Nhỏ Bình thường Lớn

Thế giằng co trên thị trường năng lượng châu Âu, 'vũ khí' Nga-EU ai lợi hại hơn?

Căng thẳng Nga-Ukraine đang ở trạng thái giằng co, thị trường năng lượng châu Âu cũng vậy. Và cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu có thể tiếp tục tồi tệ hơn, giá khí đốt tự nhiên, giá điện có thể tiếp tục gia tăngdù nó đã tăng gấp 10 lần so với năm trước.
Thế giằng co trên thị trường năng lượng châu Âu, 'vũ khí' Nga-EU ai lợi hại hơn?. (Nguồn: . (Nguồn: Intellinews)
Thế giằng co trên thị trường năng lượng châu Âu, 'vũ khí' Nga-EU ai lợi hại hơn? (Nguồn: Intellinews)

Năng lượng là công cụ chiến lược

Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sau cuộc họp hôm 2/9 đã tuyên bố đang thành lập một liên minh nhập khẩu dầu mỏ để áp trần giá dầu và khí đốt tự nhiên của Nga vào cuối năm nay.

Ngay lập tức, Nga tuyên bố đóng van đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), cắt đứt việc cung ứng khí đốt tự nhiên cho châu Âu.

Giá bán buôn khí đốt tự nhiên của châu Âu lập tức tăng 30%, tỷ giá hối đoái giữa đồng Euro và đồng USD cũng trượt xuống dưới tỷ lệ 1 Euro đổi 1 USD, ghi nhận mức thấp nhất trong 20 năm qua.

Xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên là nguồn thu ngân sách chủ yếu của Nga, trong khi đó châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng của Nga. Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, trong số những lệnh trừng phạt kinh tế mà các nước phương Tây nhằm vào Nga cũng như biện pháp đáp trả của Nga, năng lượng đã trở thành công cụ chiến lược.

Châu Âu sắp bước vào mùa Đông, khi nhu cầu năng lượng tăng cao. Việc Nga đóng van đường ống dẫn khí đốt tự nhiên sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu hụt năng lượng của "Lục địa già", đồng thời đẩy cao giá năng lượng và lạm phát toàn cầu.

Nhóm G7 do 7 quốc gia công nghiệp phát triển trên thế giới hình thành, các thành viên bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Canada, Pháp và Italy. Tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào cuối tháng 6, các nhà lãnh đạo G7 đồng ý thảo luận sâu về việc áp trần giá dầu thô và sản phẩm dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển của Nga, tuy nhiên không có phương án và thời gian cụ thể.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 tuần trước nhấn mạnh rằng, thời gian áp trần giá dầu mỏ của Nga sẽ thống nhất với các biện pháp thực hiện liên quan đến vòng trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU). Điều này đồng nghĩa là G7 sẽ bắt đầu áp trần giá đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga từ tháng 12 tới đây.

Khoảng 95% tàu chở dầu trên toàn cầu do các công ty môi giới ở London và một số công công ty ở lục địa Á-Âu bảo lãnh. Các Bộ trưởng Tài chính G7 nhấn mạnh, trừ khi giá bán dầu thô và sản phẩm dầu mỏ của Nga ở dưới ngưỡng thiết lập, nếu không các khách hàng mua dầu mỏ của Nga sẽ không thể nhận được bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đường biển và tài trợ vốn.

Có thể thấy, G7 tìm cách thông qua việc áp trần giá dầu để làm suy yếu nguồn thu ngân sách của Nga, ép nước này sớm kết thúc chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng nhấn mạnh rằng, việc hạn chế giá dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ của Nga là "một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để chống lại lạm phát".

Tuy nhiên, các nước châu Âu phụ thuộc cao vào nguồn cung dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga. Theo thống kê, trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, Nga cung cấp 41% nhu cầu khí đốt tự nhiên, 46% nhu cầu than đá và 27% nhu cầu dầu mỏ cho EU. Sau khi căng thẳng Nga-Ukraine bùng phát, nguồn cung năng lượng của các nước châu Âu thiếu hụt khiến giá điện leo thang. Tháng Bảy năm nay, tỷ lệ lạm phát của các nước EU lên đến 9,8%, cao hơn nhiều so với mức 2,5% của cùng kỳ năm 2021.

Mặc dù các nước châu Âu nỗ lực tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về năng lượng, bao gồm quay lại sử dụng điện than và điện hạt nhân, đồng thời tăng tốc sử dụng năng lượng tái tạo, tuy nhiên vẫn không thể giải quyết ngay vấn đề. Các lệnh trừng phạt kinh tế khiến cho chuỗi cung ứng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên bị cản trở, đẩy cao giá dầu thô và khí đốt tự nhiên, đồng thời cũng "pha loãng" thiệt hại của các biện pháp trừng phạt đối với kinh tế Nga.

Tháng Sáu năm nay, Tập đoàn Công nghiệp khí đốt tự nhiên Nga (Gazprom) đã cắt giảm 60% lượng khí vận chuyển với lý do Đức không kịp thời chuyển giao cho Nga linh kiện đường ống dẫn khí đốt tự nhiên gửi đến bảo trì ở Canada. Dưới sự điều phối khẩn cấp của Chính phủ Đức, mặc dù tuyến đường ống Nord Stream đã nối lại việc cung cấp khí, nhưng khối lượng giảm xuống còn 20% công suất.

Tuần trước, Nord Stream 1 dự kiến vận hành trở lại vào ngày 3/9 sau 3 ngày bảo dưỡng, nhưng Nga tuyên bố do tua bin rò rỉ dầu nên đường ống tiếp tục đóng cho đến khi vấn đề được giải quyết. Động thái này của Nga được phía châu Âu nhận định là động thái đáp trả quyết định hạn chế giá dầu Nga của Mỹ và châu Âu. Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh, muốn đường ống Nord Stream 1 khôi phục hoàn toàn việc cung cấp khí, thì trước hết các nước phương Tây phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.

Nguy hiểm hơn khủng hoảng năng lượng châu Âu

Căng thẳng Nga-Ukraine đang ở trạng thái giằng co, Mỹ và các nước EU không thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế. Bên cạnh việc áp đặt giá dầu xuất khẩu của Nga, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhấn mạnh, châu Âu cũng phải áp giá trần đối với đường ống dẫn khí đốt tự nhiên của Nga. Bên cạnh đó, Nga sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp đáp trả cho đến khi các lệnh trừng phạt kinh tế chấm dứt.

Vì vậy, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu có thể tiếp tục tồi tệ hơn, giá điện cũng có thể tiếp tục gia tăng. Giá khí đốt tự nhiên và giá điện tương lai của châu Âu đã tăng 10 lần so với năm trước.

Giá điện cao đã làm trầm trọng thêm gánh nặng của các gia đình, chi phí sinh hoạt tăng cao đã ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội. Ngoài ra, việc này cũng tác động đến sản xuất công nghiệp, không ít hoạt động sản xuất tiêu hao nhiều năng lượng bị buộc phải giảm sản lượng hoặc ngừng sản xuất, từ đó ảnh hưởng hơn nữa đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu làm trầm trọng thêm mâu thuẫn địa chính trị toàn cầu, đồng thời có thể khiến lạm phát toàn cầu neo ở mức cao. Điều này buộc các nền kinh tế chủ chốt phải áp dụng biện pháp tăng lãi suất mạnh mẽ, dẫn đến rủi ro suy thoái kinh tế.

Do đó, không thể xem nhẹ nguy cơ lạm phát đình trệ (stagflation_ hiện tượng nền kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao) dưới tác động cộng hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế.

Khí đốt Nga - ‘Nước cờ hỏng’ khiến cả châu Âu có nguy cơ ‘rét run’

Khí đốt Nga - ‘Nước cờ hỏng’ khiến cả châu Âu có nguy cơ ‘rét run’

Nước Đức đang đối mặt với một mùa Đông tồi tệ nhất trong 75 năm. Khủng hoảng khí đốt có nguy cơ làm tê liệt ...

Giá cà phê hôm nay 9/9: Robusta bật tăng mạnh, áp lực giảm vẫn còn, ECB tăng lãi suất cao chưa từng có

Giá cà phê hôm nay 9/9: Robusta bật tăng mạnh, áp lực giảm vẫn còn, ECB tăng lãi suất cao chưa từng có

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất mạnh chưa từng có tại cuộc họp cuối ngày 8/9 (giờ địa phương), nhằm ...

Giá vàng hôm nay 9/9: Giá vàng tìm động lực tăng ổn định, USD vẫn neo ở mức cao, 'đóng cửa' hay tranh thủ mua vào?

Giá vàng hôm nay 9/9: Giá vàng tìm động lực tăng ổn định, USD vẫn neo ở mức cao, 'đóng cửa' hay tranh thủ mua vào?

Giá vàng hôm nay 9/9 vẫn bị định giá thấp khi nó vẫn đang vật lộn để tìm ra động lực tăng giá ổn định. ...

Mây suy thoái đang tích tụ, cả ba 'đầu tầu' trục trặc - kinh tế thế giới sẽ chạy ra sao?

Mây suy thoái đang tích tụ, cả ba 'đầu tầu' trục trặc - kinh tế thế giới sẽ chạy ra sao?

Châu Âu có nguy cơ rơi vào khủng hoảng khí đốt, Mỹ liên tục tăng lãi suất, Trung Quốc phong tỏa các thành phố lớn ...

Khủng hoảng năng lượng: 'Tự bóp nghẹt', nhiều 'ông lớn' ngành công nghiệp lần lượt đóng cửa, lối thoát nào cho châu Âu?

Khủng hoảng năng lượng: 'Tự bóp nghẹt', nhiều 'ông lớn' ngành công nghiệp lần lượt đóng cửa, lối thoát nào cho châu Âu?

Mặt bằng chi phí mới đã “bóp nghẹt” công việc kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn cung năng lượng đang bị thiếu hụt trầm trọng, ...

(theo Liên hợp buổi sáng, TTXVN)

Tin cũ hơn