TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài | |
Việt Nam: Điểm sáng kinh tế năm 2016 |
Tại buổi báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 19/7 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra ước tính tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 có thể đạt khoảng 6% nhờ cầu trong nước tiếp tục được duy trì, thể hiện qua mức tăng tiêu dùng cá nhân và đầu tư. Triển vọng kinh tế trung hạn sẽ cải thiện nhờ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do khác. Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận các thị trường tiêu dùng lớn đồng thời tăng thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp.
Họp báo do Ngân hàng thế giới - WB tại Hà Nội, ngày 19/7. (Nguồn: VOV) |
Tuy nhiên, Chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam - ông Sebastian Eckardt cho rằng, bối cảnh nhu cầu trên toàn cầu còn yếu có tác động tới thị trường Việt Nam. Mức tăng trưởng được dự báo giảm là do tình hình hạn hán, nhiễm mặn tác động lớn đến sản lượng nông nghiệp. Ngoài ra, tăng trưởng trong ngành chế biến cũng giảm nhẹ. Nhưng chuyên gia Sebastian Eckardt cũng cho rằng, sự suy giảm của khu vực nông nghiệp được bù đắp bởi sự tăng trưởng tốt của thị trường bán lẻ, mà cụ thể là nhu cầu trong nước tương đối ổn định, ngành xây dựng được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng tín dụng.
Ông Sebastian đánh giá cao sự linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi chuyển cơ chế linh hoạt hơn trong quản lý tỷ giá. Tỷ giá tham chiếu được xác định hàng ngày và dựa trên giỏ tiền tệ. Đây là động thái quan trọng cho phép Ngân hàng Nhà nước có phản ứng nhanh hơn đối với thay đổi trong tình hình toàn cầu hiện nay và quan trọng là hạn chế được sự ảnh hưởng bởi những biến động lớn tới VNĐ. Đây là điểm tích cực, tăng cường khả năng chống chọi của đồng nội tệ.
Theo nhận định của Quyền Giám đốc WB tại Việt Nam Achim Fock, để duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì Việt Nam cần phải tiếp tục tái cơ cấu theo chiều sâu để tăng năng suất lao động. Bởi năng suất lao động là nhân tốt chính thúc đẩy tăng trưởng GDP trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhưng chuyển đổi cơ cấu – nguồn tăng năng suất lao động chính trong thời gian trước đây – đã chững lại trong vài năm gần đây. Trong khi đó, đối với từng ngành và từng doanh nghiệp mức tăng năng suất lao động bị hạn chế bởi một số yếu tố như: tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa hoàn thành; doanh nghiệp tư nhân còn non trẻ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, quy mô nhỏ, không có công nghệ và không bị áp lực cạnh tranh buộc phải tăng năng suất lao động.
Hiện Việt Nam đang thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước nhưng với tốc độ chậm. Trong 4 tháng đầu năm 2016 có 34 doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá. Nhưng đa số các thương vụ này chỉ liên quan đến các trường hợp cổ phiếu thiểu số. Điều này có thể làm giảm tác động muốn có của sở hữu tư nhân lên kết quả hoạt động, nâng cao quản lý, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường của doanh nghiệp.
Tăng trưởng bền vững: Nóng câu chuyện năng suất Tăng năng suất chính là chìa khóa phục hồi tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Vấn đề bức thiết này không chỉ đặt ... |
Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 Singapore Năng suất của Việt Nam vẫn chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia và 1/3 của Thái Lan, Trung Quốc. Thông tin vừa được ... |