Nhỏ Bình thường Lớn

Tăng trưởng bền vững: Nóng câu chuyện năng suất

Tăng năng suất chính là chìa khóa phục hồi tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Vấn đề bức thiết này không chỉ đặt ra với nhiều nước mà còn của Việt Nam.

Đây là nhận định trong Khảo sát Kinh tế Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương vừa được Uỷ ban Kinh tế Xã hội châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) công bố tại Hà Nội.

Ổn định nhưng bất trắc

Khảo sát cho thấy, về triển vọng kinh tế của các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương nhìn chung là ổn định nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất trắc. Theo đó, từ mức 4,6% năm 2015, dự báo mức tăng trưởng kinh tế 2016 và 2017 sẽ tăng nhẹ lên lần lượt là 4,8% và 5% trước những nguy cơ về rủi ro kinh tế vĩ mô tiếp tục tấn công khu vực. Các rủi ro này bao gồm: những bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc; xu hướng tiêu dùng và đầu tư yếu ở các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực; tỷ giá hối đoái biến động, trong đó có lý do giá dầu thấp với nước xuất khẩu hàng hóa; nợ doanh nghiệp và hộ gia đình tăng…

Trong khi đó triển vọng phục hồi nhờ xuất khẩu ở các nền kinh tế đang phát triển còn khá mong manh do triển vọng kinh tế yếu của Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.

Khảo sát nhấn mạnh, trong khi các quốc gia bắt đầu thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì Phát triển Bền vững, giai đoạn tiếp theo của tăng trưởng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cần dựa vào tăng năng suất trên diện rộng. ESCAP cho rằng, điều này đòi hỏi chi tiêu tài khóa mạnh hơn, tập trung hơn, kỹ năng cao hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn và năng suất nông nghiệp cải thiện hơn.

tang truong ben vung nong cau chuyen nang suat
Họp báo công bố Khảo sát Kinh tế Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội. (Ảnh: HNM)

Đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, chuyên gia kinh tế của Liên hợp quốc ESCAP Steve Loris Gui-Diby cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2015 đã mở rộng thêm 6,7% so với mức năm 2014 là 6%. Dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ nhích lên mức 6,8 – 6,9% năm 2016 và 2017, chủ yếu nhờ nhu cầu tư nhân nội địa. Chi tiêu của người tiêu dùng sẽ được hỗ trợ nhờ tăng thu nhập thực tế và tín dụng. Đầu tư sẽ hưởng lợi từ các biện pháp của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó đáng chú ý là Nghị quyết ra tháng 3/2015 về cải thiện thủ tục nộp thuế và thông quan biên giới.  Các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, hỗ trợ năng lực xuất khẩu và tạo cú hích cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, ông Steve Loris Gui-Diby cũng lưu ý, quản lý chính sách kinh tế vĩ mô tiếp tục là thách thức chủ yếu của Việt Nam. Việc giải quyết các khoản nợ xấu vẫn còn chậm do thiếu vắng khuôn khổ pháp luật phù hợp. Thâm hụt ngân sách năm 2015 lên tới 6,6% GDP trong khi nợ công lên gần đến 61% GDP. Doanh thu dầu giảm và việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khiến việc thu doanh thu càng eo hẹp. Trong lúc ngày càng khó tiếp cận tài chính ưu đãi từ bên ngoài, Chính phủ chủ yếu dựa vào nợ nội địa với chi phí vay cao hơn và thời gian đáo hạn ngắn hơn cho nợ công.

Ông Steve Loris Gui-Diby khuyến nghị, để có thể thúc đẩy năng suất, Việt Nam và các nước châu Á – Thái Bình Dương nên áp dụng cách tiếp cận xuyên ngành và lồng ghép. Đồng thời, Việt Nam cần cải thiện về kiến thức và kỹ năng cho người lao động để hấp thụ nguồn lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp.

Việt Nam đang tụt hậu về năng suất lao động

Theo ông Nguyễn Anh Dương - Phó Trưởng ban Chính sách Kinh tế Vĩ mô, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), câu chuyện cải thiện năng suất lao động ở Việt Nam tiếp tục là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra đối quá trình cải cách và tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Năng suất lao động của Việt Nam đang tăng chậm lại và còn tụt hậu so với nhiều ngước khác. Trong suốt giai đoạn từ năm 1992 – 2014, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc (4,64%/năm so với 9,07%/năm) và không vượt trội hơn so với các nước ASEAN.

So sánh giữa các khu vực như khu vực nông lâm thủy sản – khu vực công nghiệp – xây dựng – khu vực dịch vụ, thời gian đầu tốc độ tăng năng suất ở khu vực công nghiệp – xây dựng có vẻ tăng trưởng nhanh nhất, tạo kỳ vọng cho nền kinh tế nhưng vài năm trở lại đây, tốc độ tăng năng suất của Việt Nam giữa các ngành không còn chênh lệch nhiều cho thấy mức độ ưu tiên giữa các ngành còn dàn trải.

tang truong ben vung nong cau chuyen nang suat
Năng suất lao động của Việt Nam đang tăng chậm lại và còn tụt hậu so với nhiều ngước khác. (Ảnh minh họa)

Về năng lực cạnh tranh trong khu vực, Việt Nam hiện thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan ở các lĩnh vực như đào tạo giáo dục, mức độ sẵn sàng về công nghệ, mức độ tinh vi trong kinh doanh, quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, thể chế…

Về điều hành chính sách, ông Dương cho rằng, Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu chuyện “nói dễ hơn làm”. Những chính sách liên quan đến năng suất lao động dường như vẫn còn “nóng vội”, “thiếu kiên nhẫn”, chủ yếu dựa vào các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, đặc biệt là đầu tư công để tập trung vào tăng trưởng cao trong ngắn hạn mà sao nhãng các mục tiêu dài hạn như giáo dục, khoa học công nghệ… Vì vậy, để cải thiện năng suất thì cần phải đầu tư hơn nữa cho giáo dục, khoa học công nghệ và đặc biệt là tập trung vào vai trò trung tâm của người lao động, doanh nghiệp.

 “Tăng trưởng chỉ có thể bền vững được nếu nó được dựa trên nền tảng của năng suất, dựa trên nền tảng của môi trường kinh doanh, khuyến khích tự do kinh doanh, khuyến khích cho doanh nghiệp và người lao động cùng chia sẻ lợi ích từ quá trình tăng trưởng”, ông Nguyễn Anh Dương khẳng định.

Phan Mích

Tin cũ hơn

Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia
Giá cà phê hôm nay 12/11/2024: Giá cà phê tăng vọt, xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh, thị trường chờ phán quyết về EUDR Giá cà phê hôm nay 12/11/2024: Giá cà phê tăng vọt, xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh, thị trường chờ phán quyết về EUDR
Giá xăng dầu hôm nay 12/11: Gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc gây thất vọng, giá dầu giảm sâu Giá xăng dầu hôm nay 12/11: Gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc gây thất vọng, giá dầu giảm sâu
Giá heo hơi hôm nay 12/11: Tiếp tục ổn định; nuôi heo đạt 70% tiêu chí hữu cơ sẽ bảo đảm an toàn dịch bệnh Giá heo hơi hôm nay 12/11: Tiếp tục ổn định; nuôi heo đạt 70% tiêu chí hữu cơ sẽ bảo đảm an toàn dịch bệnh
Giá tiêu hôm nay 12/11/2024: Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều Giá tiêu hôm nay 12/11/2024: Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều
Giá cà phê hôm nay 11/11/2024: Giá cà phê trong nước tăng cao ở đầu vụ, 'đối mặt' xuất khẩu toàn cầu tăng mạnh, xu hướng giá sẽ thế nào? Giá cà phê hôm nay 11/11/2024: Giá cà phê trong nước tăng cao ở đầu vụ, 'đối mặt' xuất khẩu toàn cầu tăng mạnh, xu hướng giá sẽ thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ
Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển
Giá heo hơi hôm nay 11/11: Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD Giá heo hơi hôm nay 11/11: Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD
Giá tiêu hôm nay 11/11/2024: Thị trường đi lên, nông dân tham gia sâu hơn vào công đoạn quyết định giá hồ tiêu Giá tiêu hôm nay 11/11/2024: Thị trường đi lên, nông dân tham gia sâu hơn vào công đoạn quyết định giá hồ tiêu
Xây dựng văn hóa kinh doanh, tạo sức mạnh mềm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững Xây dựng văn hóa kinh doanh, tạo sức mạnh mềm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững
Biết tạo dựng thương hiệu khác biệt, gạo Việt Nam đứng đầu khu vực về giá Biết tạo dựng thương hiệu khác biệt, gạo Việt Nam đứng đầu khu vực về giá