Thanh niên - Lực lượng mạnh của Ngoại giao nhân dân

Mỗi lần đại diện thanh niên Việt Nam tham gia các chương trình trao đổi quốc tế, chúng tôi không dám tự nhận mình là đại sứ, nhưng lúc nào cũng tâm niệm phải chia sẻ những giá trị đúng và tốt đẹp của đất nước. Mỗi đại biểu cần kiên nhẫn giải thích trước sự hiểu lầm và thiếu thông tin, hướng đến thấu hiểu và đồng thuận, bởi tình hữu nghị giữa các quốc gia nên bắt đầu từ tình hữu nghị giữa con người với con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thanh nien luc luong manh cua ngoai giao nhan dan Thanh niên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ASEM
thanh nien luc luong manh cua ngoai giao nhan dan Đoàn thanh niên Bộ Ngoại giao kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn

Tôi còn nhớ khi tham gia chương trình giao lưu thanh niên quốc tế Malaysia 2016, bên bờ sông của thủ đô hành chính Putrajaya, đoàn Việt Nam ngồi nhiều giờ để tranh luận với các bạn Lào về vấn đề khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mekong.

Tranh luận để chia sẻ

Tuy hai nước có quan hệ truyền thống đặc biệt, nhưng việc nước bạn có kế hoạch xây dựng các công trình thủy điện trên dòng Mekong, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sinh kế của hàng triệu người dân Việt Nam ở hạ nguồn đã trở thành chủ đề tranh luận "nảy lửa" hôm đó. Cuộc tranh luận đi từ căng thẳng đến thống nhất cao về việc ủng hộ các giải pháp đối thoại của hai nước để hướng đến chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm, vì lợi ích của người dân, vì sự phát triển bền vững của khu vực. Tất nhiên, đó chỉ là một cuộc trao đổi giữa vài công dân, nhưng ít nhất khi về nước, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn bè, cho người dân nước mình về quan điểm của bạn. Tương tự như vậy, chủ đề về Biển Đông lúc nào cũng thường trực khi đoàn Việt Nam tiếp xúc, đối thoại không chính thức với các đại biểu Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Philippines…

thanh nien luc luong manh cua ngoai giao nhan dan
Đoàn thanh niên Việt Nam tham gia giao lưu chương trình sinh viên ASEAN - Ấn Độ năm 2015.

Một đồng nghiệp của tôi ở trường đại học “dành cả thời thanh xuân” để nghiên cứu, ứng tuyển vào chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á (SSEAYP) với mong muốn được trưởng thành. Khi trở về, cậu ấy nói “dường như mình đã làm được điều gì đó cho đất nước và trở thành một công dân tiến bộ hơn. Không gì hạnh phúc hơn được khám phá và học hỏi những bài học hữu ích từ bạn bè quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực vai trò của thanh niên đối với hợp tác khu vực”. Nhưng có lẽ sâu xa hơn, là khát vọng được định danh Tổ quốc, được tự hào là một người Việt Nam.

Trên hành trình dự chương trình giao lưu sinh viên ASEAN - Ấn Độ, khi quá cảnh ở sân bay quốc tế Changi của Singapore, nhiều người trong đoàn trầm ngâm nghĩ đến dự án sân bay “Long Thành” với vị thế trung chuyển số 1 cần được đòi lại. Khi dán những tấm bản đồ có Hoàng Sa – Trường Sa thuộc về Việt Nam lên những trường học ở Nhật Bản trong chương trình giao lưu thanh niên JENESYS; khi giải thích rằng “Việt Nam đã hết chiến tranh và đang phát triển” cho những người bạn Sri Lanka, tôi ngộ ra rằng không thể phủ nhận Việt Nam là một quốc gia nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên để biến sự nổi tiếng ấy thành thương hiệu, thành hình ảnh đẹp phục vụ cho quá trình hội nhập và phát triển đất nước thì không chỉ có vai trò của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp mà mỗi công dân trẻ hoàn toàn có thể đóng góp trong khả năng của mình.

 Tự hào là thanh niên Việt Nam

Sự hiện diện của đại biểu Việt Nam tại Diễn đàn Xã hội Thế giới (WSF) hay sự có mặt của thanh niên Việt Nam tại các chương trình giao lưu văn hóa với ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… chính là hoạt động ngoại giao công chúng của quốc gia chủ nhà nhưng cũng là cơ hội cho chính các đại biểu Việt Nam nói lên tiếng nói của mình, thông tin về đất nước, con người Việt Nam với thế giới.

thanh nien luc luong manh cua ngoai giao nhan dan
Đoàn Thanh niên Việt Nam tham dự Diễn đàn Thanh niên Thế giới lần thứ 27 tại Hàn Quốc.

Trong bối cảnh thế giới ngày càng "phẳng và chật" thì vai trò cá nhân trong mỗi lần "tác chiến" độc lập ở nước ngoài lại càng quan trọng. Hiện nay, có nhiều cách để mỗi thanh niên là một “cán bộ ngoại giao nhân dân”. Đó là những người trẻ đang công tác trong cơ quan đối ngoại, là đại biểu các chương trình giao lưu quốc tế, là cộng đồng du học sinh… Dũng cảm bước ra thế giới nhận lấy trách nhiệm làm người Việt Nam, mỗi thanh niên không chỉ mang theo “giấc mơ con” mà còn đựng trong ba lô thông điệp hòa bình và niềm tự hào dân tộc. Khi một dấu thông hành được đóng vào hộ chiếu, ta ngẩng cao đầu vì một dấu tương đương của đất nước.

Tại Diễn đàn Tuổi trẻ Quốc tế lần thứ 27 (2016) ở Hàn Quốc, tôi đã phát biểu “Tôi tự hào là một công dân Việt Nam, một đất nước luôn nỗ lực không ngừng trong khu vực và hội nhập quốc tế. Thông qua hoạt động trao đổi, thanh niên có thể học hỏi các công cụ và cách tiếp cận mới trong kết nối kiến thức thế giới, xây dựng mô hình cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội như thất nghiệp trẻ, bảo vệ môi trường và giúp đỡ những người cần thiết. Đây là cơ hội để họ  gặp gỡ và giao lưu với những người trẻ tuổi khác, cọ xát và học những kỹ năng mới”.

Giới trẻ ở tất cả các nước là nguồn nhân lực chính để phát triển, thay đổi xã hội tích cực và đổi mới công nghệ. Lý tưởng, năng lượng và tầm nhìn của họ là cần thiết cho sự phát triển liên tục của mỗi quốc gia. Theo một số báo cáo gần đây, tỷ lệ sinh viên tham gia các hoạt động ở nước ngoài đã tăng đáng kể, trên 40% và kỹ năng tiếng Anh của họ cũng tốt hơn nhiều. Thanh niên luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của họ để có được sự hiểu biết văn hoá mới cũng là mục đích của họ khi tham gia vào các hoạt động khác nhau.

thanh nien luc luong manh cua ngoai giao nhan dan

Khát vọng của người trẻ

Sẽ thật tham vọng nếu nói tất cả người Việt trẻ khi ra nước ngoài đều sẽ là một đại sứ, chia sẻ và kết nối đất nước với thế giới. Do đó, cần xây dựng lực lượng nòng cốt tiên phong trong lĩnh vực này. Họ phải được đào tạo bài bản, có trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về đất nước, tình hình quan hệ quốc tế và các vấn đề chung toàn cầu. Trên cơ sở đó, Đoàn Thanh niên phối hợp với nhà trường và các tổ chức phi chính phủ tạo ra sân chơi để tôi dưỡng họ trở thành những chuyên gia trẻ trên mặt trận ngoại giao nhân dân.  Cần tăng cường giảng dạy, nghiên cứu về “ngoại giao nhân dân” cho các bạn sinh viên ở những trường đại học đào tạo về đối ngoại. Có thể không phải sinh viên nào cũng sẽ trở thành một nhà ngoại giao nhưng dù sau này công tác trong lĩnh vực nào, ở đâu thì bằng những kiến thức đã học được, họ sẽ vận dụng sáng tạo để phục vụ cho lợi ích cuối cùng mà chúng ta theo đuổi – lợi ích quốc gia, hài hòa với lợi ích chung của nhân loại.

Khi được đào tạo bài bản và nhận thức đúng thì mỗi người trẻ sẽ có sự chọn lọc trách nhiệm và kỹ càng những chất liệu giới thiệu với quốc tế, nhất là giá trị văn hóa. Có lần được "hầu chuyện" nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn, ông kể: “Khi tôi đang làm Đại sứ tại Hàn Quốc, có một đoàn nghệ sĩ trẻ Việt Nam dự Liên hoan sân khấu quốc tế, vở kịch rất hay nhưng tôi thấy đó không phải vở kịch của Việt Nam. Về chủ đề tư tưởng, vở kịch nói về tham nhũng, lừa đảo, giống hệt vở Lôi Vũ của Trung Quốc, xây dựng hình ảnh người Việt Nam quá xấu xí. Điều đó có thể đúng, nhưng diễn ở Việt Nam hợp lý hơn, Việt Nam không thiếu những điều hay tốt đẹp để giới thiệu cho các bạn. Công chúng Hàn Quốc khi tiếp cận những nội dung như vậy sẽ bị ấn tượng một cách bóp méo về văn hóa Việt Nam”. Tôi nhớ mãi câu chuyện đó của Đại sứ Toàn để vận động mạnh mẽ hơn trong một nền ngoại giao nhân dân chuyên nghiệp, bởi lẽ con đường hội nhập nhanh nhất chính là con đường văn hóa, con đường đi từ trái tim đến trái tim, từ nhân dân đến nhân dân.

thanh nien luc luong manh cua ngoai giao nhan dan Mỗi người dân là chiến sỹ trên mặt trận đối ngoại nhân dân

Đó là khẳng định của ông Đôn Tuấn Phong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký phụ trách Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị ...

thanh nien luc luong manh cua ngoai giao nhan dan Ngoại giao nhân dân tăng cường hợp tác, hội nhập và phát triển

Bằng những hoạt động phong phú, đa dạng, hoạt động ngoại giao nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang ...

thanh nien luc luong manh cua ngoai giao nhan dan Con đường từ trái tim đến trái tim

Đã từng trải nghiệm nhiều hoạt động trên các kênh ngoại giao nghị viện, ngoại giao nhà nước... nhưng với TSKH Nghiêm Vũ Khải, ngoại ...

Bùi Nguyên Bảo

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh từ đầu tuần, giá trong nước cao gấp đôi, thời điểm chờ phán quyết từ EU

Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh từ đầu tuần, giá trong nước cao gấp đôi, thời điểm chờ phán quyết từ EU

Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Giá cà phê trong nước cao gấp đôi, thời điểm chờ phán quyết từ EU liên quan EUDR, có thể quyết định giá tuần ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Hyundai mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Hyundai mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Hyundai của các dòng i10 2021, Accent 2021, Tucson 2021, Kona 2021, Elantra 2021, Santa Fe 2021, Stargazer 2022, Elantra 2022, Tucson 2022, Creta 2022, Palisade ...
Người Việt tại châu Âu phát huy tinh thần vì biển đảo Việt Nam

Người Việt tại châu Âu phát huy tinh thần vì biển đảo Việt Nam

Ban liên lạc người Việt châu Âu 'Vì biển đảo Việt Nam' đã tiến hành chuyển giao quyền Trưởng ban luân phiên, nhiệm kỳ 2024-2026.
Bài tarot hôm nay 14/11: Trong tình yêu, bạn đóng vai trò cho hay nhận?

Bài tarot hôm nay 14/11: Trong tình yêu, bạn đóng vai trò cho hay nhận?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá được thông điệp về vai trò của mình trong tình yêu. Bạn là người cho đi hay nhận lại?
Prudential trao 'món quà' chu toàn giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình dịp cuối năm

Prudential trao 'món quà' chu toàn giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình dịp cuối năm

Prudential Việt Nam ra mắt chương trình 'Một giải pháp sức khỏe, cả gia đình an vui' mang lại giá trị gia tăng và nâng cao trải nghiệm của khách ...
Từ ngày 1/1/2025, nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025, nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) trong đó có quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Ngày 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào Pháp.
Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Ngày 12/11, đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với lãnh đạo VCCI.
Đặc sắc đêm văn hóa Việt Nam và Myanmar tại Yangon

Đặc sắc đêm văn hóa Việt Nam và Myanmar tại Yangon

Đêm văn hóa Việt Nam-Myanmar là một dấu ấn quan trọng trong việc kết nối tình hữu nghị, hợp tác văn hóa giữa hai nước.
Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Kendra Rinas, Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam.
Hội thảo kết nối Việt Nam-Sri Lanka tại Kalutara

Hội thảo kết nối Việt Nam-Sri Lanka tại Kalutara

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng cung cấp thông tin liên quan và hỗ trợ các doanh nghiệp Sri Lanka kết nối với các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Tăng cường hợp tác sâu rộng Việt Nam và Iasi, Romania

Tăng cường hợp tác sâu rộng Việt Nam và Iasi, Romania

Tại cuộc làm việc giữa Đại sứ Đỗ Đức Thành với lãnh đạo tỉnh Iasi, hai bên nhất trí còn rất nhiều tiềm năng hợp tác cần tiếp tục được thúc đẩy...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động