TIN LIÊN QUAN | |
Giới thiệu báu vật khảo cổ học Việt Nam tại Đức | |
Phát hiện nhiều di tích khảo cổ ở Cao nguyên đá Đồng Văn |
Triển lãm do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với các bảo tàng: Bình Dương, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Phú Thọ, Hà Nội, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban quản lý và du lịch Mỹ Sơn, Viện Goethe Hà Nội và 3 bảo tàng quốc gia của Đức là Herne, Chemnitz, Reiss Engelhorn tổ chức.
Giới thiệu với báo chí về Trưng bày, TS. Nguyễn Văn Đoàn - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, đây là lần đầu tiên một trưng bày có quy mô lớn, số lượng hiện vật nhiều nhất được tuyển lựa từ các bảo tàng trong cả nước. Triển lãm nhằm giới thiệu những thành tựu chính của các nhà khảo cổ học Việt Nam đã đạt được trong 60 năm qua, đặc biệt chú trọng giới thiệu những kết quả khảo cổ học đã đạt được bởi sự hợp tác giữa Đức và Việt Nam trên lĩnh vực khảo cổ.
Khách nước ngoài say sưa chiêm ngưỡng hiện vật. (Ảnh: T.T) |
Phần trưng bày tập trung giới thiệu những hiện vật điển hình của một số di tích khảo cổ học Tiền sử tiêu biểu thuộc các loại hình như: công cụ lao động, đồ trang sức bằng đá, đồ gốm… được tìm thấy tại các di chỉ thuộc nhiều vùng khác nhau ở Việt Nam. Các hiện vật cụ thể gồm: Rìu tay bằng đá di chỉ Núi Đọ (Thanh hóa), thuộc thời đại Đá cũ; những công cụ đá điển hình của văn hóa Hòa Bình như rìu ngắn, vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai chất liệu đá thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu; Trống đồng Sao vàng - Thanh Hóa; thạp đồng, chuông đồng thuộc văn hóa Đông Sơn; Phác vật rìu di chỉ Núi Voi (Đông Sơn - Thanh Hóa); công cụ chặt đập di chỉ Gò Rừng Sậu (Sơn Vi - Phú Thọ) - Bảo tàng Lịch sử khai quật năm 1969...
Tại Trưng bày, đáng chú ý là những hình ảnh về cuộc khai quật tại Hang Hùm (Yên Bái) năm 1964. Đây là cuộc khai quật lớn đánh dấu mốc đầu tiên trong quan hệ hợp tác nghiên cứu Khảo cổ học giữa Việt Nam và Đức. Tại Hang Hùm, các chuyên gia khảo cổ học người Đức và Viện khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy những dấu vết, những hiện vật thuộc hậu kỳ đồ đá cũ - văn hóa Sơn Vi; gốm Chu Đậu (thế kỷ XV - XVI), đồ thủy thủ đoàn… khai quật từ con tàu đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm năm 1997 - 1999…
Ngay trong ngày đầu tiên, Trưng bày chuyên đề "Báu vật khảo cổ học Việt Nam" đã thu hút sự tham gia của đông đảo công chúng. (Ảnh: T.T) |
Ông Nguyễn Quốc Bình - Trưởng phòng Trưng bày cho biết thêm, trước đó, Trưng bày đã được tổ chức thành công tại Đức (từ năm 2016 đến tháng 2/2018), thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng Đức, giúp người dân Đức và châu Âu hiểu biết hơn về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.
Tiến sĩ Andreas Reinecke đến từ Ủy ban Nghiên cứu các nền văn hóa khảo cổ châu Âu, Viện Khảo cổ Đức nhấn mạnh, văn hóa Việt Nam rất thú vị và hấp dẫn, vì vậy, đã có khoảng 100 nghìn khách cũng như nhiều cơ quan truyền thông, báo chí đến tham quan khi sự kiện được diễn ra tại Đức. Bên cạnh hoạt động trưng bày, sự hợp tác Việt Nam - Đức còn được phối hợp thực hiện trên các lĩnh vực như nghiên cứu học thuật, khai quật khảo cổ học, bảo quản, đào tạo, xuất bản...
Ở Việt Nam, dự kiến Trưng bày sẽ kéo dài đến hết tháng 7/2018 để phục vụ công chúng.
"Báu vật khảo cổ Việt Nam" tiếp tục chinh phục công chúng Đức Ngày 15/9, tại Bảo tàng Reiss-Engelhorn ở thành phố Mannheim thuộc bang Baden-Wuerttemberg, Tây Nam nước Đức, đã diễn ra buổi khai mạc cuộc triển ... |
Triển lãm báu vật khảo cổ Việt Nam gây tiếng vang lớn tại Đức Sau 5 tháng kể từ ngày khai mạc, Triển lãm báu vật khảo cổ Việt Nam tại Đức đã thu hút hơn 50.000 lượt khách ... |
Khai mạc Triển lãm báu vật khảo cổ Việt Nam tại Đức Ngày 7/10, khoảng 700 quan khách đã tới Viện Bảo tàng khảo cổ LWL ở thành phố Herne, bang Nordrhein-Westfalen, dự khai mạc Triển lãm ... |