Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

TS. Vũ Đăng Minh
Trong khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước, lãnh đạo một số nước châu Âu đã sốt sắng chuẩn bị kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến giám sát.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Pháp, Anh... sốt sắng với kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine. (Nguồn: AFP)
Pháp, Anh... sốt sắng với kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine. (Nguồn: AFP)

Mũi tên nhằm nhiều đích

Ngày 20/3, lãnh đạo quốc phòng từ 31 quốc gia châu Âu và khu vực khác nhóm họp tại một căn cứ của Anh ở Northwood, bàn thảo kế hoạch triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine dưới hình thức “liên minh tự nguyện”. Theo Thủ tướng Anh Keir Starmer, một trong hai quốc gia khởi xướng thì “…một thỏa thuận không có sự bảo đảm thực tiễn sẽ là điều mà Nga sẵn sàng phá vỡ”. Lý do công khai là vậy, nhưng đằng sau là những mục đích khác.

Một, quân đội châu Âu, trong đó có các quốc gia thành viên NATO có lý do để hiện diện ở Ukraine, sát nách Nga. Hình thức “liên minh tự nguyện” nhằm tránh phức tạp, đối đầu căng thẳng với Nga nếu hiện diện dưới danh nghĩa NATO và khắc phục sự phản đối của một số quốc gia thành viên EU.

Hai, đội quân dưới danh nghĩa gìn giữ hòa bình sẽ là lực lượng bảo đảm an ninh cho Ukraine. Họ có thể huấn luyện, cố vấn, cung cấp phương tiện vũ khí, hỗ trợ củng cố cơ sở công nghiệp quốc phòng, phục hồi kinh tế thông qua tái thiết, để nâng cao sức mạnh cho Kiev, biến Ukraine thành vùng đệm an ninh lâu dài giữa Nga và châu Âu.

Ba, là cách để EU thể hiện vai trò, nâng cao vị thế quốc tế trong vấn đề Ukraine và an ninh châu Âu, khi bị Mỹ “qua mặt”, coi nhẹ mối quan hệ với đồng minh, cải thiện quan hệ với Nga. London, Paris hăng hái dẫn dắt “liên minh tự nguyện” cũng nhằm củng cố vai trò lãnh đạo châu Âu, phân tán sự chú ý của dư luận đến các trục trặc trong nước.

Bốn, đây là một hình thức EU “đặt cọc” cho quá trình tái thiết, khai thác tài nguyên của Ukraine thời hậu chiến. Mỹ đang thảo luận về thỏa thuận hợp tác kinh tế, khai thác khoáng sản với Ukraine và Nga. EU không nhanh sẽ rơi vào tình trạng “trâu chậm uống nước đục”.

Với nhiều mục đích lớn như vậy, nên Anh, Pháp sốt sắng và nhiều nước hưởng ứng cũng không là chuyện lạ.

"Chúng tôi hy vọng sẽ có một thỏa thuận nhưng điều tôi biết là nếu có một thỏa thuận, thì thời điểm để lập kế hoạch là ngay bây giờ". (Thủ tướng Anh Keir Starmer)

Những "điểm nghẽn"

Có nhiều lý do để đánh giá về tính khả thi của kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine.

Thứ nhất là tính chính danh, pháp lý. Lực lượng gìn giữ hòa bình có thể hiện diện dưới danh nghĩa Liên hợp quốc hoặc thỏa thuận trực tiếp giữa các bên liên quan đến xung đột (Nga và Ukraine). Trường hợp thứ nhất có thể bị phủ quyết bởi phiếu chống của một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. Trường hợp thứ hai cũng không ổn bởi Nga, một bên xung đột không bao giờ chấp nhận.

Thực chất, như Mỹ thừa nhận, xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm giữa Mỹ và phương Tây với Nga, nên dù dưới hình thức “liên minh tự nguyện” thì lực lượng gìn giữ hòa bình của châu Âu vẫn là một bên can dự xung đột, không đủ tính khách quan để thực thi vai trò giám sát.

Tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng Nga không có quyền phản đối lực lượng gìn giữ hòa bình của châu Âu tại Ukraine là không phù hợp, chỉ để thể hiện quyết tâm. Trong mọi trường hợp, tính chính danh của lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đều không rõ ràng, không đáp ứng nguyên tắc pháp lý.

Thứ hai, Nga chắc chắn phản đối. EU luôn xác định Nga là mối đe dọa an ninh và công khai viện trợ quân sự cho Ukraine, dù có thỏa thuận ngừng bắn hay không. Ngày 5/3, Tổng thống Emmanuel Macron một lần nữa khẳng định Nga là mối đe dọa với toàn bộ châu Âu, bao gồm cả Pháp và ông không thấy lý do gì để tin rằng Nga sẽ dừng lại ở Ukraine. Ông chủ Điện Elysee cũng tuyên bố sẵn sàng mở rộng lá chắn hạt nhân với châu Âu. Anh cũng có quan điểm tương tự.

Nga coi sự hiện diện của quân đội nước thành viên NATO ở Ukraine là sự can dự quân sự trực tiếp. Bởi vậy, chắc chắn Nga sẽ phản đối sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu do Anh, Pháp dẫn đầu tại Ukraine dưới bất cứ hình thức nào và sẵn sàng có biện pháp đối phó. Khi đó có thể xảy ra những tình huống phức tạp.

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi
Những thách thức về quân sự, chính trị và sự phản đối từ Nga khiến kế hoạch gìn giữ hòa bình ở Ukraine của châu Âu khó có thể triển khai trong ngắn hạn. (Nguồn: AA)

Thứ ba, khả năng giám sát ngừng bắn hạn chế và nguy cơ xảy ra đụng độ giữa quân đội nước ngoài tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình không được sự chấp thuận với quân Nga.

Với chiến tuyến dài gần 1.500 km và những phương tiện quân sự hiện đại trên không, trên biển, trên bộ của cả Nga và Ukraine, đòi hỏi đội quân gìn giữ hòa bình phải duy trì một lực lượng lớn với nhiều thiết bị tiên tiến để đủ khả năng giám sát. 10.000 quân theo dự tính chắc như “muối bỏ bể”. Đấy là chưa kể việc thiên lệch về một bên trong quá trình giám sát.

Nếu xảy ra đụng độ giữa lực lượng gìn giữ hòa bình của quân đội nước thành viên NATO với quân đội Nga, thì liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ khó xoay xở với nguyên tắc phòng thủ chung. Có sẵn sàng đối đầu quân sự trực tiếp với Nga không là câu hỏi khó trả lời?

Thứ tư, khả năng của châu Âu có hạn. Trước hết, khó khăn về lực lượng, làm sao huy động được vài chục nghìn quân? Ngoài ra, chính phủ các nước có quân đội tham gia gìn giữ hòa bình sẽ đứng trước sự phản ứng mạnh mẽ của người dân, nếu vài chục con em của họ thiệt mạng. Nhiều nước không hào hứng với kế hoạch này. Số nước tình nguyện cử quân đội tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số là hỗ trợ vật chất, trang bị và kỹ thuật.

Hỗ trợ tài chính cũng phức tạp bởi nhiều nước đang gặp khó về ngân sách, kinh tế suy giảm, người dân không ủng hộ, chưa kể kế hoạch tái thiết lực lượng vũ trang châu Âu lên tới 800 tỷ Euro. Bởi vậy, nói thì dễ, nhưng châu Âu huy động vài chục nghìn quân cho nhiệm vụ này không hề đơn giản.

***

Xét về nhiều mặt, kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine còn nhiều điều bỏ ngỏ. Chính lãnh đạo EU và các nước khởi xướng cũng thừa nhận mọi kế hoạch đều khó nếu không có sự tham gia của Mỹ. Tổng thống Donald Trump hơn một lần tuyên bố, đó là chuyện của EU, Washington sẽ không tham gia.

Ngày 23/3, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Steve Witkoff nói, kế hoạch các nước châu Âu gửi quân gìn giữ hòa bình tới Ukraine chỉ là “nỗ lực nhằm phô trương”. Châu Âu không phải không thấy vấn đề tính khả thi, nhưng họ vẫn tuyên bố mạnh để thể hiện vai trò, quyết tâm cũng như nỗ lực tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. Còn có thực hiện được hay không lại là chuyện khác.

Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy

Quyết định tái vũ trang châu Âu của Ủy ban châu Âu cho thấy thay đổi trong chính sách an ninh của khối giữa thời ...

Anh tuyên bố sẵn sàng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine, Đức nói cần lộ trình

Anh tuyên bố sẵn sàng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine, Đức nói cần lộ trình

Ngày 16/2, cả Anh và Đức đều thể hiện quan điểm với việc có thể đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine sau ...

Thụy Điển tính toán khả năng cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine

Thụy Điển tính toán khả năng cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine

Đài phát thanh Swedish Radio ngày 17/2 dẫn lời Ngoại trưởng Maria Malmer Stenergard cho biết, Thụy Điển không loại trừ khả năng sẽ triển ...

Châu Âu tung Sách trắng quốc phòng: Kế hoạch bài bản đưa việc tái vũ trang 'lục địa già' vào quỹ đạo trước 'cú sốc lớn'

Châu Âu tung Sách trắng quốc phòng: Kế hoạch bài bản đưa việc tái vũ trang 'lục địa già' vào quỹ đạo trước 'cú sốc lớn'

Ngày 19/3, Ủy ban châu Âu (EC) cùng Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Nếu lịch sử lặp lại, Arsenal sẽ có rất ít cơ hội lọt vào trận chung kết Champions League sau thất bại trước PSG trong trận bán kết lượt đi.
Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam tại Brazil: Đại thắng Xuân 1975 là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa của nhân loại

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam tại Brazil: Đại thắng Xuân 1975 là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa của nhân loại

Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là kết quả của khát vọng hòa bình, ý chí độc lập, tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn ...
HLV Arteta: Arsenal có cơ hội lớn vào chung kết Champions League

HLV Arteta: Arsenal có cơ hội lớn vào chung kết Champions League

Bất chấp thất bại ở lượt đi, HLV Arteta vẫn khẳng định Arsenal đang nắm cơ hội lớn để góp mặt ở chung kết Champions League.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 1/5/2025, Lịch vạn niên ngày 1 tháng 5 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 1/5/2025, Lịch vạn niên ngày 1 tháng 5 năm 2025

Lịch âm 1/5. Lịch âm hôm nay 1/5/2025? Âm lịch hôm nay 1/5. Lịch vạn niên 1/5/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2025: Tuổi Tý chi tiêu hạn chế

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2025: Tuổi Tý chi tiêu hạn chế

Xem tử vi 1/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 1/5/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nissan Navara ưu đãi mạnh tại đại lý, cạnh tranh Ford Ranger

Nissan Navara ưu đãi mạnh tại đại lý, cạnh tranh Ford Ranger

Một đại lý Nissan tại TP.HCM đang áp dụng chương trình khuyến mãi cho dòng bán tải Nissan Navara, với mức ưu đãi lên tới 90 triệu đồng so với ...
Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Trong bài viết đăng trên tạp chí Asiatimes với tiêu đề" Sự suy yếu của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ", tác giả Gabriel Honrada cho rằng, bị kẹt giữa vũ khí cũ ...
Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi kéo dài hai tuần bằng xe buýt. Họ từng đến đây ...
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Phiên bản di động