Chương trình Giáo dục về bệnh Glôcôm cho bệnh nhân là mô hình giáo dục bệnh nhân đầu tiên kết hợp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến (mô hình Hybrid) trong ngành nhãn khoa. (Nguồn: Báo SK&ĐS) |
Khác với những Chương trình giáo dục bệnh nhân trước đây thường được thực hiện trực tiếp tại bệnh viên, mô hình hybrid sẽ tạo sự thuận tiện để nhiều bệnh nhân dễ dàng tham gia hơn nhằm giúp họ tăng cường nhận thức cũng như sự tuân thủ trong điều trị bệnh Glôcôm vốn được gọi là "Kẻ cắp thị lực thầm lặng" lấy mất thị lực người bệnh vĩnh viễn không hồi phục và là nguyên nhân gây mù lòa đứng hàng thứ 2 ở Việt Nam và nhiều khu vực trên thế giới.
Chương trình diễn ra ở 3 Bệnh viện Mắt hàng đầu cả nước, trong đó đại diện ở miền Bắc là Bệnh viện Mắt Hà Nội. Chương trình sẽ kéo dài trong vòng 3 tháng từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022.
Chương trình Giáo dục về bệnh Glôcôm cho bệnh nhân là mô hình giáo dục bệnh nhân đầu tiên kết hợp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến (mô hình Hybrid) trong ngành nhãn khoa nhằm cung cấp giải pháp hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ người bệnh tiếp cận kiến thức toàn diện về Glôcôm.
Chương trình nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ điều trị trong quản lý bệnh lý Glôcôm. Glôcôm là một bệnh lý nguy hiểm vì bệnh “đánh cắp thị lực thầm lặng”. Bệnh tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng và quan trọng là gây đánh mất thị lực vĩnh viễn.
Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình nâng cao nhận thức về bệnh Glôcôm cho bệnh nhân Glôcôm và người chăm sóc, mỗi buổi giáo dục bệnh nhân được triển khai cùng lúc dưới hai hình thức: Trực tiếp tại bệnh viện; Trực tuyến thông qua các nền tảng kỹ thuật số.
Chia sẻ về tiềm năng của chương trình, TS.BS. Nguyễn Xuân Tịnh, Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội khẳng định: “Với sự kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực truyến bằng công nghệ kỹ thuật số, chúng tôi tin tưởng đây sẽ là mô hình giáo dục bệnh nhân mang lại hiệu quả, giúp những bệnh nhân và người nhà không có điều kiện đến bệnh viện vẫn có thể tiếp cận được thông tin, được tư vấn và giải đáp những câu hỏi thường gặp của bệnh Glôcôm - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Qua chương trình này, người bệnh và người chăm sóc sẽ được cung cấp thông tin và tư vấn rất kỹ lưỡng về tình trạng bệnh tật của mình, từ đó giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý glôcôm, đặc biệt là việc tuân thủ điều trị".
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai bên trong chương trình Giáo dục bệnh Glôcôm cho bệnh nhân. (Nguồn: Bệnh viện Mắt Hà Nội) |
Hợp tác giữa bệnh viện và các đối tác đa phương đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chung nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng. Bà Đinh Nguyễn Huỳnh Mai - Giám đốc ngành hàng đang tăng trưởng và đổi mới kinh doanh, Công ty TNHH Novartis Việt Nam chia sẻ: “Novartis tự hào là đơn vị đồng hành đáng tin cậy của hệ thống y tế Việt Nam nói chung và ngành Nhãn khoa nói riêng trong việc bảo vệ thị lực của người dân khỏi những bệnh lý về mắt có thể phòng tránh được.
Cùng với các đơn vị y tế và cộng đồng Nhãn khoa, chúng tôi luôn đặt bệnh nhân ở vị trí trung tâm và không ngừng nỗ lực tìm ra những giải pháp nhằm giúp họ có thể tiếp tục nhìn thấy thế giới muôn màu với đôi mắt sáng khỏe. Bên cạnh đó, chúng tôi cam kết phát triển các dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng, mở rộng các chương trình hợp tác nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế Việt Nam. Chương trình Giáo dục về bệnh Glôcôm cho bệnh nhân là minh chứng cụ thể cho cam kết đó".
Tại sự kiện, các bác sĩ đã chia sẻ những thông tin cập nhật về bệnh Glôcôm tại Việt Nam và trên thế giới, những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng điều trị, đồng thời thảo luận những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, cung cấp thêm kiến thức cho bệnh nhân và người chăm sóc trong quá trình điều trị Glôcôm.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Glôcôm là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ hai thế giới. Vào năm 2020, số người (tuổi từ 40-80) bị Glôcôm trên thế giới vào khoảng 79,6 triệu, được dự đoán tăng lên 111,8 triệu vào 2040, trong đó bệnh nhân Glôcôm người châu Á chiếm 47%. Ở các nước phát triển, khoảng 50% số người bị bệnh Glôcôm không biết có bệnh và không đi khám. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, con số này có thể tăng tới 90%.
Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ của Viện Mắt Trung Ương và tổ chức Atlantic Philanthropies về tình trạng mù lòa tại 16 tỉnh thành năm 2007, có 24.800 người bị mù cả hai mắt do Glôcôm và là nguyên nhân gây mù thứ 2. Năm 2015 có 13.160 người mù do bệnh Glôcôm và là nguyên nhân gây mù đứng hàng thứ 4 trong nước.
Với đa dạng hình thức triển khai, chương trình đặt mục tiêu sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích tới các bệnh nhân Glôcôm, hỗ trợ các bệnh nhân cập nhật, bổ sung và nâng cao kiến thức bệnh lý nhãn khoa để cải thiện sức khỏe đôi mắt của bản thân người bệnh cũng như những người xung quanh.
| Adenovirus gây bệnh gì, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh? Adenovirus có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời ... |
| Người mắc bệnh mạn tính trong kỳ nghỉ lễ không thể bỏ qua những lưu ý này Vào các kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhiều gia đình chọn lựa đi du lịch, tụ họp, tiệc tùng gặp gỡ bạn bè, người thân ... |
| Bệnh lý tim mạch ngày càng tăng sau khi mắc Covid-19 Một nghiên cứu dựa trên số liệu y tế của hơn 153.000 người ở Mỹ, vừa được công bố trên tạp chí Nature Medicine, đã ... |
| Nữ bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi bệnh HIV Nhờ phương pháp cấy ghép mới, một bệnh nhân nữ đầu tiên trên thế giới đã được chữa khỏi bệnh HIV, trước cô, có 2 ... |
| Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh lý gây tử vong hàng đầu vì ăn sai cách TGVN. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 25% dân số mắc bệnh lý về tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt trong những ... |