Thế giới trải qua tháng 2 nóng nhất lịch sử, mức nhiệt cao chưa từng thấy

Ngày 7/3, Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S, cho biết, thế giới vừa trải qua tháng 2 nóng nhất từ trước đến nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Biến đổi khí hậu: Thế giới trải qua tháng 2 nóng nhất lịch sử, mức nhiệt cao chưa từng thấy
Tháng 2/2024 được coi là tháng 2 nóng nhất lịch sử Trái đất. (Nguồn: CNN)

Đây cũng là tháng thứ 9 liên tiếp nhiệt độ toàn cầu ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy do biến đổi khí hậu gây ra.

Năm 2023, thế giới đã chứng kiến các cơn bão, các đợt hạn hán làm khô héo cây trồng và những trận hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra liên tiếp khi biến đổi khí hậu do con người gây ra kết hợp với hiện tượng thời tiết El Nino đã khiến tình trạng ấm lên toàn cầu dường như ở mức nóng nhất trong khoảng 100.000 năm qua.

Tin liên quan
Nhiều loại cá khu vực sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng Nhiều loại cá khu vực sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng

Theo C3S, trong khoảng thời gian từ tháng 2/2023-1/2024, Trái đất lần đầu tiên trải qua 12 tháng liên tiếp với mức nhiệt cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Xu hướng này tiếp tục diễn ra khi mức nhiệt trong tháng 2 vừa qua cao hơn 1,77 độ C so với các ước tính cùng kỳ trong giai đoạn tiền công nghiệp (1850-1900).

Nhiệt độ tăng vọt trên khắp hành tinh trong tháng trước, từ Siberia đến Nam Mỹ, trong đó, châu Âu cũng trải qua mùa Đông ấm thứ hai trong lịch sử.

C3S cho biết, trong nửa đầu tháng 2 vừa qua, nhiệt độ toàn cầu hằng ngày ở mức “cao bất thường” với 4 ngày liên tiếp ghi nhận nhiệt độ trung bình cao hơn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Điều này xảy ra chỉ vài tháng sau khi thế giới ghi nhận ngày đầu tiên vượt quá mức giới hạn đó.

Giám đốc C3S Carlo Buontempo nhận định, đây là chuỗi ngày dài nhất có mức nhiệt cao hơn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, đồng thời cho rằng, tình trạng này là “đáng chú ý”.

Mặc dù vậy, điều này chưa vi phạm giới hạn của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 là hạn chế nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2 độ C và tốt hơn là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Theo C3S, nhiệt độ bề mặt nước biển cũng cao nhất từ trước đến nay ở mức hơn 21 độ C ghi nhận vào cuối tháng trước, vượt qua mức nhiệt cực đoan trước đó ghi nhận hồi tháng 8/2023.

Đại dương bao phủ 70% diện tích hành tinh và hấp thụ 90% lượng nhiệt dư do tình trạng ô nhiễm carbon mà hoạt động của con người gây ra. Đại dương nóng lên đồng nghĩa với việc bầu khí quyển có nhiều hơi ẩm hơn, dẫn đến thời tiết ngày càng bất thường như mưa, gió dữ dội hơn.

Dữ liệu của C3S được thu thập từ những năm 1940 nhưng ông Buontempo cho rằng, xét đến những gì mà các nhà khoa học biết được về lịch sử nhiệt độ thì “nền văn minh của chúng ta chưa bao giờ phải đối mặt với tình trạng khí hậu này”.

Ông nhấn mạnh, sự nóng lên toàn cầu đang đặt ra thách thức chưa từng có đối với các thành phố, các nền văn hóa, hệ thống giao thông và hệ thống năng lượng hiện nay.

Dù hiện tượng El Nino và các hiện tượng thời tiết khác được cho là nguyên nhân gây ra đợt nắng nóng chưa từng thấy gần đây, các nhà khoa học vẫn cho rằng, lượng khí thải nhà kính mà con người tiếp tục thải vào bầu khí quyển là “thủ phạm chính”.

(theo TTXVN)

Mỹ: Kiểu thời tiết thất thường diễn ra tại miền Trung, nắng nóng, sau đó đóng băng sâu

Mỹ: Kiểu thời tiết thất thường diễn ra tại miền Trung, nắng nóng, sau đó đóng băng sâu

Các nhà dự báo thời tiết cho rằng, kiểu thời tiết hiện nay khó lường do biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời ...

Cháy rừng, nhiều nước Nam Mỹ hứng chịu hàng triệu tấn khí thải carbon

Cháy rừng, nhiều nước Nam Mỹ hứng chịu hàng triệu tấn khí thải carbon

Ngày 28/2, Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) cho biết, các vụ cháy rừng ở Brazil, Venezuela và Bolivia trong tháng 2/2024 đã ...

Cá voi xám từng tuyệt chủng xuất hiện trở lại Đại Tây Dương sau hơn 200 năm

Cá voi xám từng tuyệt chủng xuất hiện trở lại Đại Tây Dương sau hơn 200 năm

Các nhà khoa học khẳng định, một con cá voi xám vừa xuất hiện ngoài khơi vùng biển New England, Mỹ.

Hàn Quốc: Tuyết rơi dày ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông Seoul và vùng lân cận

Hàn Quốc: Tuyết rơi dày ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông Seoul và vùng lân cận

Tuyết rơi dày vào đêm 21/2 đã khiến hoạt động giao thông ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc và khu vực lân cận gặp ...

Mông Cổ: Mùa Đông giá rét, đóng băng, tuyết bao phủ, hơn 3 triệu gia súc bị chết

Mông Cổ: Mùa Đông giá rét, đóng băng, tuyết bao phủ, hơn 3 triệu gia súc bị chết

Ngày 4/3, Ủy ban khẩn cấp quốc gia (SEC) Mông Cổ cho biết, thời tiết giá rét mùa Đông năm nay đã khiến hơn 3 ...

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng tin rằng 3 khu dân cư Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ phát triển toàn diện, trở thành hình mẫu của những thôn làng hạnh phúc và ...
Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban Tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày – ngày 23/12 để bà con nhân dân vào ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.
Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

Ngâm chân trong nước gừng mỗi ngày có thể cải thiện tuần hoàn máu, giảm cảm lạnh, sổ mũi...
Phiên bản di động