Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Vy Anh
Mỹ và Iran đang thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng và là một "cánh cửa hẹp". Tuy nhiên, nếu cùng nhượng bộ và bước qua, tương lai cho quan hệ Mỹ-Iran và môi trường địa chính trị của Trung Đông sẽ tươi sáng hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn
Đàm phán Mỹ-Iran vừa qua được dư luận quốc tế quan tâm. (Nguồn: Reuters)

Bước khởi đầu đáng hoan nghênh

Sau nhiều tuần dưới áp lực ngoại giao xen lẫn những lời đe dọa quân sự từ phía Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump và Iran cuối cùng đã bắt đầu thăm dò khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng ngày càng leo thang liên quan đến chương trình hạt nhân mở rộng của Tehran.

Cuối tuần qua, Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff và Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi đã tiến hành các cuộc đàm phán gián tiếp tại Oman. Cả hai bên đều mô tả cuộc gặp là “mang tính xây dựng”. Quan trọng hơn, họ đã đồng ý tổ chức vòng đàm phán tiếp theo vào cuối tuần này.

Tin liên quan
Trước thềm đàm phán hạt nhân với Iran: Mỹ tiếp tục phát tín hiệu nguy hiểm, Đức kêu gọi giải pháp ngoại giao, chuyên gia cảnh báo Trước thềm đàm phán hạt nhân với Iran: Mỹ tiếp tục phát tín hiệu nguy hiểm, Đức kêu gọi giải pháp ngoại giao, chuyên gia cảnh báo

Bộ trưởng Araghchi là nhà ngoại giao chuyên nghiệp và cũng từng là nhà đàm phán hạt nhân cấp cao. Ông đã tham gia rất nhiều các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran và dẫn đầu các cuộc đàm phán gián tiếp với Mỹ để khôi phục lại thỏa thuận này.

Trong khi đó, Đặc phái viên Witkoff của Tổng thống Donald Trump là một tỷ phú đầu tư bất động sản và đang đảm nhận vai trò trung tâm trong các cuộc đàm phán quan trọng của chính quyền Mỹ.

Đây là bước khởi đầu đáng hoan nghênh, cho thấy cả Tổng thống Trump và Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei đều mong muốn đạt được một thỏa thuận nhằm tránh nguy cơ đối đầu quân sự.

Thách thức lúc này là làm sao để duy trì đà đối thoại và tham gia đàm phán một cách nghiêm túc.

Nếu các bên muốn vượt qua sự ngờ vực sâu sắc và đạt được một thỏa thuận bền vững, có thể đảo ngược những tiến triển hạt nhân nguy hiểm của Iran khi mức độ rủi ro hiện tại là cực kỳ cao.

Thực tế khó lay chuyển

Trong 6 năm qua, Iran đã tăng cường năng lực hạt nhân của mình, sản xuất đủ vật liệu phân hạch để chế tạo nhiều vũ khí trong vòng vài tuần. Dù luôn khẳng định chương trình hạt nhân chỉ nhằm mục đích dân sự, nhưng Iran đang làm giàu uranium đủ để sử dụng trong chế tạo bom nguyên tử.

Con đường này đặt Iran vào thế đối đầu trực tiếp với Mỹ và Israel.

Tổng thống Trump được cho là cần chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng hiện tại, vì đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký năm 2015 và áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Tehran. Hành động này đã khiến Iran đáp trả bằng cách đẩy nhanh quá trình làm giàu uranium.

Tổng thống Trump đã phá vỡ một thỏa thuận mà Iran vẫn đang tuân thủ – thỏa thuận đã đặt ra giới hạn nghiêm ngặt đối với chương trình hạt nhân và cơ chế giám sát chặt chẽ.

Giờ đây, ông chủ Nhà Trắng muốn quay ngược tình thế. Ông khẳng định ủng hộ giải pháp ngoại giao và không muốn Mỹ bị cuốn vào thêm các cuộc xung đột ở Trung Đông. Nhưng ông cũng đã nhiều lần cảnh báo rằng nếu đàm phán thất bại, quân sự là một lựa chọn.

Israel cũng đang thúc đẩy phương án quân sự, sau khi đã tiến hành hàng loạt đợt không kích gây tổn thất nặng nề cho Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này vào năm ngoái.

Các nhân vật theo đường lối cứng rắn tại Mỹ và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đang kêu gọi ông Trump gây sức ép buộc Iran phải giải trừ hoàn toàn chương trình hạt nhân – điều mà lãnh đạo quốc gia Trung Đông này coi là "ranh giới đỏ".

Tuy nhiên, Iran cũng cần nhận ra rằng mình đang ở vị thế yếu, trong khi Israel ngày càng tự tin và táo bạo. Tehran phải thật sự nghiêm túc nếu muốn đạt được một thỏa thuận.

Quốc gia Trung Đông từng có cơ hội khôi phục thỏa thuận năm 2015 dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden, nhưng đã kiên quyết từ chối.

Giờ đây, vị thế của Iran đã suy yếu đáng kể, và hiếm khi nào nước này lại dễ bị tổn thương trước các đòn tấn công từ Mỹ và Israel như hiện nay.

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn
Thanh niên Iran đi ngang qua bức tranh tường chim bồ câu hòa bình ở Tehran. (Nguồn: Tehran Times)

Niềm tin của người dân Iran vào giới lãnh đạo đang xuống mức thấp nhất từ trước đến nay. Nền kinh tế kiệt quệ do các lệnh trừng phạt.

Chính quyền Tổng thống Trump nên tìm kiếm một thỏa thuận có thể vô hiệu hóa mối đe dọa hạt nhân từ Iran, đồng thời cần nâng cao nhận thức rằng để thành công, cả hai bên đều phải có sự nhượng bộ.

Bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần đảo ngược những bước tiến mà Iran đã đạt được, áp đặt giới hạn nghiêm ngặt đối với chương trình làm giàu uranium trong thời gian dài, và thiết lập một cơ chế giám sát chặt chẽ. Đổi lại, Iran phải nhận được sự dỡ bỏ cấm vận ở mức độ thực chất.

Khó nhưng quan trọng và cần thiết

Không còn nhiều thời gian để Mỹ-Iran xoay chuyển tình thế. Một điểm nóng tiềm tàng có thể bùng phát vào mùa Thu, khi các cường quốc châu Âu đe dọa kích hoạt cơ chế “tái áp đặt” nếu đàm phán thất bại, điều này cũng sẽ khôi phục các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran.

Tehran đã cảnh báo rằng nếu điều đó xảy ra, họ có thể rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), làm tăng nguy cơ Mỹ hoặc Israel tiến hành tấn công quân sự.

Đánh giá về cuộc đàm phán gián tiếp vừa qua, bà Sanam Vakil, Giám đốc Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Viện Chatham House, nhận xét: “Chúng ta đang ở vị thế tốt nhất có thể sau cuộc gặp này”. Bà cũng lưu ý rằng, cả hai bên đã đưa ra những tuyên bố tích cực về kế hoạch tương lai, đồng thời nhấn mạnh "sự đồng thuận về tính cấp thiết, cơ hội hiện có và những dấu hiệu thực tế từ cả hai phía".

Tuy nhiên, theo bà Vakil, một thỏa thuận nghiêm túc sẽ vô cùng phức tạp, mang tính kỹ thuật cao và cần thời gian. Nếu lần này có thể đạt được một thỏa thuận, Iran muốn đảm bảo rằng thỏa thuận sẽ bền vững và mang lại cam kết thương mại một cách có ý nghĩa và lâu dài. Về phần mình, Mỹ cũng sẽ muốn biết Iran có thể cung cấp những đảm bảo gì cho an ninh của Israel và sự ổn định của khu vực Trung Đông rộng lớn hơn.

Thêm một cuộc xung đột ở Trung Đông sẽ là thảm họa. Các đợt không kích có thể cũng không phá hủy được toàn bộ cơ sở hạt nhân của Iran mà chỉ đẩy chương trình này đi vào hoạt động ngầm sâu hơn, thậm chí có thể khiến Tehran quyết định sở hữu bom nguyên tử.

Do đó, hơn lúc nào hết, cơ hội hẹp cho một giải pháp ngoại giao không thể bị bỏ lỡ.

Mỹ sẽ đàm phán trực tiếp với Iran về hạt nhân

Mỹ sẽ đàm phán trực tiếp với Iran về hạt nhân

Ngày 10/4, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết, nước này sẽ tiến hành đàm phán trực tiếp với Iran để thảo luận về chương ...

Trước thềm đàm phán hạt nhân với Iran: Mỹ tiếp tục phát tín hiệu nguy hiểm, Đức kêu gọi giải pháp ngoại giao, chuyên gia cảnh báo

Trước thềm đàm phán hạt nhân với Iran: Mỹ tiếp tục phát tín hiệu nguy hiểm, Đức kêu gọi giải pháp ngoại giao, chuyên gia cảnh báo

Tuy mong muốn đạt được giải pháp ngoại giao, Tổng thống Donald Trump muốn Iran biết “mọi lựa chọn đều được cân nhắc” để ngăn ...

Khởi động đàm phán hạt nhân cấp cao Mỹ-Iran: Tehran tìm kiếm một thỏa thuận thực sự và công bằng

Khởi động đàm phán hạt nhân cấp cao Mỹ-Iran: Tehran tìm kiếm một thỏa thuận thực sự và công bằng

Ngày 12/4, Mỹ và Iran bắt đầu cuộc đàm phán cấp cao nhất giữa hai bên kể từ khi thỏa thuận hạt nhân quốc tế ...

Đàm phán Mỹ-Iran: Có bước tiến mang lại kết quả lợi cho cả hai bên

Đàm phán Mỹ-Iran: Có bước tiến mang lại kết quả lợi cho cả hai bên

Theo hãng thông tấn nhà nước Iran, các phái đoàn từ Iran và Mỹ sẽ gặp lại nhau vào tuần tới, sau khi kết thúc ...

Đàm phán Mỹ-Iran: Tehran tiết lộ nội dung, hai bên lạc quan, Washington vẫn cảnh báo về giải pháp quân sự

Đàm phán Mỹ-Iran: Tehran tiết lộ nội dung, hai bên lạc quan, Washington vẫn cảnh báo về giải pháp quân sự

Trong cuộc đàm phán ở Muscat (Oman) ngày 12/4, Iran và Mỹ không thảo luận các vấn đề vượt ngoài chương trình hạt nhân của ...

(theo Financial Times, Eurasia Review, the New York Times)

Đọc thêm

Phim tài liệu ‘Chiến thắng của Việt Nam’ – món quà đặc biệt từ Thụy Điển

Phim tài liệu ‘Chiến thắng của Việt Nam’ – món quà đặc biệt từ Thụy Điển

Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ trao tặng bộ phim tài liệu 'Chiến thắng ...
Sắc màu tết Bunpimay trên đất Việt: Hòa quyện hai nền văn hóa

Sắc màu tết Bunpimay trên đất Việt: Hòa quyện hai nền văn hóa

Tết là lúc mọi người cùng nhìn lại năm cũ đã qua và hướng tới khởi đầu hạnh phúc. Không ngoại lệ, với người Lào, Tết Bunpimay cũng chính là ...
Mỹ đổ dồn hàng chục F-16 đến Hàn Quốc hòng lập 'phi đội siêu cấp', quyết định duy trì nhóm tham vấn hạt nhân song phương

Mỹ đổ dồn hàng chục F-16 đến Hàn Quốc hòng lập 'phi đội siêu cấp', quyết định duy trì nhóm tham vấn hạt nhân song phương

31 máy bay tiêm kích F-16 và khoảng 1.000 quân nhân Mỹ sẽ tới căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc trong kế hoạch thành lập phi đội siêu ...
Sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước mừng Đại lễ 30/4

Sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước mừng Đại lễ 30/4

Tối 25/4, 38 khối thuộc lực lượng quân đội, công an cùng các khối Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, quần chúng tham gia diễu binh, diễu hành.
Trung Quốc có hành động bất ngờ, âm thầm xóa bỏ mức thuế khủng, Mỹ cũng 'nhẹ tay' hơn

Trung Quốc có hành động bất ngờ, âm thầm xóa bỏ mức thuế khủng, Mỹ cũng 'nhẹ tay' hơn

Trung Quốc dường như đã âm thầm dỡ bỏ mức thuế trả đũa 125% đối với một số chất bán dẫn được sản xuất tại Mỹ.
Ngoại trưởng Nga: Moscow sẵn sàng đạt thỏa thuận, Tổng thống Trump có lẽ là người duy nhất trên Trái đất nhận ra một nhu cầu

Ngoại trưởng Nga: Moscow sẵn sàng đạt thỏa thuận, Tổng thống Trump có lẽ là người duy nhất trên Trái đất nhận ra một nhu cầu

Nga sẵn sàng ký kết thỏa thuận giải quyết xung đột ở Ukraine, nhưng đang giải quyết một số điều khoản chưa được thống nhất.
Mỹ đổ dồn hàng chục F-16 đến Hàn Quốc hòng lập 'phi đội siêu cấp', quyết định duy trì nhóm tham vấn hạt nhân song phương

Mỹ đổ dồn hàng chục F-16 đến Hàn Quốc hòng lập 'phi đội siêu cấp', quyết định duy trì nhóm tham vấn hạt nhân song phương

31 máy bay tiêm kích F-16 và khoảng 1.000 quân nhân Mỹ sẽ tới căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc trong kế hoạch thành lập phi đội siêu cấp.
Ngoại trưởng Nga: Moscow sẵn sàng đạt thỏa thuận, Tổng thống Trump có lẽ là người duy nhất trên Trái đất nhận ra một nhu cầu

Ngoại trưởng Nga: Moscow sẵn sàng đạt thỏa thuận, Tổng thống Trump có lẽ là người duy nhất trên Trái đất nhận ra một nhu cầu

Nga sẵn sàng ký kết thỏa thuận giải quyết xung đột ở Ukraine, nhưng đang giải quyết một số điều khoản chưa được thống nhất.
Căng thẳng leo thang, binh lính Pakistan và Ấn Độ đấu súng dữ dội, LHQ khẩn cấp ra mặt

Căng thẳng leo thang, binh lính Pakistan và Ấn Độ đấu súng dữ dội, LHQ khẩn cấp ra mặt

Các binh sĩ Pakistan và Ấn Độ đã đấu súng dọc theo đường biên giới trên thực tế phân chia các vùng lãnh thổ ở Kashmir do hai bên kiểm soát.
Vụ rò rỉ tin mật ở Bộ Quốc phòng Mỹ: Giám đốc Tình báo quốc gia yêu cầu điều tra, Chánh văn phòng Lầu Năm Góc từ chức

Vụ rò rỉ tin mật ở Bộ Quốc phòng Mỹ: Giám đốc Tình báo quốc gia yêu cầu điều tra, Chánh văn phòng Lầu Năm Góc từ chức

Hai vụ rò rỉ thông tin mật về quân sự khiến Bộ Quốc phòng Mỹ đang đứng trước những câu hỏi lớn từ dư luận.
Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Islamabad tung loạt hành động trả đũa, cảnh báo xung đột nguồn nước, hai bên cùng thử tên lửa

Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Islamabad tung loạt hành động trả đũa, cảnh báo xung đột nguồn nước, hai bên cùng thử tên lửa

Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan leo thang nhanh chóng sau vụ tấn công khủng bố ở Pahalgam, vùng lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir, khiến 26 người thiệt mạng.
Xung đột ở Dải Gaza: Dù nối lại đàm phán, Israel vẫn quyết mở rộng tấn công, thừa nhận... bắn nhầm cơ sở LHQ

Xung đột ở Dải Gaza: Dù nối lại đàm phán, Israel vẫn quyết mở rộng tấn công, thừa nhận... bắn nhầm cơ sở LHQ

Nếu không có thỏa thuận giải cứu con tin trong tương lai gần, quân đội Israel sẽ mở rộng đáng kể cuộc tấn công ở Dải Gaza chống lại Hamas.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Pháp-Ai Cập: Thắt chặt song phương, thúc đẩy hòa bình

Pháp-Ai Cập: Thắt chặt song phương, thúc đẩy hòa bình

Chuyến thăm của Tổng thống Emmanuel Macron tới Ai Cập thể hiện vai trò tích cực của Pháp trong việc tìm kiếm giải pháp cho các thách thức khu vực.
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ sáu diễn ra tại Thái Lan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y là các cuộc họp và bỏ phiếu kín của các Hồng y để bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, hay còn gọi là Giáo hoàng.
Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Từ chiến lược quốc gia đến việc thay đổi trong nông nghiệp, tiêu dùng... một số nước đang đi đầu trong việc chuyển đổi xanh trong hệ thống thực phẩm.
Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh là giải pháp sạch thay thế các nguồn truyền thống, giúp giảm phát thải và hướng tới tương lai bền vững.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Phiên bản di động