Thám tử "Văn hóa"

Tôi nhớ đến một cuốn tiểu thuyết Pháp đọc hồi còn trẻ: Một anh chàng giàu có ở Paris một hôm tình cờ đi qua một cái ngõ mang tên một người không nổi tiếng. Anh nảy ra ý định tìm hiểu xem ai đã được đặt tên cho ngõ ấy. Và thế là anh bỏ hàng chục năm đi điều tra, vào tòa thị chính các thành phố, làng xóm, hỏi dân các địa phương, lùng các thư viện để thỏa mãn tri thức. Sự tò mò tìm hiểu ấy đã đem lại cho đời anh một lẽ sống.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trí thức và thông dịch viên làm việc cho quan Khâm sứ Hà Nội.

Ở Việt Nam, tôi không ngờ lại có một trường hợp tương tự, nhưng có ý nghĩ đóng góp cho xã hội hơn nhiều! Chuyện chị Chân Quỳnh, Việt kiều ở Pháp. Có lần chị về Hà Nội để dự một cuộc hội thảo của Trung tâm nghiên cứu Quốc học. Người nhỏ nhắn, tóc đã đốm bạc, ăn nói nhẹ nhàng, áo quần giản dị. Chỉ dăm ba câu trao đổi, chúng tôi đã thấy hợp chuyện, vì cùng thế hệ trên dưới bát tuần, cùng học thời Pháp và cùng là dân Hà Nội chính cống, chị gốc Hàng Bồ, tôi Hàng Gai. Mặc dù rời Việt Nam vào tuổi 21, sau hơn nửa thế kỷ, chị vẫn nhớ như in Hàng Bồ với những ngôi nhà lớn như cửa hiệu Quảng Hưng Long, trụ sở báo chữ Tây của Phạm Lê Bổng, nhà in Lê Cường... Gia đình chị là tư sản nhỏ, có cửa hàng đồ dệt với khoảng chục công nhân dệt. Năm 1952, ở Hà Nội, bố mẹ chị cho con trai sang Pháp để tránh bị bắt lính, chị Quỳnh đã học trường Albert Sarraut, đòi đi cùng em sang Pháp học. Chị được học 4 năm ở thành phố dệt Lyon và tốt nghiệp Trường cao học kỹ thuật dệt. Tiếc thay, vì dị ứng với hóa chất, chị chuyển sang học Anh ngữ và đỗ tiến sĩ Trường Sorbonne - Paris, từ kỹ thuật chuyển sang văn chương. Chị tham gia dịch thơ Việt sang tiếng Anh và cộng tác với một số tạp chí hải ngoại. Chị cũng dịch một số tuyển tập truyện ngắn nước ngoài sang tiếng Việt, nhan đề là Hoa thơm cỏ lạ.

Nhưng công phu nhất và có giá trị nhất là hai tập của bộ sách nghiên cứu về khoa cử Việt Nam: Thi hương (425 trang) và Thi hội, thi đình (515 trang khổ to) có những ảnh lịch sử rất quý, tầm cỡ các tác phẩm của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp. Bộ sách này ra đời do một sự ngẫu nhiên, biến chị Quỳnh thành một "thám tử văn hóa" bất đắc dĩ. Đầu đuôi câu chuyện là thế này: Năm 1985, đã ngoài năm chục tuổi, chị mua được cuốn sách của người Pháp viết về Đông Dương có một loạt ảnh về lễ xướng danh trường thi Hà Nam năm 1897 (do Salles chụp). Chị thích quá vì đã đọc sách về thi cử của Ngô Tất Tố và Chu Thiên. Chị nảy ra ý nghĩ sưu tầm bộ ảnh đầy đủ hơn. Được biết là ở Thư viện Quốc gia Paris còn 2 chiếc bưu ảnh thời kỳ này. Chị xuống thang máy 5-7 tầng hầm, tìm ra hai tấm bưu thiếp đã mờ. Hiểu biết kỹ thuật ảnh, chị định xuất bản một cuốn sách ảnh, kèm thơ văn về thi cử và một ít chú thích đơn giản, cho đối tượng là Việt kiều và người nước ngoài. Bản thảo xong từ năm 1989, sau chị thấy cần viết lại kỹ hơn, vì phần chú thích vẫn còn nhiều nghi vấn lịch sử. Bản thảo cuốn sách phổ thông dày dần thành sách nghiên cứu, đòi hỏi công phu tìm tòi, điều tra. Chị bảo: "Vì mới đầu cần chú thích ảnh, tôi phải tìm tòi và khám phá ra là các sách sử của ta viết không giống nhau, cần tìm ra ai đúng ai sai, tìm ra các bằng chứng, tôi dần vui thích với công việc mình làm. Ấy là chưa kể nhờ đọc sách, tôi đã mở rộng kiến thức, sửa được những ý nghĩ sai lầm của mình. Khoa cử xưa không phải chỉ là thi văn chương, kỳ thi văn sách bàn về thuật trị nước mới là trọng yếu".

Xin kể lại một số vụ rắc rối mà "thám tử văn chương" chị Quỳnh đã điều tra được. Vụ cái biển "phụng chỉ": sao chữ trên lại nhỏ, chữ dưới lại to và lệch sang bên phải? Lại viết ngược, chữ trên là chỉ, dưới là phụng. Tìm hiểu, thì ra: chữ Nho đọc từ phải sang trái, phụng là việc của quan, viết nhỏ, chỉ là việc của vua, ra lệnh nên viết to. Vụ tài liệu Pháp ghi địa danh không có dấu, tra mãi mới ra Cau Do là Cầu Đơ (chỉ Hà Nội). Rivière de Thu là sông Thù (điển tích trong kinh Lễ). Vụ thời trước có học Nam sử không hay chỉ học Bắc sử? Phải chăng khi Pháp cải cách khoa cử năm 1909 mới đưa Nam sử vào chương trình? Nghiên cứu thì thấy các cụ đã học Sơ học vấn tân, một phần ba về Nam sử. Việc toàn quyền Paul Doumer bôi nhọ Văn thân, cho là vì các nhà Nho thi hỏng nên bất mãn. Việt kiều có người hỏi: thời hiện đại hóa, bỏ hàng chục năm nghiên cứu khoa cử xưa có ích gì? Chị đáp là để đóng góp cho quốc học, để hiểu ông cha ta đã đào tạo tri thức tu thân trị quốc thế nào, đạo Nho đến nay vẫn có chỗ đứng, khoa cử liên quan đến vận mệnh nước nhà trong gần nghìn năm. Sao ta không quan tâm?

Hữu Ngọc

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Ngày 3/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ và gặp mặt cộng đồng, sinh viên, hội hữu nghị và bạn bè ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm trụ sở OIF và gặp Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm trụ sở OIF và gặp Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo

Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong đào tạo tiếng Pháp cho lực lượng gìn giữ hòa bình và cán bộ ...
VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bên vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bên vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

Ngày 03/05/2024, tại Đại học Ulsan Hàn Quốc đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Sao Việt ...
Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024 ghi nhận thị trường trong nước tăng mạnh, sắp chạm đỉnh lịch sử, thế giới đi ngược đường.
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 99.000 – 100.000 đồng/kg.
Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Việc làm chủ ngoại giao công nghệ là yếu tố quan trọng giúp các nhà ngoại giao giữ cho nước Mỹ luôn dẫn đầu.
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Show trình diễn 3D mapping Lược Việt sử ký là một sự đầu tư hoành tráng và được trình chiếu tại đồi Ước Nguyện VinWonders Nam Hội An (Quảng Nam).
Cảnh báo nguy hiểm khi đến ‘biển vô cực’ ở Thái Bình

Cảnh báo nguy hiểm khi đến ‘biển vô cực’ ở Thái Bình

Nhiều bạn trẻ không ngại dậy sớm, lội bùn để có những bức hình sống ảo lúc bình minh trên ‘biển vô cực’ ở Thái Bình.
Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tổng lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay cao hơn 3,9% so với trước dịch, cho thấy sự phục hồi và phát triển của thị trường du lịch Việt Nam.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Phiên bản di động