TIN LIÊN QUAN | |
Thương mại Việt Nam 2016 – 2025: Điều chỉnh để tận dụng lợi ích từ các hiệp định | |
Xuất khẩu thủy sản vào EU: Bị phạt nặng nếu không hiểu rõ quy định |
Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Duy trì và mở rộng thị trường rau hoa quả tươi của Việt Nam xuất khẩu vào EU” ngày 11/10 tại Hà Nội. Hội thảo do Dự án Chính sách Thương mại và Đầu tư châu Âu (EU-MUTRAP) và Văn phòng SP Việt Nam phối hợp tổ chức.
Theo TS Nguyễn Hữu Đạt, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sản xuất rau và hoa quả tươi phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu có vai trò qua trọng trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Hiện xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam đã vượt ngưỡng 2 tỷ USD và EU là một trong những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam.
Hội thảo do EU-MUTRAP phối hợp với Văn phòng SP Việt Nam tổ chức. (Ảnh: H.Đ) |
“Việc không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm của EU đối với một số mặt hàng rau hoa quả tươi của Việt Nam đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào EU và EU buộc phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn trong việc đăng ký và kiểm soát đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu rau hoa quả tươi của Việt Nam”, ông Đạt cho biết.
Vì EU là một thị trường rất khó tính nên ông Đạt khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ càng về nguồn nguyên liệu cũng như tuân thủ chặt chẽ các quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm như khi xuất sang các thị trường khác như Hàn Quốc hay Mỹ.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia, ông Rugguero Malossi, chuyên gia tư vấn quốc tế thuộc dự án EU-MUTRAP đã đưa ra những lưu ý hữu ích giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU, từ vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng sản phẩm sau cùng... đều phải được kiểm soát chặt chẽ.
Cũng theo chuyên gia này, để bảo đảm an toàn thực phẩm và tránh thiệt hại về môi trường, EU hiện nay đã hạn chế sử dụng một số hóa chất và đưa ra quy định các sản phẩm nhập khẩu sẽ phải chịu sự kiểm soát chính thức.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Đầu tư) |
Trong phần trình bày về “Mở cửa thị trường cho rau quả Việt Nam” , TS Đàm Quốc Trụ, Chuyên gia trong nước thuộc dự án EU-MUTRAP cũng khuyến cáo các nhà cung cấp của Việt Nam cần lưu ý đến các thông tin cho thị trường EU, trong đó đặc biệt lưu ý việc cung cấp thông tin về vùng sản xuất, bản đồ quy hoạch và thông tin về phương pháp trồng trọt, ngày thu hoạch, đóng gói...
Chuyên gia này cũng đề xuất các cơ quan chức năng sớm quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung phục vụ cho các sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu cũng như có chính sách đầu tư cho công nghệ xử lý kiểm dịch thực vật và công nghệ bảo quản, chế biến sâu đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá các quy định của EU đối với rau hoa quả tươi, tại Hội thảo, các chuyên gia nước ngoài và trong nước đã đưa ra những khuyến nghị và hướng dẫn cụ thể cho các nhà sản xuất và xuất khẩu rau hoa quả tươi của Việt Nam nhằm duy trì ổn định và mở rộng hơn việc xuất khẩu rau hoa quả tươi của Việt Nam vào thị trưởng EU. Đặc biệt trong thời gian tới, khi Việt Nam và EU triển khai thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), đây sẽ là cơ hội lớn cho xuất rau hoa quả tươi và ngành chế biến xuất khẩu nông sản thực phẩm của Việt Nam vào EU.
EVFTA - cơ hội cho ngành da giày Việt Nam tại thị trường EU Theo dự kiến, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2018. ... |
Rau quả Việt Nam đã có mặt tại 60 thị trường trên thế giới Từ vị trí là mặt hàng khiêm tốn, rau quả đã có bước tiến đáng kể để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. ... |
Cần thay đổi suy nghĩ về thị trường EU Bà Nesli Almufti - Chuyên gia chính sách Thương mại từ Cục Thương mại Thụy Điển cho rằng, khi Hiệp định Thương mại tự do .. |