Tặng kính, tặng cả tương lai

Thế giới hiện có tới 2,5 tỷ người cần đeo kính, nhưng không thể sở hữu một cặp kính.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tang kinh tang ca tuong lai Intel cân nhắc ra mắt kính thông minh trong năm 2018
tang kinh tang ca tuong lai Mắt kính ti vi

Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, nếu gặp vấn đề về mắt như cận thị hoặc viễn thị, bạn có thể dễ dàng tới các cửa hàng kính mắt để khám và mua cho mình một cặp kính phù hợp với giá cả hợp lý.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không có cách nào mua được kính? Điều gì sẽ xảy ra nếu không có các bác sĩ nhãn khoa hay không có kính? Chắc chắn cơ hội học tập và tìm việc làm sẽ dần biến mất vì bạn không thể đọc, dù rằng đơn giản chỉ cần một cặp kính đã có thể giải quyết vấn đề.

Thu hẹp cơ hội, kìm hãm phát triển

Một báo cáo gần đây của Viện nghiên cứu Phát triển Nước ngoài (ODI) có trụ sở tại London cho thấy, thiếu kính có thể gây hại tới sự phát triển cá nhân và kinh tế của một đất nước tới mức nào.

Theo báo cáo này, có khoảng 2,5 tỷ người trên thế giới cần đeo kính, nhưng không thể có kính. Khoảng 90% trong số này tập trung ở 20 nước đang phát triển, chủ yếu ở châu Phi và châu Á. Nguyên nhân chủ yếu là do họ sống trong những điều kiện thiệt thòi, thiếu thốn từ các bác sĩ nhãn khoa, cửa hàng kính mắt cho tới điều kiện kinh tế để sở hữu một cặp kính. Việc không tiếp cận được với những giải pháp hỗ trợ thị lực là một rào cản khổng lồ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân.

tang kinh tang ca tuong lai
Một cặp kính có thể giúp người dân thoát cảnh đói nghèo. (Nguồn: Clearly.world)

Học sinh bị cận thị không có kính gặp khó khăn rất nhiều trong việc tiếp thu bài giảng của giáo viên, bởi ước tính khoảng 80% những gì trẻ em học được đều thông qua thị giác. Điều chỉnh thị giác của trẻ có lợi ích tương đương với nửa năm giảng dạy bổ sung. Thật vậy, một đánh giá dựa trên 60 ca can thiệp y tế cho học sinh ở các trường tiểu học đã cho thấy rằng việc cung cấp kính cho trẻ em có lợi ích kinh tế cao hơn nhiều lần so với cải thiện dinh dưỡng cho chúng. Hiện thế giới vẫn còn hơn 239 triệu trẻ em yếu thị lực phải sống thiếu kính.

Còn đối với người lớn, các nhà nghiên cứu cho biết, gặp vấn đề về thị lực có thể làm mất cơ hội việc làm, mất thu nhập, làm giảm năng suất của nền kinh tế địa phương, từ đó làm mất đi cơ hội thoát đói nghèo. Một người lớn nếu không thể làm việc do kém thị lực sẽ kéo theo việc con cái họ phải nghỉ học giữa chừng do gia đình không đủ điều kiện, làm ảnh hưởng tới phát triển tri thức của trẻ. Kết quả là, một vòng nghèo đói sẽ lặp đi lặp lại từ đời này sang đời khác. Chưa dừng lại ở đó, những vấn đề về thị lực có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày cũng như sức khỏe và sự an toàn của người dân.

Thị lực kém được ước tính gây thiệt hại nền kinh tế toàn cầu khoảng 3 nghìn tỷ USD mỗi năm. Nếu khắc phục được vấn đề này, có thể mở ra nhiều cơ hội việc làm, giúp thúc đẩy kinh tế của các quốc gia đang phát triển.

Vấn đề bị thế giới bỏ quên

Tuy nhiên, theo ODI, chính vì phần lớn ngân sách viện trợ chỉ tập trung vào chữa trị những căn bệnh cấp tính đe dọa đến tính mạng con người, nên bệnh kém thị lực không nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng quốc tế.

Nhận ra sự thật phũ phàng đó, James Chen, một doanh nhân Hongkong và là nhà hoạt động từ thiện tích cực, đã lập ra một quỹ từ thiện tại Rwanda mang tên “Vision for a Nation” nhằm cung cấp kính cho những người dân nơi đây. Công ty Adlens của ông Chen chuyên thiết kế các loại kính mắt có thể tự điều chỉnh độ cận, độ viễn dựa trên công nghệ của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel Luis Alvarez, với mức giá chỉ 2 USD một cặp kính.

Ngoài ra, các y tá ở Rwanda cũng được đào tạo để có thể tự mình khám mắt cho dân, còn người dân cũng đã được tiếp cận một số phương pháp điều trị cho các vấn đề về mắt như cung cấp thuốc nhỏ mắt cho người bị viêm kết mạc... Theo thống kê của quỹ từ thiện này, dự án đã tiếp cận tới hơn 2 triệu người dân Rwanda và 160.000 cặp kính đã được cung cấp cho những người cần.

Từ những thành công tại Rwanda, một quỹ từ thiện khác của James Chen có tên “Clearly”, cũng đang vận động để thu hút nhiều hơn sự chú ý của cộng đồng quốc tế đến các vấn đề về mắt và cung cấp kính cho những người thật sự cần, không chỉ tại Rwanda, mà ở khắp nơi trên thế giới. James đã tự đặt cho mình một sứ mệnh rằng nếu một ngày con người đặt chân lên sao Hỏa, mọi người đều có thể nhìn thấy điều đó xảy ra.

Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ nhằm giải quyết triệt để vấn đề này: “Nếu chúng ta không hành động kịp thời, những người bị bỏ lại đằng sau sẽ không bao giờ đuổi kịp nhân loại”.

Cũng theo báo cáo của ODI, đầu tư vào mắt kính và các dịch vụ bảo vệ sức khỏe cho mắt có thể đem lại lợi tức cao hơn gấp 30 lần số tiền bỏ ra. Vậy, với lợi ích về cả con người lẫn kinh tế, thật là một điều thiếu sót khi bỏ qua một vấn đề tuy không nổi bật, nhưng cũng không kém phần nghiêm trọng về lâu dài.

tang kinh tang ca tuong lai Sắp có công nghệ streaming video HD trên kính thông minh

Tuy khá thông dụng nhưng phát video trực tiếp với các thiết bị nhỏ gọn như đồng hồ thông minh và kính thông minh vẫn ...

tang kinh tang ca tuong lai Ngoài nhận diện khuôn mặt, Face ID còn làm được những gì?

Face ID hứa hẹn đem tới nhiều tính năng mới hấp dẫn thay vì chỉ đơn giản là khả năng nhận diện khuôn mặt.

tang kinh tang ca tuong lai Chi phí thay mặt kính phía sau của iPhone 8 đắt đỏ hơn bạn nghĩ

iPhone 8 và 8 Plus có mặt kính thủy tinh, nếu bị vỡ, chi phí thay thế còn nhiều hơn màn hình.

Đào Quang (theo BBC)

Đọc thêm

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động