Thay thế cho TPP, IPEF liệu có đủ sức khiến Bắc Kinh lo ngại?

Vân Trang
Việc ông Biden mất nhiều thời gian hơn để đưa ra chính sách thương mại châu Á của mình đã minh họa một sự thật cơ bản, đó là xoá bỏ các hiệp định thường dễ dàng hơn nhiều so với việc lập lại chúng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chỉ ba ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào tháng 1/2017, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp, rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do với sự tham gia của 12 quốc gia mà ông đã lên tiếng phản đối trong chiến dịch tranh cử.

Vào ngày 23/5, 488 ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Joe Biden cố gắng đảo ngược quyết định này bằng cách công bố một hiệp ước mới là Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), với sự tham gia của 13 quốc gia.

Việc ông Biden mất nhiều thời gian hơn để đưa ra chính sách thương mại châu Á của mình đã minh họa một sự thật cơ bản - đó là xoá bỏ các hiệp định thường dễ dàng hơn nhiều so với việc lập lại chúng.

Hiệp định kinh tế mới của Mỹ có phải một thỏa thuận thương mại?
Mỹ xây dựng và cũng cố chiến lược IPEF trong nỗ lực đối trọng với Trung Quốc tại khu vực. (Nguồn: Getty)

IPEF giống và khác gì với TPP?

Nếu so sánh IPEF với TPP, có một số điểm khá quen thuộc. Điểm đáng chú ý của TPP, tiền thân của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là đây là một “Hiệp định thương mại thế kỷ XXI” hoàn chỉnh với các tiêu chuẩn cao về quyền của người lao động và các nguyên tắc thương mại điện tử. Theo Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, IPEF cũng là “một thỏa thuận kinh tế của thế kỷ XXI”.

Các thành viên TPP ban đầu chiếm gần 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, gần bằng thị phần của các đối tác IPEF hiện nay (thay đổi lớn nhất là thỏa thuận mới hoán đổi Mexico và Canada cho Ấn Độ và Hàn Quốc). Quan trọng nhất, Trung Quốc vẫn bị loại.

IPEF, giống như TPP, là một nỗ lực nhằm xây dựng một cấu trúc thương mại ở châu Á tuân thủ các nguyên tắc kinh tế của Mỹ và sức mạnh kinh tế của nước này - được nhiều chuyên gia trong khu vực hoan nghênh như một sự đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc.

Tin liên quan
IPEF - IPEF - 'Vũ khí mới' của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương có gì?

Tuy nhiên, đó là nơi kết thúc những điểm tương đồng. Thành công của ông Trump trong việc giành được sự ủng hộ với lời kêu gọi ngăn chặn các quốc gia “bòn rút” Mỹ (thặng dư thương mại với Mỹ) đã khiến nhiều người ở Washington phải dè chừng các thỏa thuận thương mại tự do đầy tham vọng.

Vì vậy, thay vì bắt đầu công việc với một hiệp ước cần có sự chấp thuận của Quốc hội, nhóm của ông Biden đã thiết kế ra một khuôn khổ dễ “uốn” hơn và có thể tránh được cái bẫy chính trị này.

Tính dễ uốn này có một vài nhược điểm lớn, trước tiên là giới hạn những gì Mỹ có thể cung cấp. Việc cắt giảm thuế suất, một kế hoạch được thực hiện trong hầu hết các thỏa thuận thương mại tự do, là điều không nên được đưa ra vì sẽ đòi hỏi sự ủng hộ của Quốc hội.

Mỹ vẫn cam kết sẽ thúc đẩy các tiêu chuẩn về lao động và môi trường mạnh mẽ, nhưng không cung cấp sự tiếp cận lớn hơn đối với thị trường rộng lớn của nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong khi đây lại là lá bài thương lượng chính.

Trong khi đó, độ bền của IPEF cũng bị nghi ngờ. Nếu ông Trump trở lại Phòng Bầu dục vào năm 2024, ông có thể sẽ không cần ba ngày để từ bỏ khuôn khổ này. Chính quyền Tổng thống Biden đã cố gắng “lờ đi” các giới hạn này.

Thay vì coi IPEF là một thỏa thuận truyền thống, Mỹ đã tuyên bố rằng hiệp định sẽ dựa trên bốn trụ cột, với xúc tiến thương mại chỉ là một. Ba mục tiêu còn lại là làm cho chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, thúc đẩy đầu tư hạ tầng và năng lượng sạch và hình thành các quy định mới về thuế và chống tham nhũng.

Sự thu hút về chính trị

Việc loại bỏ một chương trình nghị sự rộng lớn và hấp dẫn như vậy là không dễ. Tuy nhiên, Mỹ có thể sẽ phải cẩn trọng hơn trong các tài liệu sáng lập của mình, nếu không muốn một số nước châu Á chùn bước trong việc ký kết.

Chuyên gia Matthew Goodman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) lưu ý rằng sự tập trung vào các chủ đề như thương mại kỹ thuật số, chính sách cạnh tranh và hối lộ tạo nên một “thực đơn” tốt cho IPEF.

Ông nói: “Đây là những vấn đề rất được các đối tác trong khu vực quan tâm. Tuy nhiên, bề rộng của khuôn khổ cũng đặt ra một thách thức. Thay vì chỉ có Đại diện Thương mại Mỹ là người đứng đầu đàm phán, như trong các cuộc đàm phán thương mại thông thường, Bộ Thương mại Mỹ cũng tham gia vào đàm phán các danh mục đầu tư phi mậu dịch”.

Hiện tại, nhiều chuyên gia trong khu vực tỏ ra hài lòng nhất bởi tính biểu tượng của việc thành lập IPEF. Vết thương từ lối thoát TPP của Mỹ vẫn còn nguyên. Kể từ chiến thắng của ông Biden, các đồng minh đã chờ đợi Mỹ đưa ra chiến lược thương mại châu Á mới.

Theo ông Matthew Goodman, cuối cùng thì ngày đó cũng đã đến, ngay cả khi IPEF thu hút sự chú ý vì những hạn chế chính trị hơn là tiềm năng kinh tế.

Một quan chức Australia nói: “Chúng tôi rất vui khi Mỹ có sự can dự kinh tế tại khu vực”.

Vai trò phi thương mại của các cường quốc

Nhận định về quan hệ đối tác kinh tế mới với 12 quốc gia châu Á được Tổng thống Joe Biden đề xướng hôm 23/5 vừa qua tại Tokyo, nhật báo Les Echos cho rằng thỏa thuận này sẽ khó được thực hiện nếu Washington muốn chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh, nhưng lại không muốn nhượng bộ thương mại đối với các quốc gia trong khu vực đang phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Nhật báo Les Echos cho rằng đã có nhiều chính phủ đồng ý tham gia các cuộc thảo luận với Mỹ là bởi vì nước này cuối cùng đã đưa ra một thỏa thuận mở, đó là không áp đặt các quy tắc cứng nhắc hoặc các cam kết rất cụ thể.

Đây được coi là một "sự linh hoạt" có thể chấp nhận đối với các quốc gia trong khu vực, những nước ủng hộ việc Mỹ hiện diện trong các diễn đàn khu vực, nhưng lại không muốn ràng buộc với bất kỳ cam kết chính trị thái quá nào có thể khiến họ khó xử với Trung Quốc, đối tác kinh tế chính của họ.

Bất chấp những căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc, các quốc gia châu Á ngày càng phụ thuộc thương mại vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tin liên quan
Mỹ muốn Mỹ muốn 'gạt' Trung Quốc khỏi 'bàn cờ lớn'

Hiện nay, gần 25% ngoại thương của các nước ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) được thực hiện với Trung Quốc, so với mức chỉ 15% hồi năm 2009. Để so sánh, Mỹ chỉ chiếm 13%, trong khi thương mại của khối với Liên minh châu Âu và Nhật Bản giảm xuống dưới 10%.

Trong bối cảnh này, lãnh đạo của các nước trong khu vực sẽ không thể chấp nhận mối quan hệ hợp tác chiến lược mạnh mẽ với Mỹ, trừ khi nước này chứng tỏ khả năng cung cấp tiềm năng tăng trưởng thay thế và có các chính sách thuế quan thuận lợi cho các sản phẩm của họ vào thị trường Mỹ.

Stephen Nagy, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Cơ đốc giáo quốc tế ở Tokyo, nhận xét: "Vấn đề hết sức đơn giản, các nước ASEAN chỉ muốn thương mại, thương mại và thương mại".

Tuy nhiên, Chính phủ của Tổng thống Biden cũng không thể đưa ra bất kỳ hứa hẹn nào cho họ. Bất chấp lời kêu gọi từ các đối tác trong khu vực, đặc biệt là từ đồng minh Nhật Bản, Tổng thống Mỹ loại trừ mọi khả năng quay trở lại CPTPP, hoặc chấp nhận bất kỳ nhượng bộ thương mại nào trong khuôn khổ IPEF, vì lo ngại sự phản đối của dư luận và vận động hành lang về kinh tế vài tháng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Ấn Độ - sự thay thế hấp dẫn cho Trung Quốc?

Tương tự như vậy, theo Inside trade.com, Ấn Độ là một trong 13 thành viên tham gia IPEF, nhưng phạm vi tham gia của nước này vẫn còn đang được xem xét.

Theo một số nhà phân tích, Ấn Độ sẽ ít tập trung vào thương mại mà tập trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch cũng như các vấn đề về thuế và chống tham nhũng.

13 thành viên dự kiến sẽ không tham gia vào cả 4 trụ cột, nhưng những quốc gia nào sẽ tham gia vào trụ cột nào vẫn chưa được tiết Iộ.

Theo Mark Linscott, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương và cố vấn cấp cao tại Asia Group, lượng dữ liệu tự do xuyên biên giới từ lâu đã là ưu tiên của Mỹ trong khi Ấn Độ đang có xu hướng hạn chế dữ liệu.

Bản địa hóa nội dung và dữ liệu là một ưu tiên chính trị cấp cao của Ấn Độ. Hiện Ấn Độ đang trong quá trình trao đổi liên ngành về các điều khoản thương mại điện tử, bảo vệ dữ liệu quyền riêng tư cá nhân và bảo vệ dữ liệu phi cá nhân, quá trình này khó có thể kịp kết thúc để tham gia vào trụ cột thương mại của IPEF.

Trụ cột thương mại của IPEF cũng bao gồm các cam kết mạnh mẽ về lao động và môi trường trong khi trước đây Ấn Độ đã miễn cưỡng thực hiện các cam kết về lao động và môi trường trong các cuộc đàm phán khác, do vậy trụ cột thương mại có "tham vọng cao" sẽ là khó khăn đối với Ấn Độ.

Hệ thống Ưu đãi chung (GSP) của Mỹ cũng là vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại Mỹ - Ấn. Ấn Độ vẫn đề nghị Mỹ khôi phục các lợi ích GSP mà Mỹ đã thu hồi vào năm 2019. Chương trình GSP đã hết hạn vào cuối năm 2020 và chưa được Quốc hội gia hạn.

Theo một số nhà phân tích, Ấn Độ có khả năng không tham gia trụ cột thương mại của IPEF, nhưng nước này vẫn là một ứng cử viên sáng giá cho ba trụ cột còn lại. Ấn Độ đã nổi lên như một nguồn cung thay thế trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng và nước này có thể được hưởng lợi nhiều hơn thông qua việc tham gia IPEF.

Hơn nữa, Ấn Độ cũng có vai trò quan trọng trong mục tiêu phục hồi của chuỗi cung ứng. Các lợi ích của Mỹ và Ấn Độ cũng phù hợp với trụ cột cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, Ấn Độ có những mục tiêu tích cực về năng lượng.

Ấn Độ đã tham gia rất nhiều vào các cuộc đàm phán quốc tế về thuế tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cho thấy nước này có thể tham gia vào trụ cột thuế và chống tham nhũng của IPEF.

Chính sách thuế cởi mở hơn sẽ khiến Ấn Độ trở thành nhà cung cấp thay thế hấp dẫn hơn Trung Quốc.

Sáng kiến kinh tế mới IPEF được công bố chính thức, 'sứ mệnh' của Mỹ là gì?

Sáng kiến kinh tế mới IPEF được công bố chính thức, 'sứ mệnh' của Mỹ là gì?

Ngày 23/5, Nhà Trắng đã phát đi thông cáo báo chí có nhan đề 'Tại châu Á, Tổng thống Biden và hàng chục đối tác ...

Lời nhắn nhủ của Mỹ tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Lời nhắn nhủ của Mỹ tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Mỹ khẳng định sẽ sẵn sàng sát cánh cùng đồng minh, hành động quyết liệt và mau chóng khi có vấn đề an ninh phát ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động