Thảm họa sinh thái, hàng tấn cá phơi bụng phủ kín sông Oder khu vực biên giới Đức-Ba Lan
Kha Ninh
07:00 | 19/08/2022
Từ cuối tháng 7/2022 đến nay, hàng trăm tấn cá chết đã được vớt lên từ sông Oder, gần biên giới Đức-Ba Lan. Tuy nhiên, cơ quan chức năng của cả hai nước đều chưa xác nhận được chất độc gây ra thảm hoạ sinh thái này.
|
Hơn 2 tuần qua, ở khu vực biên giới Đức-Ba Lan, hàng tấn cá chết đã được phát hiện ở sông Oder. Trong ảnh: Xác cá nổi bên bờ sông Oder ở phía Brieskow-Finkenheerd, Frankfurt, Đức. (Nguồn: Reuters) |
|
Văn phòng báo chí của lực lượng cảnh sát cứu hộ cứu nạn Ba Lan ngày 17/8 đưa tin, cuối tuần qua, 500 lính cứu hoả đã vớt được hơn 100 tấn cá chết trên sông Oder đoạn từ Đức chảy sang nước này. Trong ảnh: Một con cá chết được vớt ra khỏi sông Oder ở Krajnik Dolny, Ba Lan, ngày 15/8. (Nguồn: Reuters) |
|
Cả chính phủ Đức và Ba Lan đều cho rằng nguyên nhân vụ việc bắt nguồn từ hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp. Các nhà chức trách gọi đây là một thảm hoạ sinh thái. Trong ảnh: Thành viên của Lực lượng vũ trang Ba Lan vớt cá trên khu vực sông Oder ở Slubice, Ba Lan. (Nguồn: Reuters) |
|
Các bức ảnh và video được đăng tải cho thấy bề mặt sông bị bao phủ bởi xác cá. Trong ảnh: Xác cá nổi trắng bên bờ sông Oder ở Krajnik Dolny, Ba Lan. (Nguồn: Reuters) |
|
Ghi chú trên hàng rào cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nước sông Oder ở Lebus, biên giới Đức và Ba Lan. (Nguồn: Reuters) |
|
Sông Oder dài 840 km, chảy từ Czech đến biển Baltic dọc theo biên giới Đức và Ba Lan. Đây là một con sông tương đối sạch với nhiều loài cá sinh sống. Các nhà môi trường học lo ngại rằng, hiện tượng cá chết hàng loạt có thể tàn phá toàn bộ hệ sinh thái của con sông này. Trong ảnh: Cá chết nổi trên mặt sông Oder ở Bielinek, Ba Lan. (Nguồn: Reuters) |
|
Để thực hiện hoạt động trục vớt số lượng lớn cá chết, các nhân viên môi trường và lính cứu hoả đã phải đắp đập tạm thời, sử dụng thuyền và các dụng cụ chuyên dụng cũng như máy bay không người lái thăm dò. Trong ảnh: Khu vực sông Oder ở Krajnik Dolny, Ba Lan, gần biên giới với Đức. (Nguồn: Reuters) |
|
Các nhà chức trách vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Ba Lan đã treo thưởng 1 triệu Zloty (220.200 USD) cho bất kỳ thông tin nào về "thủ phạm" gây ra “thảm họa môi trường lớn nhất của quốc gia trong nhiều năm” dù đó là cá nhân, tổ chức hay do tác động về mặt tự nhiên. (Nguồn: Reuters) |
|
Tuần trước, Đức tuyên bố giới khoa học nước này phát hiện hàm lượng thủy ngân cao trong các mẫu nước. Tuy nhiên, giới chức Ba Lan đã bác bỏ thông tin này. Trong ảnh: Cá chết được vớt ra khỏi khu vực sông Oder ở Frankfurt, Đức. (Nguồn: Reuters) |
|
Theo Guardian, cả chính phủ Đức và Ba Lan đều cho rằng nguyên nhân vụ việc bắt nguồn từ hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, các nhà khoa học Ba Lan cho biết, lần xét nghiệm mới trong phòng thí nghiệm cho thấy nồng độ muối của nước sông tăng cao, nhưng họ không tìm được chất độc hại nào. Trong ảnh: Bộ trưởng Môi trường Đức Steffi Lemke đến thăm bờ sông Oder ở Frankfurt, Đức. (Nguồn: Reuters) |
|
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Môi trường, Thiên nhiên, An toàn hạt nhân và Bảo vệ người tiêu dùng Đức Steffi Lemke ngày 14/8, Bộ trưởng Môi trường Ba Lan Anna Moskwa cho biết, mặc dù cho đến nay không phát hiện chất độc hại nào song không loại trừ một kịch bản như vậy. (Nguồn: Reuters) |
|
Bà Moskwa đã loại trừ mức thủy ngân gia tăng là nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt của cá ở Oder. “Viện Thú y Nhà nước đã thử nghiệm bảy loài. Nó loại trừ thủy ngân là nguyên nhân gây chết cá ”, bà viết trên Twitter. Bộ trưởng Môi trường Ba Lan cho biết thêm, chính phủ cũng cân nhắc các nguyên nhân tự nhiên. Trong đó, nồng độ chất ô nhiễm và độ mặn cao hơn do lượng nước giảm và nhiệt độ tăng cao cũng đang được xem xét. Giả thuyết thứ ba đang là nước thải công nghiệp có hàm lượng Clo cao đã được đổ ra sông. Trong ảnh: Một con cá chết bên bờ sông ở Lebus, Đức. (Nguồn: Reuters) |
|
Vụ việc xảy ra khi châu Âu phải đối mặt với một đợt gió lớn và các đợt nắng nóng khiến mực nước ở nhiều con sông lớn trên lục địa này giảm xuống. Một số phương tiện truyền thông đã đưa tin rằng thực tế này cũng có thể đã góp phần vào thảm họa. Trong ảnh: Toàn cảnh bờ sông Oder ở Kostrzyn nad Odra, Ba Lan, sau khi được dọn dẹp xác cá. (Nguồn: Reuters) |
|
Hiện các mẫu nước của sông Oder cũng đã được gửi tới các phòng thí nghiệm ở Cộng hoà Czech, Hà Lan và Anh với hy vọng tìm ra nguyên nhân. (Nguồn: Reuters) |
|
Các thành phố của Đức đã cấm người dân tắm và câu cá ở Oder sau khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. (Nguồn: Reuters) |
|
Sông Oder bắt nguồn từ Czech, chảy qua miền Tây Ba Lan và Đông Đức, tạo nên khoảng 187km đường biên giới Đức-Ba Lan. Đây là con sông lớn thứ 3 ở Ba Lan, được biết đến là con sông tương đối sạch. Hiện tượng cá chết hàng loạt đang khiến cho mối lo ngại về thảm họa sinh thái ngày càng tăng. (Nguồn: Reuters) |
(theo Reuters)