Một tên lửa siêu thanh của Mỹ. (Nguồn: Raytheon Missiles & Defense) |
Theo bài báo, quân đội Mỹ đang gặp những vấn đề trong việc theo dõi mục tiêu. Vì thế, các radar vệ tinh địa tĩnh khó phát hiện mục tiêu siêu thanh bay với tốc độ khoảng 6.000 km/h so với tên lửa đạn đạo thông thường di chuyển theo quỹ đạo dễ đoán hơn.
"Các hệ thống vũ trụ và mặt đất hiện tại (của quân đội Mỹ) không thể phát hiện và theo dõi các tên lửa siêu thanh của Nga cho đến giai đoạn cuối của chuyến bay - mặc dù Lầu Năm Góc đang phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa mới theo một chương trình tăng tốc", bài báo cho biết.
Một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết, Bộ Quốc phòng nước này đang phát triển mạng lưới 550 vệ tinh mới để đối phó với thách thức này.
Báo cáo cũng lưu ý rằng, Lầu Năm Góc nên cung cấp khả năng tìm kiếm, cảnh báo, theo dõi và hướng dẫn toàn cầu về các tên lửa tiên tiến của đối phương, bao gồm cả các tên lửa siêu thanh.
Bài báo tiết lộ: "Lầu Năm Góc đã yêu cầu 4,7 tỷ USD cho nhiệm vụ này".
Tên lửa hành trình siêu thanh là loại có thể tiếp cận mục tiêu với sự hỗ trợ của động cơ phản lực tốc độ cao, hay còn gọi là phi đạn đạo - đối lập với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sử dụng lực hấp dẫn để tiếp cận mục tiêu.