Nhỏ Bình thường Lớn

Thanh niên Trung Quốc chật vật giữa bối cảnh triển vọng việc làm u ám, tỷ lệ thất nghiệp cao đáng báo động

Khi thị trường việc làm tại Trung Quốc thu hẹp, những sinh viên mới tốt nghiệp đang phải vật lộn để tìm việc làm, buộc phải thu hẹp tham vọng nghề nghiệp và kỳ vọng về mức lương trong bối cảnh Bắc Kinh đang nỗ lực lấy lại tăng trưởng.
Thanh niên Trung Quốc chật vật giữa bối cảnh triển vọng việc làm u ám, tỷ lệ thất nghiệp cao đáng báo động
Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao kéo dài là một thách thức lớn và là nguồn áp lực lớn, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh đang nỗ lực ổn định nền kinh tế và khôi phục niềm tin của người dân. (Nguồn: Getty)

Tuần qua, mạng xã hội Trung Quốc "dậy sóng" vì trường hợp một sinh viên mới tốt nghiệp 24 tuổi học Thạc sĩ chuyên ngành Vật lý, từng sẵn sàng theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học, buộc phải thay đổi quyết định để nhận công việc mới làm lao công thời vụ tại một trường trung học ở thành phố Tô Châu.

Thông tin này ngay lập tức được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội khi tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ Trung Quốc vẫn tiếp tục ở mức cao đáng báo động.

Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi 16-24, không bao gồm sinh viên, đã tăng lên 18,8% vào tháng 8, tăng từ 17,1% vào tháng 7. Đây là mức cao nhất kể từ khi Bắc Kinh sửa đổi phương pháp thống kê và áp dụng lại biện pháp đo lường thất nghiệp ở thanh niên vào tháng 12.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao kéo dài là một thách thức lớn và là nguồn áp lực lớn, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh đang nỗ lực ổn định nền kinh tế và khôi phục niềm tin của người dân.

Tin liên quan
Tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục, thanh niên Trung Quốc đặt niềm tin vào... may rủi Tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục, thanh niên Trung Quốc đặt niềm tin vào... may rủi

Theo phương pháp thống kê chưa sửa đổi, tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi 16-24, bao gồm cả sinh viên tăng lên cao nhất 21,3% vào tháng 6 năm ngoái. Kể từ đó, số lượng sinh viên đã được loại trừ - một thay đổi mà NBS cho biết là để phản ánh "chính xác hơn" rằng việc tìm kiếm việc làm không phải là ưu tiên của sinh viên ở Trung Quốc. Tỷ lệ trong tháng 12/2023 đã giảm xuống 14,9%.

“Năm nay, hầu như ai cũng đều phải đối mặt với áp lực thất nghiệp, điều này ảnh hưởng thêm đến việc làm của thanh niên – ngay cả việc trông cậy vào cha mẹ cũng không còn là chuyện dễ dàng nữa”, Peng Peng, Chủ tịch điều hành của Hội Cải cách Quảng Đông - một nhóm chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho biết.

“Hiện tại, những công việc tương đối dễ tìm là công việc gia đình, như bảo mẫu, dọn dẹp nhà cửa và dịch vụ vệ sinh”, ông này nói thêm.

Theo ông Peng Peng, nhu cầu tuyển dụng đã giảm đáng kể trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chạp và khó khăn trong kinh doanh, khiến cho viễn cảnh về thị trường việc làm vốn đã đầy thách thức đối với những người trẻ thêm u ám.

Áp lực này càng gia tăng khi số lượng kỷ lục 11,79 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ gia nhập thị trường việc làm trong năm nay.

Chuyên gia Peng lưu ý, trong những năm gần đây, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp đã lựa chọn công việc làm tài xế giao hàng do thời gian tương đối linh hoạt và là một nghề mới, được xã hội chấp nhận rộng rãi hơn. Tuy nhiên, thị trường lao động này cũng đang dần bão hòa.

Tiếp tục theo học sau đại học cũng là một giải pháp được nhiều sinh viên của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lựa chọn trước áp lực tìm việc làm. Tại Đại học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, số lượng sinh viên sau đại học đăng ký hiện gấp 37 lần so với sinh viên đại học.

Nhiều trường đại học Trung Quốc cũng tăng cường nỗ lực khuyến khích sinh viên theo đuổi chương trình sau đại học, nhấn mạnh đây là cơ hội quan trọng để phát triển bản thân.

Viện Kỹ thuật Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc và Đại học Thái Sơn ở tỉnh Sơn Đông là những cơ sở giáo dục tiên phong kêu gọi sinh viên nước này theo học sau đại học và cam kết cung cấp hỗ trợ dịch vụ gia sư và tư vấn.

Nỗ lực này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trình độ học vấn của sinh viên mà còn có thể giúp giảm bớt áp lực ngay lập tức, đồng thời cải thiện số liệu về việc làm của các trường đại học.

'Nằm yên' hoặc 'chạy trốn', thanh niên Trung Quốc đau đầu đối mặt với thất nghiệp

'Nằm yên' hoặc 'chạy trốn', thanh niên Trung Quốc đau đầu đối mặt với thất nghiệp

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở Trung Quốc cao kỷ lục. Nhiều thanh niên hiện nay đang cân nhắc giữa việc “nằm yên” - ...

Kinh tế biến động, thanh niên Trung Quốc đua nhau thi công chức, mong muốn bảo đảm 'bát cơm sắt'

Kinh tế biến động, thanh niên Trung Quốc đua nhau thi công chức, mong muốn bảo đảm 'bát cơm sắt'

Trên mạng xã hội, giới trẻ Trung Quốc gọi công chức là nghề "tận cùng của vũ trụ", là nơi an toàn nhất trong một ...

Cô đơn giữa bận rộn và áp lực, thanh niên Trung Quốc tìm đến 'bạn trai AI'

Cô đơn giữa bận rộn và áp lực, thanh niên Trung Quốc tìm đến 'bạn trai AI'

Ngày càng nhiều cô gái trẻ Trung Quốc chuyển sang yêu bạn trai trên ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giảm ...

Thanh niên Trung Quốc 'vỡ mộng' trước sự khốc liệt của thị trường việc làm

Thanh niên Trung Quốc 'vỡ mộng' trước sự khốc liệt của thị trường việc làm

Bất chấp sự thúc đẩy từ phía chính quyền, nhiều người tìm việc trẻ ở Trung Quốc đang buộc phải từ bỏ khát vọng nghề ...

Nhật Bản khuyến khích giảm thời gian làm việc hàng tuần

Nhật Bản khuyến khích giảm thời gian làm việc hàng tuần

Nhật Bản đang cố gắng giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động đáng lo ngại bằng cách thuyết phục nhiều người và công ty ...

(theo SCMP)