Trước khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp nên phối hợp với hiệp hội ngành hàng, Thương vụ Việt Nam tại nước nhập khẩu để tìm hiểu rõ về đơn vị môi giới, khách hàng, ngân hàng thanh toán, tránh những rủi ro không đáng có. (Ảnh minh họa) |
Trong vụ việc, các doanh nghiệp Việt đã thực hiện hợp đồng với phương thức thanh toán “nhờ thu qua ngân hàng” - trả tiền nhận chứng từ (D/P). Rủi ro đã xảy ra khi các doanh nghiệp mất quyền kiểm soát các bộ chứng từ gốc: Doanh nghiệp Việt sau khi làm thủ tục xuất khẩu, lấy được bộ chứng từ từ hãng vận chuyển, đã chuyển tiếp cho ngân hàng tại Việt Nam; Ngân hàng Việt Nam chuyển phát nhanh bộ chứng từ này cho ngân hàng của nhà nhập khẩu ở Italy.
Nhà nhập khẩu (người mua) sẽ tiến hành thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu và nhận bộ chứng từ. Với bộ chứng từ này, người mua có thể nhận hàng tại cảng và ngân hàng nhập khẩu tiến hành chuyển giao tiền cho ngân hàng phía Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi bộ chứng từ gốc từ Việt Nam trên đường chuyển qua Italy bị thất lạc (không rõ lý do). Đồng nghĩa với việc người bán Việt Nam đứng trước nguy cơ mất trắng số hàng vào tay kẻ gian, bởi vì theo quy định vận tải hàng hải quốc tế - buộc các hãng tàu phải giao hàng cho người nhận hàng khi họ xuất trình được vận đơn gốc.
Ở vụ việc này, giới chuyên gia cho rằng, với số tiền lớn thì cần dùng phương thức thanh toán tin cậy hơn, như “Tín dụng thư” (L/C) để tính pháp lý được đảm bảo hơn. Tất nhiên, với những quy định chặt chẽ hơn, phương thức L/C được đánh giá cao hơn về tính an toàn. Nhưng trên thực tế, mọi rủi ro trong thanh toán đều có thể xảy ra, dù doanh nghiệp sử dụng thanh toán bằng L/C hay D/P. Đặc biệt, khác với thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế dựa trên các hệ thống pháp luật khác nhau, đồng tiền khác nhau và các bên không dễ dàng gặp trực tiếp để xử lý các trục trặc.
Nếu ở Việt Nam, xử lý những trục trặc thương mại khó 1, vụ việc ở nước ngoài sẽ khó gấp 10, gấp 100. Đó là lý do các chuyên gia cảnh báo, để tránh những trường hợp tương tự xảy ra, cần tìm hiểu, điều tra kỹ đối tác để xác định độ an toàn cao nhất.
Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương phối hợp làm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý, hỗ trợ theo thẩm quyền, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, phù hợp với quy định của pháp luật trong nước và quốc tế; Bộ Ngoại giao, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cả cảnh sát kinh tế Italy cũng đã vào cuộc.
Tuy nhiên, về lâu dài, doanh nghiệp cần phải đặt vấn đề phổ biến kiến thức kinh tế, thương mại quốc tế lên hàng đầu; thận trọng khi giao dịch với các bạn hàng mới để tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Trước khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp nên phối hợp với hiệp hội ngành hàng, Thương vụ Việt Nam tại nước nhập khẩu để tìm hiểu rõ về đơn vị môi giới, khách hàng, ngân hàng thanh toán, tránh những rủi ro không đáng có.
| Doanh nghiệp cần cẩn trọng khi xuất khẩu sang Morocco Thương vụ Việt Nam tại Morocco vừa đưa ra cảnh báo khẩn với các doanh nghiệp Việt Nam về việc giao dịch tại Morocco. |
| Bộ Công Thương lưu ý doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh vừa ký văn bản số 825/BCT-XNK gửi các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp ... |