Nhỏ Bình thường Lớn

Tài sản Nga bị phong tỏa: EU sắp đưa ra phán quyết, Ukraine kêu gọi chuyển giao cho Kiev quyền kiểm soát

Ngày 4/3, trang mạng Euractiv trích dẫn các nguồn giấu tên tiết lộ, Ủy ban châu Âu (EC) trong 2 tuần tới có thể sẽ đưa ra đề xuất chính thức về việc sử dụng số tiền thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine.
EU đã có cách giải quyết tài sản Nga bị đóng băng, tạo tiền lệ chưa từng có, ‘bước ngoặt’ trong luật pháp quốc tế? (Nguồn: Getty Images)
Ukraine kêu gọi phương Tây giao tài sản của Nga bị phong tỏa. (Nguồn: Getty Images)

Theo một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục thảo luận về khả năng sử dụng lợi nhuận từ tài sản của Moscow để tái thiết Kiev.

Phát biểu tại phiên họp Nghị viện châu Âu hôm 28/2, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho rằng, các nước EU nên cân nhắc sử dụng nguồn thu từ tài sản bị phong tỏa của Nga để mua thiết bị quân sự cho Ukraine.

Theo ý kiến của bà, biện pháp này sẽ là “cách thức sử dụng tốt nhất số tiền đó”.

Tin liên quan
Tài sản Nga bị phong tỏa: Mỹ sốt sắng, G7 lục đục, Moscow có công cụ đối phó Tài sản Nga bị phong tỏa: Mỹ sốt sắng, G7 lục đục, Moscow có công cụ đối phó

* Cùng ngày, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal kêu gọi phương Tây chuyển giao cho Kiev quyền kiểm soát các tài sản bị phong tỏa của Nga để “chúng có thể được sử dụng cho công cuộc tái thiết và hỗ trợ quá trình phục hồi của đất nước”.

Theo Thủ tướng Shmygal, kế hoạch tối thiểu là bắt đầu sử dụng thu nhập từ tài sản bị phong tỏa của Nga.

Ông chia sẻ: “Chúng tôi đang thành lập một nhóm chuyên viên quốc tế về vấn đề tịch thu. Chúng tôi đang lên kế hoạch cho cuộc họp đầu tiên. Ukraine đang phối hợp riêng với Bỉ và EU về việc sử dụng thu nhập nhận được từ những tài sản này của Nga. Hầu hết các đối tác đều ủng hộ quyết định này".

Các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang có tranh cãi về việc sử dụng 280 tỷ USD bị phong tỏa của Ngân hàng Trung ương Nga để hỗ trợ Ukraine.

Mỹ và Anh ủng hộ tịch thu toàn bộ tài sản, trong khi Pháp và Đức là những bên phản đối gay gắt nhất ý tưởng này.

Quan điểm của Berlin và Paris cũng được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ủng hộ.

G7 'xa lánh' kim cương Nga: Moscow bị cô lập hay phương Tây phải đi đường vòng?

G7 'xa lánh' kim cương Nga: Moscow bị cô lập hay phương Tây phải đi đường vòng?

Kể từ tháng 3/2024, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ mở rộng các biện pháp trừng phạt đối ...

Lý do Nga cấm xuất khẩu xăng dầu từ ngày 1/3

Lý do Nga cấm xuất khẩu xăng dầu từ ngày 1/3

Ngày 26/2, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã phê chuẩn lệnh cấm xuất khẩu xăng trong vòng 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/3.

Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/2): Nga tăng trưởng mạnh mẽ, dân Đức ‘oằn lưng’ gánh chi phí nhiên liệu, Hong Kong sẵn sàng ‘cất cánh’ trở lại

Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/2): Nga tăng trưởng mạnh mẽ, dân Đức ‘oằn lưng’ gánh chi phí nhiên liệu, Hong Kong sẵn sàng ‘cất cánh’ trở lại

Nga không sụp đổ mà tăng trưởng mạnh mẽ, chi phí nhiên liệu ở Đức tăng cao, Mỹ lạc quan, đợt suy giảm bất động ...

Ukraine thúc Mỹ và phương Tây ‘tấn công tổng lực’ Nga trên mặt trận này, hiến kế thêm đòn trừng phạt, rốt ráo bịt các lỗ hổng

Ukraine thúc Mỹ và phương Tây ‘tấn công tổng lực’ Nga trên mặt trận này, hiến kế thêm đòn trừng phạt, rốt ráo bịt các lỗ hổng

Nga đã thiệt hại ít nhất 400 tỷ USD, sau hơn 17.000 lệnh trừng phạt đánh váo các cá nhân và tổ chức, kể từ ...

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu thành công thoát khí đốt Nga, kỷ nguyên cũ sẽ không trở lại

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu thành công thoát khí đốt Nga, kỷ nguyên cũ sẽ không trở lại

Hai năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, động lực thị trường khí đốt châu Âu đã ...

(theo Euractiv, Reuters)