Thay thế cho TPP, IPEF liệu có đủ sức khiến Bắc Kinh lo ngại?

Vân Trang
Việc ông Biden mất nhiều thời gian hơn để đưa ra chính sách thương mại châu Á của mình đã minh họa một sự thật cơ bản, đó là xoá bỏ các hiệp định thường dễ dàng hơn nhiều so với việc lập lại chúng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chỉ ba ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào tháng 1/2017, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp, rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do với sự tham gia của 12 quốc gia mà ông đã lên tiếng phản đối trong chiến dịch tranh cử.

Vào ngày 23/5, 488 ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Joe Biden cố gắng đảo ngược quyết định này bằng cách công bố một hiệp ước mới là Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), với sự tham gia của 13 quốc gia.

Việc ông Biden mất nhiều thời gian hơn để đưa ra chính sách thương mại châu Á của mình đã minh họa một sự thật cơ bản - đó là xoá bỏ các hiệp định thường dễ dàng hơn nhiều so với việc lập lại chúng.

Hiệp định kinh tế mới của Mỹ có phải một thỏa thuận thương mại?
Mỹ xây dựng và cũng cố chiến lược IPEF trong nỗ lực đối trọng với Trung Quốc tại khu vực. (Nguồn: Getty)

IPEF giống và khác gì với TPP?

Nếu so sánh IPEF với TPP, có một số điểm khá quen thuộc. Điểm đáng chú ý của TPP, tiền thân của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là đây là một “Hiệp định thương mại thế kỷ XXI” hoàn chỉnh với các tiêu chuẩn cao về quyền của người lao động và các nguyên tắc thương mại điện tử. Theo Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, IPEF cũng là “một thỏa thuận kinh tế của thế kỷ XXI”.

Các thành viên TPP ban đầu chiếm gần 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, gần bằng thị phần của các đối tác IPEF hiện nay (thay đổi lớn nhất là thỏa thuận mới hoán đổi Mexico và Canada cho Ấn Độ và Hàn Quốc). Quan trọng nhất, Trung Quốc vẫn bị loại.

IPEF, giống như TPP, là một nỗ lực nhằm xây dựng một cấu trúc thương mại ở châu Á tuân thủ các nguyên tắc kinh tế của Mỹ và sức mạnh kinh tế của nước này - được nhiều chuyên gia trong khu vực hoan nghênh như một sự đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc.

Tin liên quan
IPEF - IPEF - 'Vũ khí mới' của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương có gì?

Tuy nhiên, đó là nơi kết thúc những điểm tương đồng. Thành công của ông Trump trong việc giành được sự ủng hộ với lời kêu gọi ngăn chặn các quốc gia “bòn rút” Mỹ (thặng dư thương mại với Mỹ) đã khiến nhiều người ở Washington phải dè chừng các thỏa thuận thương mại tự do đầy tham vọng.

Vì vậy, thay vì bắt đầu công việc với một hiệp ước cần có sự chấp thuận của Quốc hội, nhóm của ông Biden đã thiết kế ra một khuôn khổ dễ “uốn” hơn và có thể tránh được cái bẫy chính trị này.

Tính dễ uốn này có một vài nhược điểm lớn, trước tiên là giới hạn những gì Mỹ có thể cung cấp. Việc cắt giảm thuế suất, một kế hoạch được thực hiện trong hầu hết các thỏa thuận thương mại tự do, là điều không nên được đưa ra vì sẽ đòi hỏi sự ủng hộ của Quốc hội.

Mỹ vẫn cam kết sẽ thúc đẩy các tiêu chuẩn về lao động và môi trường mạnh mẽ, nhưng không cung cấp sự tiếp cận lớn hơn đối với thị trường rộng lớn của nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong khi đây lại là lá bài thương lượng chính.

Trong khi đó, độ bền của IPEF cũng bị nghi ngờ. Nếu ông Trump trở lại Phòng Bầu dục vào năm 2024, ông có thể sẽ không cần ba ngày để từ bỏ khuôn khổ này. Chính quyền Tổng thống Biden đã cố gắng “lờ đi” các giới hạn này.

Thay vì coi IPEF là một thỏa thuận truyền thống, Mỹ đã tuyên bố rằng hiệp định sẽ dựa trên bốn trụ cột, với xúc tiến thương mại chỉ là một. Ba mục tiêu còn lại là làm cho chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, thúc đẩy đầu tư hạ tầng và năng lượng sạch và hình thành các quy định mới về thuế và chống tham nhũng.

Sự thu hút về chính trị

Việc loại bỏ một chương trình nghị sự rộng lớn và hấp dẫn như vậy là không dễ. Tuy nhiên, Mỹ có thể sẽ phải cẩn trọng hơn trong các tài liệu sáng lập của mình, nếu không muốn một số nước châu Á chùn bước trong việc ký kết.

Chuyên gia Matthew Goodman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) lưu ý rằng sự tập trung vào các chủ đề như thương mại kỹ thuật số, chính sách cạnh tranh và hối lộ tạo nên một “thực đơn” tốt cho IPEF.

Ông nói: “Đây là những vấn đề rất được các đối tác trong khu vực quan tâm. Tuy nhiên, bề rộng của khuôn khổ cũng đặt ra một thách thức. Thay vì chỉ có Đại diện Thương mại Mỹ là người đứng đầu đàm phán, như trong các cuộc đàm phán thương mại thông thường, Bộ Thương mại Mỹ cũng tham gia vào đàm phán các danh mục đầu tư phi mậu dịch”.

Hiện tại, nhiều chuyên gia trong khu vực tỏ ra hài lòng nhất bởi tính biểu tượng của việc thành lập IPEF. Vết thương từ lối thoát TPP của Mỹ vẫn còn nguyên. Kể từ chiến thắng của ông Biden, các đồng minh đã chờ đợi Mỹ đưa ra chiến lược thương mại châu Á mới.

Theo ông Matthew Goodman, cuối cùng thì ngày đó cũng đã đến, ngay cả khi IPEF thu hút sự chú ý vì những hạn chế chính trị hơn là tiềm năng kinh tế.

Một quan chức Australia nói: “Chúng tôi rất vui khi Mỹ có sự can dự kinh tế tại khu vực”.

Vai trò phi thương mại của các cường quốc

Nhận định về quan hệ đối tác kinh tế mới với 12 quốc gia châu Á được Tổng thống Joe Biden đề xướng hôm 23/5 vừa qua tại Tokyo, nhật báo Les Echos cho rằng thỏa thuận này sẽ khó được thực hiện nếu Washington muốn chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh, nhưng lại không muốn nhượng bộ thương mại đối với các quốc gia trong khu vực đang phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Nhật báo Les Echos cho rằng đã có nhiều chính phủ đồng ý tham gia các cuộc thảo luận với Mỹ là bởi vì nước này cuối cùng đã đưa ra một thỏa thuận mở, đó là không áp đặt các quy tắc cứng nhắc hoặc các cam kết rất cụ thể.

Đây được coi là một "sự linh hoạt" có thể chấp nhận đối với các quốc gia trong khu vực, những nước ủng hộ việc Mỹ hiện diện trong các diễn đàn khu vực, nhưng lại không muốn ràng buộc với bất kỳ cam kết chính trị thái quá nào có thể khiến họ khó xử với Trung Quốc, đối tác kinh tế chính của họ.

Bất chấp những căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc, các quốc gia châu Á ngày càng phụ thuộc thương mại vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tin liên quan
Mỹ muốn Mỹ muốn 'gạt' Trung Quốc khỏi 'bàn cờ lớn'

Hiện nay, gần 25% ngoại thương của các nước ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) được thực hiện với Trung Quốc, so với mức chỉ 15% hồi năm 2009. Để so sánh, Mỹ chỉ chiếm 13%, trong khi thương mại của khối với Liên minh châu Âu và Nhật Bản giảm xuống dưới 10%.

Trong bối cảnh này, lãnh đạo của các nước trong khu vực sẽ không thể chấp nhận mối quan hệ hợp tác chiến lược mạnh mẽ với Mỹ, trừ khi nước này chứng tỏ khả năng cung cấp tiềm năng tăng trưởng thay thế và có các chính sách thuế quan thuận lợi cho các sản phẩm của họ vào thị trường Mỹ.

Stephen Nagy, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Cơ đốc giáo quốc tế ở Tokyo, nhận xét: "Vấn đề hết sức đơn giản, các nước ASEAN chỉ muốn thương mại, thương mại và thương mại".

Tuy nhiên, Chính phủ của Tổng thống Biden cũng không thể đưa ra bất kỳ hứa hẹn nào cho họ. Bất chấp lời kêu gọi từ các đối tác trong khu vực, đặc biệt là từ đồng minh Nhật Bản, Tổng thống Mỹ loại trừ mọi khả năng quay trở lại CPTPP, hoặc chấp nhận bất kỳ nhượng bộ thương mại nào trong khuôn khổ IPEF, vì lo ngại sự phản đối của dư luận và vận động hành lang về kinh tế vài tháng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Ấn Độ - sự thay thế hấp dẫn cho Trung Quốc?

Tương tự như vậy, theo Inside trade.com, Ấn Độ là một trong 13 thành viên tham gia IPEF, nhưng phạm vi tham gia của nước này vẫn còn đang được xem xét.

Theo một số nhà phân tích, Ấn Độ sẽ ít tập trung vào thương mại mà tập trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch cũng như các vấn đề về thuế và chống tham nhũng.

13 thành viên dự kiến sẽ không tham gia vào cả 4 trụ cột, nhưng những quốc gia nào sẽ tham gia vào trụ cột nào vẫn chưa được tiết Iộ.

Theo Mark Linscott, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương và cố vấn cấp cao tại Asia Group, lượng dữ liệu tự do xuyên biên giới từ lâu đã là ưu tiên của Mỹ trong khi Ấn Độ đang có xu hướng hạn chế dữ liệu.

Bản địa hóa nội dung và dữ liệu là một ưu tiên chính trị cấp cao của Ấn Độ. Hiện Ấn Độ đang trong quá trình trao đổi liên ngành về các điều khoản thương mại điện tử, bảo vệ dữ liệu quyền riêng tư cá nhân và bảo vệ dữ liệu phi cá nhân, quá trình này khó có thể kịp kết thúc để tham gia vào trụ cột thương mại của IPEF.

Trụ cột thương mại của IPEF cũng bao gồm các cam kết mạnh mẽ về lao động và môi trường trong khi trước đây Ấn Độ đã miễn cưỡng thực hiện các cam kết về lao động và môi trường trong các cuộc đàm phán khác, do vậy trụ cột thương mại có "tham vọng cao" sẽ là khó khăn đối với Ấn Độ.

Hệ thống Ưu đãi chung (GSP) của Mỹ cũng là vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại Mỹ - Ấn. Ấn Độ vẫn đề nghị Mỹ khôi phục các lợi ích GSP mà Mỹ đã thu hồi vào năm 2019. Chương trình GSP đã hết hạn vào cuối năm 2020 và chưa được Quốc hội gia hạn.

Theo một số nhà phân tích, Ấn Độ có khả năng không tham gia trụ cột thương mại của IPEF, nhưng nước này vẫn là một ứng cử viên sáng giá cho ba trụ cột còn lại. Ấn Độ đã nổi lên như một nguồn cung thay thế trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng và nước này có thể được hưởng lợi nhiều hơn thông qua việc tham gia IPEF.

Hơn nữa, Ấn Độ cũng có vai trò quan trọng trong mục tiêu phục hồi của chuỗi cung ứng. Các lợi ích của Mỹ và Ấn Độ cũng phù hợp với trụ cột cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, Ấn Độ có những mục tiêu tích cực về năng lượng.

Ấn Độ đã tham gia rất nhiều vào các cuộc đàm phán quốc tế về thuế tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cho thấy nước này có thể tham gia vào trụ cột thuế và chống tham nhũng của IPEF.

Chính sách thuế cởi mở hơn sẽ khiến Ấn Độ trở thành nhà cung cấp thay thế hấp dẫn hơn Trung Quốc.

Sáng kiến kinh tế mới IPEF được công bố chính thức, 'sứ mệnh' của Mỹ là gì?

Sáng kiến kinh tế mới IPEF được công bố chính thức, 'sứ mệnh' của Mỹ là gì?

Ngày 23/5, Nhà Trắng đã phát đi thông cáo báo chí có nhan đề 'Tại châu Á, Tổng thống Biden và hàng chục đối tác ...

Lời nhắn nhủ của Mỹ tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Lời nhắn nhủ của Mỹ tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Mỹ khẳng định sẽ sẵn sàng sát cánh cùng đồng minh, hành động quyết liệt và mau chóng khi có vấn đề an ninh phát ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 9/5: Điểm gì ở bạn khiến người yêu cảm thấy khó chịu?

Bài tarot hôm nay 9/5: Điểm gì ở bạn khiến người yêu cảm thấy khó chịu?

Bạn đang tò mò muốn biết điểm gì ở mình khiến người yêu cảm thấy khó chịu. Hãy chọn một trong bốn lá bài tarot dưới đây để có câu ...
Bóng đá Đức trước cơ hội chưa từng có tại Champions League

Bóng đá Đức trước cơ hội chưa từng có tại Champions League

Bundesliga sẽ có 6 đội góp mặt ở đấu trường danh giá nhất châu Âu cấp CLB mùa tới nếu Dortmund giành chức vô địch Champions League 2023/24.
Quy định về nâng lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức

Quy định về nâng lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức

Xin cho tôi hỏi quy định về nâng lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức như thế nào? - Độc giả Bảo An
Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8

Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8

Phiên tranh tụng tại Tòa án phúc thẩm Paris liên quan đến vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga mở ra hy vọng về một phán ...
Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 5/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết bên dưới đây.
Taylor Swift giữ vị trí quán quân tuần thứ 2 trên bàng xếp hạng Billboard 200

Taylor Swift giữ vị trí quán quân tuần thứ 2 trên bàng xếp hạng Billboard 200

Taylor Swift ghi dấu ấn với 'The Tortured Poets Department' khi album giữ vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200 trong tuần thứ 2.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành văn phòng phẩm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế chuyên ngành văn phòng phẩm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Triển lãm Quốc tế về Giải pháp văn phòng thông minh, Thiết bị, Máy và Văn phòng phẩm (VietOffice 2024) sẽ diễn ra từ 22-24/5, tại Hà Nội.
Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?

Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?

Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?
Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 7/5, giá dầu giảm nhẹ do có dấu hiệu giảm bớt lo ngại về nguồn cung và tồn kho xăng dầu của Mỹ ...
Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi tại khu vực miền Bắc, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Việt Nam-Australia thúc đẩy hợp tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Việt Nam-Australia thúc đẩy hợp tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Văn Cẩn và Cao ủy Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia Michael Outram tiến hành hội đàm song phương.
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 - 104.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động