Chương trình hoà nhạc “Cảm hứng Chiềng đi” tổ chức tại Bảo tàng Thế giới Cà phê trong hai ngày 29-30/1. |
Chuỗi hoạt động văn hoá - nghệ thuật đã gây ấn tượng mạnh mẽ tới công chúng với hàng nghìn khách tham dự và theo dõi trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội.
Nơi hội tụ tinh hoa văn hoá Việt Nam và thế giới
Năm 2022 là một cột mốc đặc biệt tại Thành phố Cà phê, khi Trung Nguyên Legend hợp tác với nhiều nghệ sĩ danh tiếng như: Nhạc sĩ Đức Trí, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, nhạc sĩ Dương Thụ, đạo diễn Cao Trung Hiếu... sản xuất nhiều chương trình nghệ thuật như: Vở vũ kịch Chuyện kể 3 văn minh cà phê - một sản phẩm du lịch đặc biệt, khác biệt, duy nhất trên thế giới; đêm nhạc “Tri ân những tri âm”; ra mắt đĩa than “Thanh âm tỉnh thức”....
Tiếp nối sự thành công ấy, để chào đón xuân 2023, trong hai ngày 29-30/1, Thành phố Cà phê, Bảo tàng Thế giới Cà phê phối hợp với nhiều nghệ sĩ danh tiếng, đơn cử như nghệ sĩ saxophone Quyền Thiện Đắc, nghệ sĩ piano Phó An My và nhà soạn nhạc Đặng Tuệ Nguyên tổ chức hai chương trình hòa nhạc cổ điển “Cảm hứng Chiềng Đi”; kết hợp nhà thiết kế La Phạm thực hiện bộ sưu tập thời trang đương đại “Xuân trên bản thượng” được lấy từ cảm hứng thổ cẩm dành riêng cho chương trình “Tôi ở đây để phụng sự” nhằm tôn vinh tinh hoa văn hoá của các dân tộc ít người tại Việt Nam, giúp đóng góp làm phong phú, đa dạng nền văn hoá bản địa trong cộng đồng hơn 49 dân tộc tại Đắk Lắk.
Tại chương trình hòa nhạc cổ điển “Cảm hứng Chiềng đi”, dịch giả Trịnh Lữ nói: “Có thể đây là lần đầu tiên nhiều được nghe những âm thanh của các nhạc cụ Tây phương kể câu chuyện về chính những người đồng bào, kể về làng xã mình chứ không phải chơi nhạc của Bach hay Mozart mà một người nào đấy không biết...
Trong không gian kiến trúc Bảo tàng Thế giới Cà phê, tôi thật sự hiểu được hành trình Trung Nguyên Legend thực hiện mấy chục năm nay, mang một tầm vóc khác, và mong rằng ngoài những chương trình có tính chất tầm cao như chương trình ‘Cảm hứng Chiềng đi’ thì tiếp tục đại chúng hóa, phổ thông hóa những nguồn cảm hứng rất giản dị, tốt lành bằng những hoạt động văn hoá nghệ thuật”.
Anh Hàng A Ga, một khán giả người H’Mông sống tại Buôn Ma Thuột chia sẻ: “Tôi vô cùng xúc động và tự hào, không thể ngờ được trong một ngày ngay tại Buôn Ma Thuột, cộng đồng người H’Mông chúng tôi lại được thưởng thức một chương trình hòa nhạc đẳng cấp do các nghệ sĩ danh tiếng, hàng đầu Việt Nam sáng tác, biểu diễn với “Cảm hứng Chiềng Đi”.
Những tinh hoa văn hóa trong đời sống, từ lời ru, từng tiếng tù và, tiếng khèn gọi bạn, tiếng đàn lá, đàn môi... của những dân tộc ít người, nơi chúng tôi đã sinh sống từ nhỏ chạm vào sâu thẳm trong trái tim tôi nhờ âm nhạc, trong một chương trình hòa nhạc cổ điển mang tầm vóc quốc tế và không phải ai, nơi nào cũng có cơ hội để thưởng thức”.
Theo thông tin từ chương trình, buổi hoà nhạc “Cảm hứng Chiềng Đi” lần đầu tiên ra mắt giới thiệu tại bản Chiềng Đi, Vân Hồ, Sơn La và nhóm nghệ sĩ đã chọn Thành phố Cà phê là điểm đến để công diễn lần thứ 3 sau Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Được biết trong năm 2023, “Cảm hứng Chiềng đi” sẽ công diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Australia, Mỹ, châu Âu... sau khi đã công diễn ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam tại Việt Nam.
Thành phố bản sắc - trung tâm sáng tạo nghệ thuật từ văn hoá
Bộ sưu tập thổ cẩm đương đại “Xuân trên bản thượng” được thực hiện dành riêng cho chương trình “Tôi ở đây để phụng sự” gây ấn tượng mạnh mẽ với cộng đồng cũng như du khách tới Buôn Ma Thuột. |
Chương trình “Tôi ở đây để phụng sự” được Trung Nguyên Legend, Thành phố Cà phê và Bảo tàng Thế giới Cà phê tổ chức thường niên cùng Tết trồng cây từ năm 2018, với nhiều hoạt động văn hoá ý nghĩa như: Lễ dựng nêu các cộng đồng dân tộc Việt Nam, Hội thi ủ rượu cần...
Trong chuỗi hoạt động mừng xuân Quý Mão 2023, chương trình “Tôi ở đây để phụng sự” đã nhận được sự đồng hành, quan tâm lớn của nhiều lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, TP. Buôn Ma Thuột và các Sở ban ngành cũng như khách tham dự.
Bộ sưu tập “Xuân trên bản thượng” gồm 20 thiết kế thực hiện dành riêng cho chương trình “Tôi ở đây để phụng sự” được sử dụng chủ yếu các chất liệu tự nhiên, bản địa tại Việt Nam như: thổ cẩm của cộng đồng các dân tộc H’Mông, Dao, Thái...; lụa tơ tằm, vải gai, vải lá dứa...
Theo chia sẻ của Nhà thiết kế La Phạm tại chương trình, thời trang như nhân duyên, một cầu nối để chị truyền tải những tinh hoa văn hoá Việt với thế giới bằng những thiết kế đương đại, có sự giao hòa và tính ứng dụng cao ở nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa. Đây cũng là cách để chị và nhiều người tìm về cội nguồn văn hoá của mình.
Những thiết kế có cảm hứng từ thổ cẩm mang tính ứng dụng cao được giới thiệu trong chương trình “Tôi ở đây để phụng sự” do Thành phố Cà phê, Bảo tàng Thế giới Cà phê tổ chức. |
Bộ sưu tập thời trang từ cảm hứng thổ cẩm “Xuân trên bản thượng” đã giúp cộng đồng địa phương, du khách tới Buôn Ma Thuột trong dịp đầu xuân mới có cách nhìn khác về các giá trị văn hóa bản địa và nâng cao ở tầm vóc quốc tế.
Anh Ngô Đình Vạn, Giám đốc Công ty Bất động sản Lộc Sơn Hà, chủ nhân Thành phố Cà phê nói: “Qua các sự kiện được Trung Nguyên Legend dày công đầu tư tổ chức, gửi trao đến cư dân của Thành phố Cà phê nói riêng, người dân Đắk Lắk nói chung cho thấy với mục tiêu kiến tạo Thành phố Cà phê trở thành khu đô thị mẫu mực với lối sống Xanh - Bản sắc - Thịnh vượng bằng tất cả tâm huyết của Trung Nguyên Legend.
Tôi là một trong những người sống ở đây có thể cảm nhận, thấy được khi Trung Nguyên Legend tổ chức và đưa những chương trình đẳng cấp quốc tế về Buôn Ma Thuột dành cho cộng đồng, cư dân nơi đây thưởng lãm, giúp thay đổi nhận thức cộng đồng về các giá văn hoá, cách làm du lịch từ văn hoá. Đặc biệt chương trình Hòa nhạc cổ điển: “Cảm hứng Chiềng Đi” của nhạc sĩ Đặng Tuệ Nguyên đã để lại cho tôi rất nhiều ấn tượng và cảm xúc.
Chúng tôi cũng không thể hình dung và rất bất ngờ khi những sản phẩm thổ cẩm của cộng đồng các dân tộc ít người, những người đồng bào sống quanh mình lại có thể thiết kế lên những sản phẩm thời trang ở một tầm cao nhưng vẫn rất gần gũi, thân thiện, có thể sử dụng không chỉ trong nước mà mở rộng ra quốc tế, từ đó quảng bá hình ảnh, bản sắc, văn hóa các dân tộc Việt Nam với bạn bè thế giới”.
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cùng tham dự Tết trồng cây lần thứ 6 tại Thành phố Cà phê. |
Chương trình hoà nhạc cổ điển “Cảm hứng chiềng đi”; bộ sưu tập thổ cẩm đương đại đặc biệt “Xuân trên bản thượng” trong chương trình “Tôi ở đây để phụng sự” đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham dự, theo dõi trực tuyến qua các nền tảng mạng xã hội.
Thông tin từ Nhà thiết kế La Phạm cho biết, trong dịp tới làm việc tại Buôn Ma Thuột lần này cũng là cơ hội để chị tìm hiểu nhiều hơn về các chất liệu vải thổ cẩm của cộng đồng các dân tộc nơi đây và có thể thực hiện một bộ sưu tập riêng để giới thiệu trong dịp Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sắp tới.
| Sự lạc quan này đã thúc đẩy các quỹ và đầu cơ quay lại các thị trường hàng hóa để tăng mua nói chung. Tuy ... |
| Giá cà phê robusta nửa cuối tháng 1/2023 tăng nhờ sự hỗ trợ của báo cáo tồn kho do trên sàn London đang ở mức ... |
| Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 2/2 đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên biên độ ... |
| ED&F Man đánh giá trong một báo cáo hồi tháng 1 rằng, nguồn cung toàn cầu dự kiến sẽ giảm 3,8 triệu bao so với ... |
| Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 sẽ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 tiếp tục được UBND Tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhằm quảng bá thương ... |