Các thành viên Ban công tác Mặt trận xóm Bờ Đậu, xã Cổ Lũng (Phú Lương, Thái Nguyên) bình xét gia đình văn hóa năm 2024. |
Từ xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, gìn giữ và phát huy các hệ giá trị cũng như chuẩn mực con người thế hệ mới, các cấp, ngành của tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, nhận thức và hành động của người dân về vai trò của hệ giá trị quốc gia, văn hóa và gia đình, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm lựa chọn các nghệ nhân, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các liên hoan, ngày hội văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Qua đó quảng bá, bảo tồn và khẳng định các giá trị văn hóa đặc sắc của từng dân tộc thiểu số.
Hằng năm, Sở chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng các mô hình, mẫu hình văn hóa, văn nghệ gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó chú trọng việc phục dựng nghi lễ, loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca, dân vũ đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua thực tế, 100% câu lạc bộ, mô hình sau khi được thành lập, tập huấn đã trở thành hạt nhân nòng cốt ở địa phương trong bảo tồn di sản văn hóa, góp phần phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương.
Nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng khắp trong nhân dân về nội dung xây dựng hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người phù hợp trong thời kỳ mới, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã có nhiều linh hoạt trong tổ chức, thực hiện, như: Thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã, phường; các cuộc họp khu dân cư; qua một số ứng dụng mạng internet; xây dựng môi trường văn hóa trên không gian mạng, từ đó lan tỏa mạnh mẽ các nội dung lành mạnh, tích cực; xây dựng các sản phẩm văn hóa phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đồng thời cùng chung sức xây dựng và hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội với mục tiêu xây dựng con người phát triển toàn diện, hướng tới chân - thiện - mỹ.
Cùng với đó, các hoạt động tuyên truyền trực quan được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm triển khai hiệu quả. Trong 3 năm gần đây, toàn tỉnh có hơn 5.360 băng rôn tuyên truyền về công tác gia đình được căng treo, tuyên truyền ở các trục đường chính, nơi có đông dân cư tập trung. Qua đó tạo không khí phấn chấn, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Đặc biệt là gìn giữ, xây dựng giá trị văn hóa, chuẩn mực con người phù hợp với xu thế thời đại.
Cùng thời gian, Sở cũng đã biên tập, in ấn 356 quyển sổ ghi chép thông tin về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình để cấp phát cho cán bộ làm công tác gia đình tại cơ sở; tổ chức hàng chục buổi thông tin tuyên truyền có nội dung về công tác gia đình. Các đơn vị trực thuộc Sở đã tổ chức 99 buổi biểu diễn nghệ thuật; 68 buổi tuyên truyền lưu động, 60 buổi văn hóa trà; 23 buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị; 302 buổi phục vụ đối tượng chính sách, các xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ 2.600 bản sách cho 5 thư viện cấp xã mới thành lập.
Một thuận lợi là từ hơn 3 năm gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai rộng rãi Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên toàn tỉnh, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ tham gia thực hiện. Qua đó lan tỏa được các giá trị tốt đẹp trong những mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, thông qua tập huấn, hội thảo được tổ chức hằng năm, các thành viên tham gia làm công tác gia đình từ khu dân cư đến cấp tỉnh được trang bị, bổ sung kiến thức mới liên quan tới công tác gia đình, trong đó có kiến thức kỹ năng tư vấn về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong gia đình, xây dựng đời sống gia đình; trên 95% hộ gia đình được phổ biến về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới.
Những mô hình về gia đình, khu dân cư, các cơ quan, đơn vị văn hóa tiêu biểu, xuất sắc đã được khen thưởng biểu dương kịp thời và ngày càng được nhân rộng. Kết quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên toàn tỉnh trong thời gian 5 năm gần đây đạt cao. Bình quân hằng năm có từ 94% trở lên số hộ đạt gia đình văn hóa; 97% trở lên số xóm, tổ dân phố, cơ quan đạt văn hóa. Qua đó, góp phần xây dựng Thái Nguyên ngày càng thịnh vượng, văn minh, trong đó có việc gìn giữ bản sắc văn hóa, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và hiện đại.
| Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về ... |
| Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng đã có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ ... |
| Từ vụ phóng hỏa đốt quán cà phê: Giáo dục giúp con người hiểu giá trị của sự sống, không giải quyết vấn đề bằng bạo lực Vụ phóng hỏa đốt quán cà phê đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cướp đi mạng sống của 11 con người ... |
| Đổi mới hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong kỷ nguyên mới Theo ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, hoạt động tư vấn, phản biện và giám ... |
| Phát huy sức mạnh mềm văn hóa trong thời kỳ hội nhập Sức mạnh mềm không còn là một khái niệm mà đã và đang dần trở thành chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên ... |