Tăng tốc hội nhập qua hợp tác Nam – Nam

Trên con đường hội nhập “sâu” của Việt Nam, sẽ có một lực đẩy lớn từ dòng chảy hợp tác Nam-Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tang toc hoi nhap qua hop tac nam nam Báo chí Việt Nam trong thời kỳ khoa học kỹ thuật số
tang toc hoi nhap qua hop tac nam nam Nâng cao hiệu quả hội nhập và thúc đẩy hợp tác Nam - Nam trong giai đoạn mới

Hợp tác Nam-Nam (hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển) và hợp tác Ba bên (hợp tác giữa các nước đang phát triển với sự tham gia, hỗ trợ của các nước phát triển hoặc các tổ chức quốc tế) đang ngày càng trở nên phổ biến và tăng cường nhờ sự nổi lên của các nước phía Nam hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi...

Tiềm năng dồi dào

Trong những năm gần đây, các quốc gia phát triển (“phía Bắc”) đã chứng kiến tăng trưởng chậm chạp, tạo ra khoảng cách trong viện trợ phát triển quốc tế. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển ở “phía Nam thế giới” lại có sự tăng trưởng mạnh trong thập kỉ qua dựa trên sự mở rộng nhanh chóng của xuất khẩu và thặng dư tài khoản hiện tại.

Trên thực tế, năm 2014, các nước đang phát triển đã chiếm 57% GDP của thế giới so với mức 43% hồi đầu những năm 2000. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo rằng năm 2020, tỉ trọng GDP của các nước đang phát triển thậm chí sẽ lên đến 61%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ đã tạo ra thăng dư vốn và khuyến khích mở rộng hoạt động kinh tế cùng với ảnh hưởng trong các khu vực khác nhau của các quốc gia đang phát triển.

tang toc hoi nhap qua hop tac nam nam
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì thảo luận tại Hội nghị “Nâng cao hiệu quả hội nhập và thúc đẩy hợp tác Nam - Nam trong giai đoạn mới”.

Không chỉ được thúc đẩy bởi tầm quan trọng ngày càng tăng của các nước đang phát triển đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, hợp tác Nam-Nam và Ba bên cũng được khuyến khích bởi nhiều xu hướng phát triển và hợp tác quốc tế mới, trong đó có các liên kết kinh tế, thương mại và kết nối xã hội mới, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cũng như sự tham gia ngày càng tăng của các nước đang phát triển trong các chương trình nghị sự toàn cầu.

Các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế đều công nhận rằng, các nước phát triển đang có vị trí tốt hơn, có trình độ phát triển, chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp hơn để hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhau. Tuy nhiên, do còn hạn chế về các nguồn lực cần thiết cho sự hợp tác nên khả năng khai thác tiềm năng hợp tác Nam-Nam của các nước đang phát triển hiện còn nhiều hạn chế.

Cánh cửa rộng mở

Từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới vào năm 1986, thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở và ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, quan hệ hợp tác của Việt Nam đã mở rộng từ việc chỉ hợp tác với các đối tác xã hội chủ nghĩa truyền thống sang hợp tác rộng rãi với nhiều quốc gia khác nhau trên tất cả các lục địa, đặc biệt là những nước đang trong quá trình chuyển đổi, nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Không tự nhiên mà nhiều chính khách, trong đó phải kể đến Bộ trưởng Phát triển quốc tế Anh Alan Duncan nhiều lần phát biểu rằng các nước đang phát triển ở châu Phi nên học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam về xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực.

tang toc hoi nhap qua hop tac nam nam

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực. (Ảnh minh họa)

Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình và bước vào một giai đoạn phát triển mới. Là một nước đang phát triển, Việt Nam thấu hiểu những cơ hội, thuận lợi cũng như những thách thức, khó khăn chung của các nước đang phát triển. Bởi lẽ đó, Việt Nam luôn coi trọng và tích cực đóng góp vào thúc đẩy hợp tác Nam-Nam.

Thời gian qua, Việt Nam đã ghi những dấu ấn tích cực của mình trong mô hình hợp tác này. Cụ thể là Việt Nam đã đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch khóa 17 Ủy ban cấp cao về hợp tác Nam-Nam, tham gia Đối thoại Nam-Nam. Việt Nam còn tham gia vào các dự án hợp tác Nam-Nam và thúc đẩy mô hình hợp tác Ba bên với các nước châu Phi trong lĩnh vực nông nghiệp, đào tạo. Đến nay, Việt Nam đã cử hơn 300 chuyên gia nông nghiệp sang Senegal, Congo và Benin; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Mozambique.

Nhìn chung, hợp tác Nam-Nam và Ba bên của Việt Nam hiện chủ yếu chỉ tập trung vào trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn, trong các lĩnh vực hợp tác thế mạnh như nông nghiệp, giáo dục, y tế và chính sách phát triển... Các đối tác hợp tác Nam-Nam của Việt Nam bao gồm các quốc gia đang phát triển từ các châu lục khác nhau, từ các quốc gia Đông Nam Á đến toàn bộ châu Á, châu Phi, Đông Âu và Nam Mỹ.

Tuy nhiên, cả chất lượng và số lượng các dự án/hoạt động hợp tác Nam-Nam của Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu khung chính sách và khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, nguồn lực tài chính cũng như nguồn nhân lực có kinh nghiệm và năng lực quản lý cần thiết cho sự hợp tác này.

Định hướng tương lai

Đánh giá cao tiềm năng hợp tác Nam-Nam trong công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam, tại Hội nghị Bàn tròn với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hội nhập và thúc đẩy hợp tác Nam-Nam trong giai đoạn mới” vừa được tổ chức tại Hà Nội ngày 17/6, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác Nam-Nam ngày càng thực chất, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của cả hai bên.

Để làm được điều này, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đưa ra một số định hướng chiến lược cho hợp tác Nam-Nam và Ba bên mà Việt Nam và các nước đối tác cần thực hiện trong thời gian tới.

“Một là, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm, bài học rút ra từ sự phát triển và hội nhập của Việt Nam với các nước đang phát triển có những điều kiện, hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam.

Hai là, bên cạnh các lĩnh vực có thế mạnh truyền thống như nông nghiệp, giáo dục - đào tạo, y tế..., Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng, thiết thực đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển như thông tin, viễn thông... trên cơ sở cùng có lợi.

Ba là, các tổ chức đa phương, đặc biệt là các tổ chức trong khuôn khổ LHQ và các tổ chức phát triển, cần phát huy hơn nữa vai trò hỗ trợ hợp tác Nam-Nam không chỉ là cầu nối hợp tác Nam-Nam mà còn là cầu nối giữa các nhà tài trợ với các nước Nam-Nam (hợp tác Bắc-Nam).

Bốn là, cần tranh thủ các nguồn lực hiện có cho hợp tác Nam-Nam, bao gồm cả nguồn lực của chính phủ, các đối tác phát triển và khu vực tư nhân. Cụ thể, có thể lồng ghép các dự án hợp tác Nam-Nam trong các sáng kiến, khuôn khổ hợp tác khu vực và tiểu vùng; nghiên cứu cách thức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các dự án hợp tác Nam-Nam, nhất là trong các lĩnh vực kết nối kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, lao động...

Năm là, cần tăng cường hiệu quả của các diễn đàn, khuôn khổ hợp tác Nam-Nam ở cấp độ toàn cầu cũng như khu vực để tăng cường tiếng nói và thúc đẩy các lợi ích chung của các nước đang phát triển trong xử lý các vấn đề toàn cầu.”

Thực tế, hội nhập tự bản thân không phải là câu trả lời cho tất cả các vấn đề. Hội nhập mang lại cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia. Nếu coi hội nhập như một dòng chảy thì có lẽ hợp tác Nam-Nam và Ba bên là một dòng chảy mạnh, đem lại cơ hội thu hẹp khoảng cách, nâng bước tiến  mới về trình độ phát triển cho những quốc gia dám “hòa mình” vào. Mặc dù còn một số hạn chế nhưng với những lợi thế, kinh nghiệm và định hướng chiến lược rõ ràng, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở và điều kiện thuận lợi để tự tin căng buồm, hòa cùng dòng chảy hội nhập ra ngoài biển lớn.               

Thúc đẩy vai trò quốc tế tích cực của Việt Nam

tang toc hoi nhap qua hop tac nam nam

Đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế thời gian qua, bà Pratibha Mehta, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, đánh giá hội nhập khu vực và quốc tế nói chung và hợp tác Nam-Nam, Ba bên nói riêng luôn đóng một vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường vị thế của Việt Nam.

Kể từ khi giành được độc lập, Việt Nam có một lịch sử lâu dài và thành công trong hợp tác Nam-Nam. Việt Nam đã phát triển quan hệ đối tác mới với các nước thành viên ASEAN và thể hiện tinh thần đoàn kết với các quốc gia đang phát triển khác trên khắp các châu lục. Việt Nam đã vừa là nước đóng góp vừa là nước nhận các hỗ trợ kỹ thuật trong y tế, xây dựng thể chế và xây dựng chính sách cũng như chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Theo bà Pratibha Mehta, những trao đổi hai chiều này sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và là cơ hội cho Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình với các nước khác.

Thông qua một nghiên cứu đánh giá tiềm năng hợp tác Nam-Nam do UNDP phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam thực hiện gần đây, bà Pratibha Mehta cho biết Việt Nam có tiềm năng đáng kể để đóng góp và hưởng lợi từ quan hệ đối tác Nam-Nam.

Theo Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, những lợi ích này sẽ được nhân lên nếu áp dụng một cách tiếp cận chiến lược hơn, bao gồm cả giám sát và quản lý tốt hơn; liên kết hợp tác với nhu cầu phát triển; mở rộng thương mại và các mục tiêu chính sách đối ngoại mới. Về lâu dài, bà Pratibha Mehta cũng đề xuất Việt Nam nên xem xét lựa chọn để thể chế hóa những lĩnh vực hợp tác phát triển của mình, đồng thời tham khảo các nước có thu nhập trung bình khác như Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã làm.

Với sự liên kết nhiều hơn với các cam kết và các tiêu chuẩn quốc tế, bà Pratibha Mehta bày tỏ tin tưởng rằng Việt Nam sẽ có triển vọng tươi sáng trong việc thúc đẩy phát triển con người bền vững, cải thiện cuộc sống của người dân ở Việt Nam, kết nối quốc tế để giải quyết những thách thức chung toàn cầu.

Hoài Minh

tang toc hoi nhap qua hop tac nam nam Hội nghị Hiệp ước Toàn cầu 2016 vì mục tiêu phát triển bền vững

Ngày 22/6, Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Hiệp ước Toàn cầu 2016 đã chính thức khai mạc tại trụ sở Liên hợp ...

tang toc hoi nhap qua hop tac nam nam Việt Nam cần nắm lấy thời khắc quan trọng hiện nay

Hội thảo “Cách mạng sản xuất mới và hàm ý chính sách” hôm 16/6 là một dấu mốc thể hiện sự quan tâm và nỗ ...

tang toc hoi nhap qua hop tac nam nam Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam hội nhập quốc tế

Chiều 13/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Masakazu Hamachi đang có chuyến thăm ...

Thu Trang

Đọc thêm

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị công du một nước Đông Nam Á

Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya sẽ thăm Philippines vào ngày 14-15/1 nhằm củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường

Với việc tổ chức thành công năm ASEAN 2024 trên cương vị Chủ tịch, Lào đã truyền tải hình ảnh một đất nước tự tin, là thành viên tích cực, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi hôm nay 11/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; Dự báo về thị trường xuất khẩu của hàng Việt?
Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Bảo Thanh đọ sắc cùng "chị gái" Lan Phương; NSƯT Quách Thu Phương khoe vóc dáng mảnh mai; Hoa hậu Mai Phương Thúy mặc gợi cảm.
Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên dự kiến ​​bị cuốn vào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Đại sứ Lê Quang Long thăm, làm việc tại tỉnh Mayabeque, Cuba

Đại sứ Lê Quang Long thăm, làm việc tại tỉnh Mayabeque, Cuba

Bí thư Tỉnh ủy Mayabeque bày tỏ mong muốn sớm đón đoàn công tác của tỉnh Vĩnh Phúc thăm và trao đổi hợp tác trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou

Đại sứ Ngô Minh Nguyệt trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou

Quan hệ giữa Việt Nam và Uruguay đã có những bước phát triển vững chắc, thể hiện qua các chuyến thăm trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước.
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Mong muốn Việt Nam sớm khai trương Đại sứ quán tại Ireland

Mong muốn Việt Nam sớm khai trương Đại sứ quán tại Ireland

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đề nghị Việt Nam-Ireland cần tiếp tục thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao.
Dấu ấn trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Brunei năm 2024

Dấu ấn trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Brunei năm 2024

Trong tổng thể quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei Darussalam, trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân được xác định là lĩnh vực hợp tác ưu tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chiều ngày 9/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin một số hoạt động bảo hộ công dân tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Thành công của Việt Nam là niềm vui và niềm tin của nhân dân Lào

Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Thành công của Việt Nam là niềm vui và niềm tin của nhân dân Lào

Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính chắc chắn sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng Thủ tướng Lào đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào
‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

Ngày nay, việc kết hợp ngoại giao thành phố và ngoại giao khoa học được xem là giải pháp chiến lược nhằm ứng phó các thách thức toàn cầu...
Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Một số bữa tiệc đã khiến nước chủ nhà hoặc khách mời rơi vào tình thế khó xử...
Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Cuba.
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Việt Nam đã tạo nên một đường biên giới hòa bình, cùng phát triển.
Phiên bản di động