa chú trọng nhiều đến nâng cao nội lực. Trong khi đó, trọng tâm để các doanh nghiệp Việt có thể tham gia vào chuỗi kinh tế toàn cầu là tăng cường sự kết nối giữa khu vực kinh tế tư nhân với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, họ có những chính sách, đạo luật rất cụ thể về việc khuyến khích, kết nối giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước với các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu.
“Nhiều quốc gia có những đạo luật khuyến khích việc mua bán, mua sắm công, mua sắm của các doanh nghiệp lớn từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đó là cách giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận được với thị trường toàn cầu thông qua việc nâng cao trình độ quản lý và trình độ về quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp này”, ông Bình đề xuất.
Ông Hitoshi Sato cho hay, vấn đề của Việt Nam hiện nay là luôn vướng vào tư duy phát triển dựa vào nguồn nhân lực rẻ. Các doanh nghiệp đến Việt Nam chủ yếu vẫn khai thác lợi thế này nên rất khó để Việt Nam thay đổi tư duy phát triển trong thời gian ngắn.
Ông Sato khuyến nghị, trong bối cảnh toàn cầu hóa ở mọi lĩnh vực, cần đặt cải cách nhân lực trong tay các doanh nghiệp nội địa, chỉ khu vực này mới đảm bảo chuyển đổi chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay.
Xu hướng tăng trưởng đi ngang: Nhận định không đúng, bốc thuốc sẽ sai! Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), xu hướng tăng trưởng hiện đang đi ... |
Để ngành công nghiệp hội nhập tốt thời TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được cho là cú hích giúp các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam như ... |
Hội nhập là điều kiện cần chứ chưa đủ Theo TS. Võ Trí Thành - Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhìn lại quá trình hơn 5 năm ... |