Ngày 20/1 (giờ Mỹ), ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đã tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Tân Tổng thống 78 tuổi là người có kinh nghiệm chính trị dày dặn, từng phục vụ 8 đời Tổng thống, từ Tổng thống Richard M. Nixon đến Tổng thống Barack Obama. (Nguồn: AFP)
Ông Joe Biden sinh năm 1942 trong một gia đình Công giáo Ireland ở Đông Bắc Pennsylvania. Ông là con trai cả trong gia đình, có bố mẹ là Joseph Robinette Biden Sr. và Catherine Eugenia Finnegan Biden. Gia đình Biden chuyển đến Delaware – tiểu bang nhỏ thứ hai của Mỹ, khi ông mới 10 tuổi. (Nguồn: New York Times)
Ông Joe Biden học song song hai chuyên ngành Lịch sử và Khoa học Chính trị tại Đại học Delaware, sau đó học tiếp ngành Luật tại Đại học Syracuse. Sau khi tốt nghiệp, ông Biden bắt đầu tham gia chính trị địa phương ở bang Delaware và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Hội đồng Quận Castle Mới vào năm 1970. Hai năm sau, khi mới 29 tuổi, ông đã chiến thắng Thượng nghị sĩ J. Caleb Boggs – cựu thống đốc Delaware, trở thành một trong những người trẻ tuổi nhất được bầu vào Thượng viện Mỹ. (Nguồn: New York Times)
Vào những năm 1970, ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức thượng nghị sĩ vào Thượng viện Mỹ. Dù từng bị sa thải sau khi lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc làm ăn gian dối và theo chủ nghĩa tách biệt tại Thượng viện, nhưng ông Biden đã nhanh chóng lấy lại được uy tín trong hội đồng, trở thành thành viên đảng Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Tư pháp và sau đó là Chủ tịch hội đồng. (Nguồn: New York Times)
Năm 1987, ông Joe Biden bắt đầu chiến dịch tranh cử Tổng thống đầu tiên với mục tiêu giành được đề cử của đảng Dân chủ. Ứng cử viên 44 tuổi tự thể hiện mình là đại diện cho một thế hệ mới và tuyên bố: “Chúng ta phải thắp lại ngọn lửa của chủ nghĩa lý tưởng ở đất nước Mỹ”. (Nguồn: New York Times)
Là người đi đầu trong việc kiểm soát vũ khí, ông Joe Biden từng dẫn đầu phái đoàn thượng nghị sĩ đến gặp các quan chức Điện Kremlin ở Moscow để trình bày các điều kiện của Mỹ đối với việc phê chuẩn Đàm phán Giới hạn Vũ khí Chiến lược – SALT II. Đây là những nỗ lực đầu tiên của ông Biden trong việc kiểm soát vũ khí hạt nhân và đàm phán an ninh chiến lược nhằm ngăn chặn chạy đua vũ trang hạt nhân và thiết lập các chuẩn mực ứng xử quốc tế. Sau này, trên cương vị Phó Tổng thống, ông Biden giữ vai trò quan trọng trong việc phê chuẩn Hiệp ước START mới với Nga, trong đó có việc đưa vũ khí hạt nhân chiến lược mà hai nước đã triển khai xuống mức thấp nhất trong lịch sử. (Nguồn: TASS)
Sau khi hy vọng tranh cử Tổng thống tan vỡ, năm 1988, ông Biden phải đối mặt với chứng phình động mạch não có khả năng đe dọa đến tính mạng. Trải qua hai lần phẫu thuật, ông Biden đã quay lại Thượng viện làm việc sau 7 tháng vắng mặt vì phải chống chọi với bệnh tật. (Nguồn: New York Times)
Ông Joe Biden đã để lại nhiều dấu ấn và thành tựu cá nhân trên lĩnh vực lập pháp của nước Mỹ như: giới thiệu Đạo luật Bảo vệ Khí hậu Toàn cầu, kêu gọi hành động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, Đạo luật chống bạo lực đối với phụ nữ, thông qua dự luật tội phạm năm 1994. (Nguồn: New York Times)
Là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ trong suốt 12 năm, thượng nghị sĩ Joe Biden đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách đối ngoại của Mỹ. Chính trị gia kỳ cựu này là người đi đầu trong các vấn đề và luật pháp liên quan đến chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa khủng bố, vũ khí hủy diệt hàng loạt, châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh, Trung Đông và Tây Nam Á. (Nguồn: Getty Images)
Sau hai thập kỷ kể từ lần tranh cử đầu tiên, ông Joe Biden đã quyết định thử sức trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008. Ở tuổi 60 lúc bấy giờ, ông Biden đã ra tranh cử với tư cách là một nhà lãnh đạo dốc toàn lực trong chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử của ông đã không thu hút được sự chú ý của cử tri Mỹ lúc đó. (Nguồn: Getty Images)
Sau khi giành được đề cử Tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2008, ông Barack Obama đã lựa chọn ông Joe Biden – người sở hữu kinh nghiệm chính sách đối ngoại dày dặn, làm Phó Tổng thống. Trên cương vị này, ông Biden đã chủ trì các phiên họp của Nội các Tổng thống, làm việc với Quốc hội nhằm nâng cao mức sống của tầng lớp trung lưu Mỹ, giảm bạo lực súng đạn, giải quyết bạo lực đối với phụ nữ,… (Nguồn: Getty Images)
Ngoài ra, Phó Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ còn hỗ trợ Tổng thống Barack Obama trong việc thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế lớn nhất trong lịch sử quốc gia, cam kết triển khai năng lượng sạch, thông qua Đạo luật bình đẳng giới, tạo ra hàng triệu việc làm, thực hành tiết kiệm, đảm bảo chế độ bảo hiểm cho người dân, kiểm soát lỗ hổng sử dụng vũ khí… (Nguồn: New York Times)
Sau hai lần thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng trong các năm 1988 và 2008, tháng 4/2019, ông Biden thông báo ra tranh cử sau nhiều tháng lưỡng lự. Với chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tại các tiểu bang Tây Virginia và Georgia, ông Biden được đề cử chính thức trở thành đại diện của đảng Dân chủ, và Thượng nghị sĩ bang California Kamala Harris được lựa chọn là đối tác tranh cử của ông Biden trong cuộc đua song mã vào Nhà Trắng. (Nguồn: New York Times)
Ngày 14/12/2020, toàn bộ 538 đại cử tri các bang đã chính thức đi bầu Tổng thống Mỹ, với kết quả là ứng cử viên Joe Biden chính thức đắc cử khi giành được 306 phiếu đại cử tri, trong khi ứng cử viên Donald Trump giành 232 phiếu đại cử tri. Phát biểu sau khi chính thức đắc cử, ông Joe Biden khẳng định: “Trong cuộc chiến vì linh hồn nước Mỹ, dân chủ đã thắng thế. Người dân đã bỏ phiếu. Niềm tin vào chính quyền vẫn giữ vững. Tính toàn vẹn của cuộc bầu cử vẫn nguyên vẹn. Và bây giờ là lúc lật sang trang mới. Để đoàn kết. Để hàn gắn". (Nguồn: New York Times)
Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ Joe Biden cam kết sẽ trở thành Tổng thống của tất cả mọi người dân, kêu gọi đoàn kết, khôi phục và hàn gắn. Liên quan tới lĩnh vực đối ngoại, tân Tổng thống Mỹ cam kết "phục hồi các liên minh và can dự với thế giới một lần nữa", đồng thời tuyên bố sẽ thay đổi những chiến sách biệt lập của người tiền nhiệm. (Nguồn: AFP)
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".