Nhỏ Bình thường Lớn

Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người, tảo hôn thông qua công nghệ số

Vừa qua, tại Hà Nội, dự án Em Vui đã tổ chức giới thiệu các sản phẩm của dự án bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại Hà Nội. Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của hơn 80 đại biểu đến từ các cơ quan báo chí - truyền thông cấp quốc gia và từ 4 tỉnh dự án.
Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người, tảo hôn thông qua công nghệ số
Dự án Em vui được triển khai tại một trường học ở tỉnh Lai Châu. (Nguồn: ISDS)

Dự án Em Vui là một nỗ lực của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) và tổ chức Plan International Việt Nam nhằm tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số.

Triển khai từ tháng 6/2020 đến hết tháng 6/2023 tại 4 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị, dự án đã nhận được sự tài trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và tổ chức Plan International Bỉ.

Tại chương trình, dự án đã giới thiệu một loạt các sản phẩm giáo dục - truyền thông độc đáo nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số. Trong số đó, bộ phim hoạt hình Hành trình của Mỉ gồm 12 tập phim, bộ truyện tranh Hành trình của Mỉ, truyện tranh Đừng mắc bẫyĐừng vội lấy chồng sớm, cùng với các video minh họa, tài liệu học, tiểu phẩm và phóng sự đều được giới thiệu trong chương trình.

Ngoài ra, dự án Em Vui cũng trình bày 3 báo cáo định kỳ về tình trạng tảo hôn và mua bán người tại các tỉnh tham gia dự án như Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Giang. Cùng với đó, chương trình cũng tạo cơ hội cho các tổ chức xã hội, cơ quan báo chí - truyền thông và các đơn vị liên quan trao đổi kinh nghiệm và đánh giá về Nền tảng Em Vui.

Phát biểu tại chương trình, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), Giám đốc dự án Em Vui, chia sẻ: “Sau một thời gian xây dựng, nền tảng trực tuyến Em Vui đã chính thức ra mắt và vận hành từ tháng 9/2021. Em Vui đã thực sự trở thành một người bạn tin cậy của hàng nghìn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số và là một kênh thông tin hữu ích cho các thầy cô giáo và các cán bộ địa phương. Sản phẩm giáo dục truyền thông của Em Vui được chúng tôi xây dựng rất thân thiện, gần gũi với các em, giúp các em dễ dàng tìm hiểu các thông tin và trang bị các kỹ năng cần thiết để phòng tránh tảo hôn và mua bán người”.

Dự án Em Vui hướng đến mục tiêu tổng quát là giúp các trẻ em gái, em trai, nam nữ thanh niên các dân tộc thiểu số sử dụng không gian kỹ thuật số để tìm hiểu và tiếp cận quyền lợi của họ, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và đóng góp ý kiến của mình cho các nhà hoạch định chính sách.

Với sự đồng hành của các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể và mạng lưới các tổ chức xã hội, đã có 17.200 em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số được hưởng lợi trực tiếp từ những hoạt động của dự án và kỳ vọng lan tỏa thông tin tới hơn 57.400 em vùng dân tộc khác trên khắp 4 tỉnh tham gia dự án.

Tại huyện Mèo Vạc, dự án được triển khai tại các xã Lũng Pù, Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Lũng Chinh. Đây là diễn đàn thân thiện và tin cậy với nhiều thông tin bổ ích và lý thú để các bạn thanh thiếu niên tham gia học tập, giao lưu và chia sẻ kiến thức.

Theo ghi nhận tại các địa phương đa số trẻ em gái, trẻ em trai, nam, nữ thanh niên dân tộc thiểu số đều từng bước nâng cao kiến thức và kỹ năng để bảo vệ bản thân trước nạn tảo hôn và mua bán người thông qua nền tảng trực tuyến.

Thanh niên là người đi đầu 'mở cửa' kỷ nguyên số

Thanh niên là người đi đầu 'mở cửa' kỷ nguyên số

TS. Đặng Vũ Cảnh Linh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Thanh niên – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho rằng, ...

Người dân hưởng lợi từ ứng dụng kết nối dữ liệu dân cư, hướng đến Chính phủ số, công dân số

Người dân hưởng lợi từ ứng dụng kết nối dữ liệu dân cư, hướng đến Chính phủ số, công dân số

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia ...

UNESCO cùng các đối tác chung tay thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam

UNESCO cùng các đối tác chung tay thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Chiều 28/3, tại Hà Nội, hơn một trăm đại biểu và hàng nghìn khán giả xem trực tuyến đã chứng kiến Lễ công bố dự ...

UNICEF: Nỗ lực loại bỏ nạn tảo hôn vẫn chưa đủ

UNICEF: Nỗ lực loại bỏ nạn tảo hôn vẫn chưa đủ

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) mới đây, nỗ lực loại bỏ tục tảo hôn đã đạt được tiến bộ, đặc biệt là ...

Nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Việt Nam

Nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Việt Nam

Ngày 25/5, tại Hà Nội, Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm trong việc vận hành và nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một ...