Nhỏ Bình thường Lớn

Tân Thủ tướng Anh ‘tiếp quản’ nền kinh tế với các cuộc khủng hoảng chồng chéo

Trên khắp Vương quốc Anh, các doanh nghiệp và hộ gia đình đang cảnh báo, họ sẽ không vượt qua được mùa Đông nếu không có sự trợ giúp từ chính phủ. Điều đó đặt ra những thách thức to lớn đối với bà Liz Truss, tân Thủ tướng Anh.
Tân Thủ tướng Anh ‘tiếp quản’ nền kinh tế với các cuộc khủng hoảng chồng chéo
Một số nhà kinh tế nói rằng nền kinh tế Anh đã rơi vào suy thoái. Vấn đề cấp bách nhất mà tân Thủ tướng Anh Liz Truss phải giải quyết là chi phí năng lượng tăng vọt. (Nguồn: EPA)

Thách thức cấp bách nhất

Kể từ khi ông Boris Johnson tuyên bố sẽ rời nhiệm sở vào tháng 7, triển vọng tăng trưởng kinh tế Anh đã dần suy yếu. Lạm phát hàng năm đang ở mức trên 10%, giá thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt.

Sự thất vọng về giá cả sinh hoạt tăng cao đã khiến hàng trăm nghìn công nhân làm việc tại các cảng, xe lửa đình công. Đồng Bảng Anh vừa ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ năm 2016, chạm mức thấp nhất so với USD trong hơn hai năm.

Martin McTague, người đứng đầu Liên đoàn các doanh nghiệp nhỏ của Vương quốc Anh cho biết: “Tôi sợ là không thể tìm thấy bất kỳ tin tốt nào”.

Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự đoán, lạm phát sẽ tăng lên 13% khi cuộc khủng hoảng năng lượng gia tăng.

Công ty đa quốc gia dịch vụ tài chính Citigroup có trụ sở tại New York (Mỹ) ước tính, lạm phát ở Anh có thể đạt đỉnh 18% vào đầu năm 2023. Trong khi đó, Ngân hàng đầu tư quốc gia Goldman Sachs ở Mỹ cảnh báo, lạm phát có thể lên tới 22% nếu giá khí đốt tự nhiên vẫn tăng ở mức hiện tại.

Vấn đề cấp bách nhất mà tân Thủ tướng Anh Liz Truss phải giải quyết là chi phí năng lượng tăng vọt, có thể dẫn đến làn sóng đóng cửa doanh nghiệp và buộc hàng triệu người phải lựa chọn giữa việc mua thức ăn hay sưởi ấm trong mùa Đông này.

Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence nhận định: “Tân Thủ tướng sẽ phải đối mặt với một nền kinh tế cận kề nguy cơ suy thoái liên quan đến chi phí năng lượng tăng vọt”.

“Thảm họa” chỉ có một lần trong đời

Kể từ tháng 10/2021, hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình đã tăng 80% lên mức trung bình 3.549 Bảng Anh (4.106 USD).

Khi mọi người buộc phải đánh giá lại ngân sách của mình, sự bùng nổ chi tiêu hậu Covid-19 đang tan biến nhanh chóng. BoE đã cảnh báo, nền kinh tế Anh sẽ rơi vào tình trạng suy thoái trong những tháng tới.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Ben Zaranko nhận định: “ Giá năng lượng tăng cao khiến các hộ gia đình, nhất là những gia đình nghèo phải chật vật để trang trải chi phí sinh hoạt. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải cắt giảm những khoản chi tiêu khác”.

Các số liệu riêng biệt từ ngành bán lẻ cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại trong tháng trước do người dân “thắt lưng buộc bụng”.

Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) thông tin, tổng doanh thu tăng ở mức 1% trong tháng 8, giảm so với mức 2,3% trong tháng 7.

Theo bà Helen Dickinson, Giám đốc điều hành của BRC, Thủ tướng mới cần có sự hỗ trợ khẩn cấp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Bà nói: “Với một số dự đoán về lạm phát lên tới 20% trong năm mới, các hộ gia đình và nhà bán lẻ đang chuẩn bị cho một thời gian đặc biệt khó khăn”.

Trong khi đó, ông Jonathan Neame, chủ của khoảng 300 quán rượu trên khắp miền Nam nước Anh cho biết, các chủ doanh nghiệp đang hoảng sợ. Từ đầu năm nay, họ đã nhận được hóa đơn tiền điện tăng vọt.

Nick Mackenzie, người đứng đầu chuỗi quán rượu Greene King cũng thông tin, trong một năm qua, một chi nhánh của quán ghi nhận chi phí năng lượng tăng 33.000 Bảng Anh (38.167 USD).

Ông Martin McTague nói: “Hóa đơn năng lượng thực sự gây khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp. Họ hiện đang phải vật lộn để đối phó với một ‘thảm họa’ chỉ có một lần trong đời."

Đồng Bảng Anh giảm mạnh có thể làm trầm trọng thêm vấn đề, khiến việc nhập khẩu năng lượng và các hàng hóa khác trở nên đắt đỏ hơn, đẩy lạm phát tăng cao hơn nữa.

Tân Thủ tướng Anh ‘tiếp quản’ nền kinh tế với các cuộc khủng hoảng chồng chéo
Tân Thủ tướng Anh Liz Truss. (Nguồn: CNN)

Khủng hoảng chồng chéo

Năng lượng không phải là lý do duy nhất khiến các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư lo lắng. Tuyển dụng lao động là một thách thức đặc biệt ở Vương quốc Anh, kể từ khi quốc gia này rời Liên minh châu Âu (EU) (Brexit).

Theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), khoảng 317.000 công dân EU đang sống ở Vương quốc Anh vào năm 2021.

Brexit cũng đang xáo trộn thương mại, đặc biệt là với EU, đối tác thương mại lớn nhất của Anh. Trong dài hạn, xuất khẩu và nhập khẩu sẽ giảm khoảng 15% so với mức bình thường.

John Glen, nhà kinh tế trưởng tại Cips nhận thấy: “Sự gián đoạn cảng, thủ tục giấy tờ Brexit và tình trạng thiếu hụt tiếp tục đóng vai trò thúc đẩy lạm phát. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hy vọng, Thủ tướng mới sẽ mang đến một giải pháp định hướng chính sách để giảm chi phí tăng cao”.

Không có giải pháp dễ dàng

Trong bài phát biểu sau khi giành chiến thắng, tân Thủ tướng Truss cam kết đưa ra một “kế hoạch táo bạo” để cắt giảm thuế và phát triển nền kinh tế, đồng thời giải quyết các hóa đơn năng lượng của người dân trước một mùa Đông khó khăn.

Nhưng nhiều nhà kinh tế lo ngại, cách tiếp cận này có thể làm tăng lạm phát và làm tổn hại đến nền tài chính công mỏng manh, đồng thời không thể đưa tiền vào túi những người cần nhất.

Jonathan Marshall, nhà kinh tế cấp cao tại Resolution Foundation nhận định: “Lợi ích của việc cắt giảm thuế phần lớn sẽ đến với những người trả nhiều thuế hơn, nói chung là những người có nhiều tiền hơn.

Không có cách nào giúp chính phủ tránh phải chi những khoản tiền khổng lồ để đối phó với khủng hoảng năng lượng trong mùa Đông này, nhưng các biện pháp có mục tiêu là cần thiết để tránh lãng phí”.

Thách thức tiếp theo đối với bà Truss là làm thế nào để chi trả cho một công cuộc can thiệp kinh tế quy mô lớn, đặc biệt là nếu việc cắt giảm thuế.

Chính phủ Anh đã vay rất nhiều tiền để hỗ trợ nền kinh tế trong quá trình giãn cách vì đại dịch Covid-19. Các khoản nợ của đất nước hiện gần như bằng 100% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Thêm vào đó, BoE đang tích cực tăng lãi suất để cố gắng ngăn chặn lạm phát. Điều đó sẽ khiến chính phủ càng chật vật để trả nợ.

Ngoài ra, Anh cũng đã phát hành một lượng lớn trái phiếu liên quan đến lạm phát, điều này sẽ làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế.

Chuyên gia kinh tế Zaranko nhấn mạnh: “Đó gần như là sự kết hợp hoàn hảo của những thách thức khiến nền tài chính công gặp rủi ro theo cách chưa từng có trong thời gian gần đây”.

Tin thế giới 6/9: Bà Liz Truss chính thức là Thủ tướng Anh, Philippines nói về biên giới trên biển, đụng độ biên giới Ấn Độ-Pakistan

Tin thế giới 6/9: Bà Liz Truss chính thức là Thủ tướng Anh, Philippines nói về biên giới trên biển, đụng độ biên giới Ấn Độ-Pakistan

Bà Liz Truss chính thức trở thành Thủ tướng Anh, Philippines nói về biên giới trên biển, đụng độ biên giới Ấn Độ-Pakistan là tin ...

Bà Liz Truss chính thức trở thành tân Thủ tướng Anh

Bà Liz Truss chính thức trở thành tân Thủ tướng Anh

Chiều ngày 6/9, bà Liz Truss đã chính thức trở thành tân Thủ tướng Anh sau cuộc gặp với Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại ...

Nhận diện thách thức chờ tân Thủ tướng Anh

Nhận diện thách thức chờ tân Thủ tướng Anh

Củng cố nội bộ, giải quyết bài toán kinh tế, mở rộng ảnh hưởng quốc tế của London sẽ là nhiệm vụ không dễ dàng ...

Thừa hưởng nền kinh tế cận kề suy thoái, Thủ tướng Anh kế nhiệm tung 'kế hoạch táo bạo'

Thừa hưởng nền kinh tế cận kề suy thoái, Thủ tướng Anh kế nhiệm tung 'kế hoạch táo bạo'

Ngày 5/9, Vương quốc Anh đã chào đón nhà lãnh đạo mới, bà Liz Truss, người sẽ thay thế ông Boris Johnson để trở thành ...

Ngân hàng Nga dự báo về khủng hoảng kinh tế toàn cầu, châu Âu lo nền tảng lung lay, Bắc Kinh đạt kỷ lục thương mại mới với Moscow

Ngân hàng Nga dự báo về khủng hoảng kinh tế toàn cầu, châu Âu lo nền tảng lung lay, Bắc Kinh đạt kỷ lục thương mại mới với Moscow

Trong dự thảo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga (BR) về các định hướng chính sách tiền tệ chủ chốt giai đoạn 2023-2025, ...

(theo CNN, The Guardian)

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi