Tên lửa Trung Quốc mất kiểm soát, sẽ rơi thẳng xuống Trái đất

Thúy Vy
Một phần của tên lửa Trường Chinh 5B mới được phóng bởi Trung Quốc đang rơi tự do với vận tốc 27.600km/h. Hiện vẫn chưa được xác định được địa điểm rơi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 29/4, tại Trung tâm phóng tàu vũ trụ Văn Xương ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phóng thành công module lõi, thuộc trạm không gian Thiên Cung (Heavenly Harmony) bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 5B vào quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất.

Tên lửa Trường Chinh 5b của Trung Quốc được phóng vào ngày 29/4. (Nguồn: Getty)
Tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc được phóng vào ngày 29/4. (Nguồn: Getty)

Thay vì rơi xuống điểm đã định trên biển như các tên lửa trước đây, tầng trung tâm của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B bắt đầu xoay quanh địa cầu trong sự bất lực của Trung Quốc.

Với sự cố này, các chuyên gia đang dấy lên báo động về một trong những “cú đáp đất” không kiểm soát lớn nhất từ trước đến nay. Có những lo ngại rằng tên lửa có thể rơi xuống khu vực có nhà dân.

Ông Jonathan McDowell, nhà Vật lý Thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn, Đại học Harvard nhận định: “Nhiều khả năng, trường hợp xấu sẽ xảy ra”.

Ông nói: “Trước đó, khi họ phóng tên lửa Trường Chinh 5B, những thanh kim loại dài và lớn đã bay không kiểm soát qua bầu trời, làm hư hại một số tòa nhà ở Bờ Biển Ngà. Hầu hết các thanh kim loại này đều nổ tung, nhưng cũng có những mảnh kim loại khổng lồ rơi xuống đất. Rất may mắn là không ai bị thương”.

Ngày 4/5, tầng trung tâm của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B bắt đầu xoay quanh địa cầu mỗi 90 phút với tốc độ khoảng 27.600km/h và độ cao hơn 300km. Quân đội Mỹ gọi tên lửa này là 2021-035B.

Quỹ đạo rơi của tên lửa có thể được quan sát thông qua các trang web như orbit.ing-now.com.

Kể từ cuối tuần vừa qua, độ cao của Trường Chinh 5B đã giảm gần 80km. Theo tờ SpaceNews, các quan sát từ dưới mặt đất cho thấy tên lửa đang lộn nhào trong không trung một cách mất kiểm soát.

Điều này cộng thêm tốc độ của tên lửa khiến chúng ta không thể đoán được nó sẽ rơi xuống đâu khi bị tác động bởi lực hút Trái đất. Ông McDowell dự đoán khả năng cao nhất là tên lửa sẽ rơi xuống biển.

Tuy nhiên, ông McDowell cũng cho biết sau khi đáp đất, tên lửa vẫn sẽ bảo toàn được một số bộ phận.

Kể từ năm 1990, chưa có thứ gì nặng hơn 10 tấn từng được phóng vào quỹ đạo. Trong khi đó, tầng trung tâm của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B nặng khoảng 21 tấn.

Ông McDowell lên tiếng: “Phía Trung Quốc quá cẩu thả. Nếu là chúng tôi, tất nhiên chúng tôi sẽ không để thứ gì nặng hơn 10 tấn rơi một cách mất kiểm soát từ độ cao đó”.

Dựa vào quỹ đạo hiện tại, Trường Chinh 5B đang hướng về các vùng phía bắc như New York, Madrid và Bắc Kinh và các vùng phía nam như miền nam Chile và thủ đô Wellington của New Zealand. Tên lửa hoàn toàn có thể rơi ở bất kỳ điểm nào trong các khu vực này.

Với vận tốc của Trường Chinh 5B, một thay đổi nhỏ trên quỹ đạo rơi cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Tên lửa dự kiến sẽ rơi xuống Trái đất trong khoảng từ ngày 8 đến 12/5.

Vụ phóng tên lửa là một phần trong 11 sứ mệnh thuộc kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ mang tên Thiên Cung của Trung Quốc, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022. Trạm vũ trụ hình chữ T được cho là nặng khoảng 60 tấn, nhỏ hơn đáng kể so với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

TIN LIÊN QUAN
Tàu ngầm Trung Quốc trang bị tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu trên toàn bộ nước Mỹ
Tàu ngầm mới của Trung Quốc trang bị tên lửa có thể tấn công toàn nước Mỹ
'Mắt thần' Hàn Quốc dính điểm mù, mắc sai lầm nghiêm trọng trong vụ Triều Tiên phóng tên lửa
S-400 và F-35: 'Mèo nào cắn mỉu nào'?
SpaceX lần đầu tiên phóng thành công tên lửa tái sử dụng, đưa 4 phi hành gia lên ISS
(theo The Guardian)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Thuận theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/11/2024.
Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi, loài chim cánh cụt duy nhất sinh trưởng trên lục địa này, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm ...
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11/2024.
Hàng loạt sự kiện hấp dẫn hứa hẹn khuấy động Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình 2024

Hàng loạt sự kiện hấp dẫn hứa hẹn khuấy động Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình 2024

Từ ngày 15-23/11, Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, trải nghiệm hấp dẫn.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Báo TG&VN giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động