Thế giới đang tiến vào cuộc ‘khủng hoảng vĩnh cửu’?

Minh Anh
Những tin tức mới nhất cho thấy, nền kinh tế thế giới đang trở nên xấu hơn. Khu vực Eurozone rơi vào suy thoái; kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh; nền kinh tế lớn nhất thế giới “mấp mé bên bờ vực khủng hoảng”. Một cuộc khủng hoảng kinh tế khác đã thành hình?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
“Khủng hoảng vĩnh cửu” dường như đang trở thành bình thường mới? Ảnh minh họa. (Nguồn:bond.org.uk)
“Khủng hoảng vĩnh cửu” dường như đang trở thành bình thường mới? Ảnh minh họa. (Nguồn:bond.org.uk)

16 năm kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng 2007-2008 và trong suốt thời gian từ đó đến nay, cuộc khủng hoảng này nối tiếp khủng hoảng khác. Các nhà bình luận và kinh tế học thậm chí đã đặt ra một thuật ngữ mới, “permacrisis” (tạm dịch: khủng hoảng vĩnh cửu), để mô tả tình trạng bất ổn, không chắc chắn liên tục và kéo dài.

“Dọn đường” cho… khó khăn tiếp theo

Một số nhà phân tích cho rằng, nền kinh tế thế giới vẫn chưa tìm thấy trạng thái cân bằng mới. Suốt thời gian vừa qua, có thể thấy tất cả biện pháp mà phần lớn chính phủ và ngân hàng trung ương đã thực hiện để thoát khỏi các cuộc khủng hoảng trong quá khứ đơn thuần là “dọn đường” cho những khó khăn mới, thậm chí còn sâu sắc hơn. Kinh tế thế giới vẫn quẩn quanh “vật lộn” với tăng trưởng yếu, lạm phát cao.

Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023 được dự báo tăng trưởng chậm do bất ổn địa chính trị và tác động tiêu cực từ lãi suất cao, lạm phát leo thang...

Tin liên quan
Khi châu Âu Khi châu Âu 'cảm lạnh', phần còn lại của thế giới sẽ 'hắt hơi'

Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng toàn cầu đã chậm lại đáng kể và nguy cơ căng thẳng tài chính tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi gia tăng trong bối cảnh cả lãi suất và lạm phát đều tăng cao. Chuyên gia kinh tế trưởng, kiêm Phó Chủ tịch cấp cao của WB Indermit Gill nhận định, nền kinh tế thế giới đang ở vị thế bấp bênh.

Trong cuộc họp điều hành lãi suất mới nhất của các nhà hoạch định chính sách tài chính Mỹ, dù Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã quyết định tạm dừng tăng lãi suất, nhưng lại đánh tiếng về hai đợt tăng khác ngay trong năm 2023. Thế giới hy vọng, rồi lại thất vọng, các thị trường lại một phen “đi tàu lượn cao tốc” chao lên rồi lại lộn xuống.

Thế giới chưa đi hết nửa năm 2023, nhưng đã có dự báo rằng, thương mại sẽ tăng trưởng với tốc độ chưa bằng một phần ba so với những năm trước đại dịch Covid-19. Tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, áp lực nợ ngày càng lớn do lãi suất cao hơn. Những yếu kém về tài chính đẩy nhiều quốc gia có thu nhập thấp vào cảnh túng quẫn vì nợ nần.

Trong khi đó, nhu cầu tài chính để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững lớn hơn nhiều so với những dự báo lạc quan nhất về đầu tư tư nhân. Các cú sốc chồng chéo của đại dịch cùng với cuộc xung đột Nga - Ukraine và sự suy giảm mạnh trong bối cảnh các điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt đã tạo ra trở ngại lâu dài đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

Cũng với quan điểm không lạc quan, Phó chuyên gia kinh tế trưởng của WB Ayhan Kose cảnh báo, nhiều nền kinh tế đang phát triển phải vật lộn để đối phó với tình trạng tăng trưởng yếu, lạm phát cao liên tục và mức nợ kỷ lục.

Không chỉ có vậy, những nguy cơ mới - chẳng hạn như khả năng xảy ra tác động lan tỏa rộng hơn từ căng thẳng tài chính mới ở các nền kinh tế tiên tiến - có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần hành động kịp thời để ngăn chặn sự lây lan bất ổn tài chính và giảm thiểu các tổn thương nội địa trong thời gian ngắn.

Lo ngại về lạm phát leo thang, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) kêu gọi các ngân hàng trung ương toàn cầu tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, cũng như thận trọng chống lạm phát. IMF cảnh báo các lỗ hổng hệ thống tài chính tiềm ẩn có thể bùng phát thành cuộc khủng hoảng mới và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, khiến dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 của IMF chỉ còn 2,8%, thấp hơn 0,1% so với mức dự báo đưa ra trước đó.

“Khủng hoảng vĩnh cửu” là bình thường mới?

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố ngày 6/6, WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên mức 2,1%, cao hơn so với mức dự báo 1,7% được đưa ra hồi tháng Giêng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng năm 2022 (3,1%).

Về tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2023 được WB dự báo đạt mức 1,1%, cao hơn gấp đôi so với mức 0,5% đưa ra vào tháng 1/2023. Tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến đạt 5,6%, cũng cao hơn so với mức dự báo 4,3%. Trong khi đó, tăng trưởng của Eurozone được nâng lên mức 0,4%.

Tuy nhiên, Báo cáo lưu ý, tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ nay đến cuối năm sẽ chậm lại đáng kể do những tác động kéo dài và liên tục của chính sách thắt chặt tiền tệ cũng như các điều kiện tín dụng hạn chế. Những yếu tố này tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong năm 2024, khiến tăng trưởng toàn cầu thấp hơn so với các dự đoán trước đó.

Về triển vọng năm 2024, báo cáo của WB giảm mức dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 2,4%, từ mức 2,7% đưa ra hồi tháng 1/2023. Nguyên nhân là những tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và tình trạng suy giảm đầu tư, kinh doanh... khi các nền kinh tế cố gắng giải quyết các vấn đề này thì lại nảy sinh những rắc rối khác.

Cuối năm 2022, từ “permacrisis” được lựa chọn là thuật ngữ nổi bật nhất năm, phản ánh tình trạng mong manh, bất định của năm, với một cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn và tâm trạng “không chắc chắn, lo lắng” bao trùm.

Ông Alex Beecroft, người đứng đầu Nhà xuất bản từ điển nổi tiếng Collins Learning, cho hay, từ “permacrisis” đã lột tả một giai đoạn khủng khiếp diễn ra đối với rất nhiều người trong năm vừa qua. Thuật ngữ trên mô tả được cảm giác sống sót vượt qua nhiều biến động liên tiếp, từ đại dịch Covid-19, thiên tai khắc nghiệt, xung đột ở Ukraine, bất ổn chính trị ở nhiều nơi, năng lượng bị thắt chặt và khủng hoảng giá sinh hoạt...

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cũng đề cập quan điểm này trong một bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rằng, “chúng ta đang sống trong thời kỳ khủng hoảng vĩnh viễn - nơi chúng ta dịch chuyển liên tục từ trường hợp khẩn cấp này sang trường hợp khẩn cấp khác.

Cụ thể, chỉ trong hơn một thập kỷ qua, chúng ta đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất kể từ những năm 1930, đại dịch tồi tệ nhất kể từ năm 1919 và giờ là cuộc khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng nhất ở châu Âu, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”.

“Khủng hoảng vĩnh cửu” cũng được cho là đã thể hiện được cảm giác bất lực và bi quan sâu sắc trước tình hình kinh tế và chính trị mới hiện nay. Một bài báo của Trung tâm chính sách châu Âu từng viết: “Thế giới chúng ta đang sống sẽ tiếp tục được đặc trưng bởi mức độ bất ổn, mong manh và khó đoán định”.

Đẩy Ukraine vào cuộc khủng hoảng nợ quốc gia: Ranh giới mong manh giữa cứu tinh và thủ phạm

Đẩy Ukraine vào cuộc khủng hoảng nợ quốc gia: Ranh giới mong manh giữa cứu tinh và thủ phạm

"Một trong những bi kịch lớn nhất của cuộc cạnh tranh địa chính trị với Nga hiện nay là có thể kết thúc bằng sự ...

Thế giới sau một năm khủng hoảng Ukraine

Thế giới sau một năm khủng hoảng Ukraine

Một năm sau khi bùng phát, xung đột Nga-Ukraine đã, đang và sẽ tiếp tục thay đổi sâu sắc, toàn diện mọi lĩnh vực của ...

Khủng hoảng năng lượng: Một mùa Đông bất thường đã 'cứu' châu Âu, nhưng mấy ai dựa mãi vào 'vận may' mà sống?

Khủng hoảng năng lượng: Một mùa Đông bất thường đã 'cứu' châu Âu, nhưng mấy ai dựa mãi vào 'vận may' mà sống?

Một mùa Đông bất thường đã giúp châu Âu tạm thời bước qua khủng hoảng, tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, ...

Bạo lực tiếp diễn sẽ khiến Pakistan rơi vào vòng xoáy khủng hoảng mới

Bạo lực tiếp diễn sẽ khiến Pakistan rơi vào vòng xoáy khủng hoảng mới

Bạo lực bùng phát dữ dội trong những ngày qua khiến Pakistan một lần nữa lún sâu vào cuộc khủng hoảng mới và có thể ...

Liên hợp quốc: Thế giới khó đạt mục tiêu bình đẳng giới vào năm 2030

Liên hợp quốc: Thế giới khó đạt mục tiêu bình đẳng giới vào năm 2030

Những thành kiến văn hóa tiếp tục cản trở việc trao quyền cho phụ nữ và khiến thế giới khó có thể đạt được mục ...

Đọc thêm

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Hướng dẫn đổi màu phông nền trong Photoshop đơn giản, nhanh chóng nhất

Hướng dẫn đổi màu phông nền trong Photoshop đơn giản, nhanh chóng nhất

Bạn đang tìm cách để đổi nền cho ảnh hoặc đổi màu phông nền trong Photoshop trên máy tính. Bài viết này sẽ mách bạn cách đổi phong nền trong ...
XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ 6 ngày 3/5/2024. SXMB 3/5. dự đoán xổ số miền bắc thứ 6. xổ ...
XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay, thứ 6 ngày 3 tháng 5 năm 2024. KQSXMT. SXMT 3/5. xổ số hôm nay 3/5. XSMT ...
XSMN 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 3/5/2024. xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 3/5/2024. xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2024. KQSXMN. SXMN 3/5. xổ số hôm nay 3/5. XSMN thứ 6. Kết quả xổ số ngày ...
Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ...
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động