Hơn 20 năm qua, các nghệ nhân đã cùng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam kiên trì, duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đồ chơi dân gian. Bảo tàng luôn tìm tòi, thuyết phục, kết nối, tạo không gian để các nghệ nhân có cơ hội trình diễn, giới thiệu đồ chơi truyền thống đến du khách trong và ngoài nước.
Điều này đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của các món đồ chơi có nguy cơ thất truyền như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây, trống bỏi…
Nghệ nhân hướng dẫn các em nhỏ làm diều giấy tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. (Nguồn: BTC) |
Chương trình đem đến những trải nghiệm văn hóa thú vị qua các hoạt động gắn với chủ đề Tết Trung thu. Các bạn nhỏ được nghệ nhân hướng dẫn làm những món đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, đèn con thỏ, mặt nạ giấy bồi, diều rô...
Du khách có cơ hội thưởng thức những màn múa lân sư sôi động và trải nghiệm thử tài múa lân của các em nhỏ. Những bạn thích khám phá ẩm thực được làm thử bánh dẻo, giã cốm theo kỹ thuật dân gian.
Bên cạnh đó, công chúng có cơ hội chơi một số trò chơi truyền thống như: nhảy dây, kéo co, đi cà kheo, đi goòng, ô ăn quan... Đặc biệt, công chúng còn có cơ hội khám phá Tết Trung thu của Việt Nam và Hàn Quốc thông qua bàn thờ và mâm cỗ Trung thu.
Tại góc trưng bày này, du khách được tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong Tết Trung thu của Việt Nam và Hàn Quốc. Các thông tin về ý nghĩa trong cách bày biện lễ vật trên bàn thờ của mỗi quốc gia sẽ đem lại những kiến thức thú vị cho công chúng.
Ngoài ra, các em nhỏ ưa thích sáng tạo có cơ hội tự tay làm một số đồ chơi dân gian gắn với tìm hiểu các kiến thức khoa học. Những bức tranh về chủ đề trung thu được ghép từ những nguyên liệu tái chế cũng sẽ là một hoạt động thú vị mang ý nghĩa bảo vệ môi trường dành cho các bạn trẻ trong chương trình này.
Trung thu năm nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức các hoạt động làm đồ chơi dân gian không chỉ nhằm giới thiệu đến công chúng vẻ đẹp, ý nghĩa của các món đồ chơi mà còn muốn kể các các câu chuyện ẩn sau đó gắn với từng nghệ nhân.
Các nghệ nhân đa số đã gắn bó với Bảo tàng trên dưới 20 năm. Bảo tàng đã cùng nghệ nhân chứng kiến nguy cơ biến mất của nhiều món đồ chơi và cũng cùng nghệ nhân khôi phục, duy trì, phát triển một số đồ chơi dân gian trong những năm qua.
Mỗi món đồ chơi được gìn giữ đến ngày hôm nay đều gắn với những câu chuyện truyền nghề, giữ nghề của từng nghệ nhân. Các câu chuyện này sẽ được chính các bác chia sẻ thông qua hoạt động trình diễn, hướng dẫn du khách tham gia trải nghiệm.
Thông qua hoạt động này, Bảo tàng mong muốn công chúng hiểu thêm về sức sống của các đồ chơi dân gian được duy trì bởi sự đam mê giữ nghề, truyền nghề, lan tỏa vẻ đẹp của đồ chơi đến thế hệ trẻ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
| Thị trường bánh Trung Thu: Đa dạng nhãn hàng, giá tăng nhẹ Còn khoảng một tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng trên các tuyến phố Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Thụy Khuê, Trần Thái Tông, ... |
| Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em người Việt tại thành phố La Haye và vùng phụ cận Ngày 2/10, tại La Haye, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã tưng bừng tổ chức Tết Trung thu cho các cháu thiếu ... |
| Hoa hậu Ngọc Hân ‘xây’ cầu nối văn hóa trên tà áo dài Qua những tà áo dài, nhà thiết kế, Hoa hậu Ngọc Hân mong muốn có thể gắn kết các nền văn hóa trên thế giới, ... |
| Vui Tết Trung thu tại Nam Phi Tối ngày 20/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho các cháu thiếu nhi trong bầu ... |
| Tết Trung thu yêu thương đến với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại TP. Hồ Chí Minh Mặc dù dịch bệnh Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh đang diễn biến phức tạp nhưng Tết Trung thu năm nay, Hiệp hội Doanh nhân ... |