Tài sản Nga bị phương Tây đóng băng lên tới khoảng 300 tỷ USD. (Nguồn:Counter Punch) |
G7 rạn nứt
Cùng với Mỹ, Anh đang thúc đẩy các động thái nhằm tịch thu hoàn toàn số tiền đang nắm giữ của Nga để tài trợ cho chính phủ Ukraine.
Cụ thể, ngày 29/2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh, cơ sở pháp lý và đạo đức cho việc tịch thu tài sản là rất vững chắc. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Rishi Sunak trước đó kêu gọi các nước phương Tây “táo bạo” hơn trong nỗ lực khai thác tài sản.
Bộ trưởng Yellen tiết lộ đã tranh luận với người đồng cấp Pháp Bruno Le Maire về việc cung cấp các phương án mà giới lãnh đạo G7 có thể đưa ra thảo luận ở hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6.
Tin liên quan |
Tài sản Nga bị phong tỏa: Pháp, Đức bất ngờ nói về rủi ro, G7 bất đồng, Canada 'về phe' Mỹ |
Tuy nhiên, theo Bloomberg, rạn nứt đang gia tăng giữa các đồng minh phương Tây về việc tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine khi họ tiếp tục tranh cãi về cách sử dụng hợp pháp số tiền khổng lồ này.
Một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng cảnh báo về những tác động pháp lý và tài chính của động thái như vậy. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire bác bỏ quan điểm của bà Yellen và nhấn mạnh rằng: “Hiện tại chúng tôi không có cơ sở pháp lý để tịch thu tài sản của Nga. Chúng ta cần phải làm việc nhiều hơn".
Về phía Đức, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner nói rằng, EU đang xem xét "một bước đi an toàn về mặt pháp lý cũng có thể được thực hiện trong thời gian ngắn" để sử dụng số tiền thu được như tiền lãi từ tài sản bị phong tỏa để hỗ trợ Kiev.
Trong năm 2023, doanh thu thu được từ khối tài sản bị đóng băng của Nga lên tới 4,8 tỷ USD. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đề nghị sử dụng số tiền này để hỗ trợ cho Kiev.
Bà nói rằng: "Đã đến lúc thảo luận về việc sử dụng lợi nhuận lớn từ tài sản bị đóng băng của Nga để mua thiết bị quân sự cho Ukraine".
Washington ủng hộ ý tưởng đánh thuế tài sản của Moscow, đồng thời lưu ý các vấn đề liên quan tới mặt pháp lý.
Nga sẽ đáp trả
Trong bài phát biểu thường niên trước Quốc hội Liên bang ngày 29/2, Tổng thống Nga Vladimir Puin khẳng định, phương Tây đang làm mất uy tín của đồng tiền và hệ thống ngân hàng.
Người đứng đầu Điện Kremlin cho hay, Moscow cùng với các quốc gia “thân thiện” sẽ tập trung vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng tài chính mới không dính líu đến chính trị khi nước này tìm cách đoàn kết các nỗ lực trước những thách thức toàn cầu.
“Bản thân phương Tây đang làm mất uy tín của đồng tiền và hệ thống ngân hàng của mình", Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Ông đề cập xu hướng toàn cầu ngày càng tăng trong việc sử dụng nội tệ trong thương mại thay vì đồng USD. Theo đó, xu hướng này đã đạt được động lực đáng kể kể từ khi Nga bị cắt khỏi hệ thống tài chính phương Tây và đóng băng dự trữ ngoại hối vào năm 2022.
Một số quan chức Nga nhiều lần cảnh báo, đồng USD từ lâu đã được sử dụng làm "vũ khí" và lưu ý rằng những hành động như vậy đã khiến các nước trên thế giới giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh.
Trước đó, phía Moscow cũng nhiều lần nhấn mạnh về một động thái đáp trả nếu phương Tây tịch thu tài sản.
Nga nhận thấy, hành động đóng băng của phương Tây đối với khoảng 300 tỷ USD tài sản của mình là bất hợp pháp.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, nước này đang nắm giữ một lượng lớn tài sản của phương Tây và sẽ xử lý chúng nếu những quốc gia này sử dụng tài sản Moscow để hỗ trợ Ukraine.
TS. Andrei Kolganov, giáo sư kinh tế tại Đại học quốc gia Moscow tiết lộ: “Nga đang nắm giữ toàn bộ tài sản của một số công ty nước ngoài dừng hoạt động ở nước này. Đây sẽ trở thành công cụ để đối phó với mọi hành động tịch thu tài sản từ phương Tây".
Theo ông Andrei Kolganov, tổng giá trị của những tài sản này có thể ngang bằng với quy mô của các quỹ tài sản Nga đang bị đóng băng.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2/2022, Mỹ, EU và các đồng minh đã giáng nhiều đòn trừng phạt Moscow, nhằm gây sức ép với Tổng thống Vladimir Putin. Một trong số biện pháp đó là phong tỏa khoảng 50% dự trữ vàng và ngoại tệ của Moscow ở nước ngoài, trị giá khoảng 300 tỷ USD. |
| Để nền kinh tế ‘xanh hơn’ Chuyển đổi xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu, mà còn là cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong ... |
| Thêm tín hiệu tốt về thu hút FDI, nhà đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm tới Việt Nam Chiều 2/3, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã chia sẻ ... |
| IEA: Những mức tăng giảm 'chưa từng thấy', 'nghịch lý' trong xây dựng hệ thống năng lượng sạch, Trung Quốc làm một việc nhiều hơn cả thế giới cộng lại Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) mới đây đưa ra Báo cáo cho thấy quá trình chuyển đổi năng lượng của thế giới rất ... |
| ‘Điểm nghẽn’ của xu hướng năng lượng xanh? Xu hướng chuyển đổi năng lượng xanh “sôi sục” trên toàn cầu, nhưng tại sao chưa thể đạt kỳ vọng? |
| Nợ công Mỹ tăng tốc mạnh, chuyên gia nói 'không có gì đáng ngạc nhiên' Theo Bộ Tài chính Mỹ, nợ công của nước này đã chính thức vượt mốc 34.000 tỷ USD vào ngày 4/1. Quy mô nợ của ... |