TIN LIÊN QUAN | |
Australia siết chặt quy định nhập cư | |
New Zealand siết lại việc cấp thị thực cho lao động nhập cư |
Đối tượng điều chính của luật này là lao động nhập cư và chủ sử dụng lao động người nước ngoài. Các hình thức xử phạt đối với những người thuê lao động nhập cư bất hợp pháp hoặc vi phạm các quyền cơ bản của người lao động, sẽ nghiêm khắc hơn.
Theo ông Varanon Peetiwan, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thái Lan, người lao động sẽ được bồi thường nếu phát hiện chủ lao động cưỡng bức; người lao động phải làm những công việc khác hoặc nhận mức lương thấp hơn so với thỏa thuận ban đầu. Khoản tiền bồi thường sẽ lấy từ tài sản thế chấp của chủ sử dụng lao động.
Lao động ở Thái Lan. (Nguồn: Asia Foundation) |
Theo luật mới, chủ sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 400.000 - 800.000 Baht đối với một lao động nhập cư bất hợp pháp mà họ sử dụng. Đối với lao động nhập cư, nếu bị buộc tội làm việc không có giấy phép lao động hoặc làm những công việc bị cấm, sẽ bị phạt tiền từ 2.000 - 100.000 Baht hoặc phạt tù tối đa 5 năm. Những trường hợp làm sai lệch hồ sơ hoặc làm giả giấy tờ người lao động nhập cư sẽ bị phạt tối đa 6 tháng tù và tối đa 100.000 Baht.
Hiện Thái Lan có khoảng 1,3 triệu lao động nhập cư không có giấy phép lao động, họ chỉ được phép làm việc tạm thời cho đến ngày 31/3/2018. Sau đó, nếu chủ sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động muốn tiếp tục công việc thì họ phải trải qua một quá trình xác minh trước khi được cấp giấy phép lao động hợp pháp.
Nhật Bản lên kế hoạch “mở rộng cửa” đón lao động nước ngoài Từng bước “tháo gỡ quả bom nhân khẩu học” bằng kế hoạch nới lỏng số lượng lao động nhập cư, Nhật Bản đang thật sự ... |
2 tỷ đồng hỗ trợ người lao động nhập cư Việt Nam Australia sẽ tài trợ hơn 2 tỷ đồng (khoảng 100,000 AUD) trong tháng 4 năm 2013 cho một dự án hỗ trợ quyền của người ... |
Kuwait: “Chia tay” lao động nhập cư Khoảng 17.000 lao động nhập cư đã buộc phải hủy giấy phép cư trú và rời Kuwait trong nửa đầu năm 2009, do ảnh hưởng ... |