TIN LIÊN QUAN | |
Đại dự án Vành đai và Con đường: Đường càng rộng, càng nhiều người tham gia? | |
Kinh tế Trung Quốc và Mỹ khởi sắc, chứng khoán thế giới nối dài đà tăng |
Theo khảo sát trên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng khoảng 6,3% trong thời gian từ tháng 1-3/2019, đánh dấu tốc độ tăng trưởng chậm nhất tính theo quý trong gần ba thập niên qua. Số liệu này được đưa ra trước lúc công bố số liệu chính thức về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào ngày 17/4 tới.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng trên vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của chính phủ từ 6-6,5% cho cả năm 2019, giảm so với mức 6,6% trong năm 2018.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Nathan Hung Lai Chow, nhà kinh tế tại DBS, cho biết niềm tin người tiêu dùng vẫn mong manh do bất ổn việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đã tăng lên 5,3% trong tháng Hai so với mức 4,9% trong tháng 12/2018, trong khi tăng trưởng bán lẻ vẫn ở gần mức thấp của 15 năm. Đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trong năm 2018 đã giảm xuống 3,8% so với năm trước và giảm mạnh so với mức tăng gần 20% trong nhiều năm.
Để đối phó với tình trạng sụt giảm, Bắc Kinh đẩy mạnh hỗ trợ nền kinh tế những tháng gần đây, khi thông báo cắt giảm thuế quy mô lớn và giảm các loại phí khác để giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Tháng trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thừa nhận “sức ép của việc tăng trưởng kinh tế sụt giảm”, song ông cam kết sẽ không để nền kinh tế “rời khỏi quỹ đạo đặt ra”.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng phải nỗ lực tạo sự cân bằng tinh tế khi cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân cần tín dụng, mà không làm tăng thêm bong bóng nợ. Các nhà hoạch định chính sách đã “mở van” tín dụng trở lại. Tuy nhiên, nhà kinh tế Bjorn Giesbergen thuộc RaboResearch cảnh báo các khoản vay không phải lúc nào cũng chảy vào khu vực tư nhân và tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc hiện đã vượt mức.
Các chính sách được ban hành trong tháng này, như cắt giảm thuế giá trị gia tăng và cắt giảm đóng góp bảo hiểm xã hội của các công ty vào tháng tới sẽ trực tiếp hỗ trợ thêm khu vực tư nhân đang gặp khó khăn của Trung Quốc.
Chiến lược “Made in China 2025" liệu có dễ dàng đi tới đích? Chiến lược “Made in China 2025" (MIC2025) được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự kinh tế và là một phần trong gói ... |
Luật Đầu tư nước ngoài mới của Trung Quốc: Chủ định hay Luật lệ? THX ngày 15/3 đăng bài phân tích cho rằng, Luật Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc được thông qua tại kỳ họp Lưỡng hội ... |
Căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc muốn tăng gấp đôi trao đổi thương mại với Nga Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 15/3 bày tỏ hy vọng rằng, Nga và Trung Quốc sẽ nỗ lực hết sức để có ... |