Nhỏ Bình thường Lớn

EU 'đánh thẳng' vào yếu điểm của kinh tế Nga, chặn đứng mọi khả năng lách luật, Moscow sẽ 'có câu trả lời'?

Gói trừng phạt thứ 12 đã giáng thêm một đòn mạnh vào khả năng tiếp tục triển khai các kế hoạch của Tổng thống Nga Putin tại Ukraine, bằng cách “đánh thẳng” vào các lĩnh vực có giá trị cao của nền kinh tế Nga, đồng thời khiến việc lách các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) trở nên khó khăn hơn.
EU 'đánh thẳng' vào yếu điểm của kinh tế Nga, chặn đứng mọi khả năng lách luật, Moscow sẽ 'có câu trả lời'?
Thêm gói trừng phạt thứ 12, EU quyết ‘chặn hết các ngả’ - kinh tế Nga sẽ đóng băng? (Nguồn: Reuters)

Hội đồng châu Âu vừa chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 12, bổ sung nhiều biện pháp "đánh thẳng" vào kinh tế Nga và các cá nhân được cho có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ 2024: Lộ diện các ứng cử viên chính thức, 6 thành viên Đảng Cộng hòa vào cuộc Bầu cử Mỹ 2024: Lộ diện các ứng cử viên chính thức, 6 thành viên Đảng Cộng hòa vào cuộc

Ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU cho biết, với gói trừng phạt thứ 12, EU đã đưa ra một loạt danh sách mới và các biện pháp kinh tế sẽ làm suy yếu nguồn tài chính “nuôi” chiến dịch quân sự của Nga.

“Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng, như tôi đã tuyên bố khi làm chủ tịch Hội đồng đối ngoại không chính thức ở Kiev, chúng tôi vẫn kiên định với cam kết của mình với Ukraine và sẽ tiếp tục ủng hộ Kiev”.

Như vậy, EU một lần nữa khẳng định sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính, kinh tế, nhân đạo, quân sự và ngoại giao cho Ukraine trong chừng mực cần thiết. Được biết, các văn bản pháp lý liên quan gói trừng phạt mới nhất nhằm vào Nga sẽ sớm được công bố trên các tạp chí chính thức của EU. Và dưới đây là những điểm đáng chú ý của gói trừng phạt thứ 12 mà EU tiếp tục đánh vào kinh tế Nga:

Chặn đứng các loại kim cương có nguồn gốc Nga

Kể từ ngày 1/1/2024, theo các lộ trình cụ thể, EU sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu, mua hoặc chuyển giao kim cương trực tiếp hoặc gián tiếp từ Nga. Lệnh cấm này áp dụng đối với kim cương có nguồn gốc từ Nga, kim cương xuất khẩu từ Nga, kim cương quá cảnh Nga và kim cương Nga khi được gia công ở nước thứ ba.

Ngoài ra, lệnh cấm nhập khẩu gián tiếp kim cương của Nga khi được xử lý (tức là cắt và/hoặc đánh bóng) ở các nước thứ ba, bao gồm cả đồ trang sức có chứa kim cương có nguồn gốc Nga sẽ được thực hiện dần dần kể từ ngày 1/3/2024 và hoàn thành trước ngày 1/9/2024.

Lệnh cấm kim cương Nga cũng là một phần trong nỗ lực của G7, được “phối hợp” quốc tế, nhằm tước đoạt nguồn doanh thu quan trọng này của Nga.

Không có điều khoản liên quan Nga

Gói trừng phạt Nga mới nhất yêu cầu các nhà xuất khẩu EU phải cấm tái xuất khẩu sang Nga theo hợp đồng và tái xuất khẩu để sử dụng ở Nga đối với những hàng hóa và công nghệ đặc biệt nhạy cảm - khi bán, cung cấp, chuyển giao hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba, ngoại trừ các nước đối tác.

Điều khoản này bao gồm các mặt hàng bị cấm sử dụng trong các hệ thống quân sự của Nga được tìm thấy trên chiến trường ở Ukraine hoặc quan trọng đối với việc phát triển, sản xuất hoặc sử dụng các hệ thống quân sự của Nga, cũng như hàng hóa và vũ khí hàng không.

Kiểm soát và hạn chế xuất nhập khẩu

EC đã bổ sung 29 thực thể mới vào danh sách những đơn vị trực tiếp hỗ trợ tổ hợp công nghiệp và quân sự Nga trong cuộc xung đột tại Ukraine. Theo đó, những thực thể mới này sẽ phải chịu những hạn chế xuất khẩu chặt chẽ hơn liên quan đến hàng hóa và công nghệ lưỡng dụng, cũng như hàng hóa và công nghệ có thể góp phần nâng cao công nghệ cho lĩnh vực quốc phòng và an ninh của Nga.

Một số trong số 29 thực thể này thuộc về các nước thứ ba liên quan đến việc lách các hạn chế thương mại, hoặc là các thực thể của Nga liên quan đến việc phát triển, sản xuất và cung cấp linh kiện điện tử cho tổ hợp công nghiệp và quân sự Nga.

Quyết định mới nhất của EU còn mở rộng danh sách các mặt hàng bị hạn chế có thể góp phần nâng cao công nghệ của ngành quốc phòng và an ninh Nga, bao gồm: hóa chất, pin lithium, máy điều nhiệt, động cơ DC và động cơ phụ cho máy bay không người lái (UAV), máy công cụ và bộ phận máy móc.

Cuối cùng, EU đã đưa ra các hạn chế hơn nữa đối với việc nhập khẩu hàng hóa tạo ra doanh thu đáng kể cho Nga và do đó tạo điều kiện cho nước này tiếp tục “chi mạnh tay” cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, như gang và spiegeleisen, dây đồng, dây nhôm, giấy bạc, ống và các loại ống dẫn, với tổng trị giá lên tới 2,2 tỷ Euro/năm.

Lệnh cấm nhập khẩu mới cũng được áp dụng đối với khí thiên nhiên hóa lỏng (LPG) với thời gian chuyển tiếp là 12 tháng.

Tuy nhiên, vẫn còn những ngoại lệ, EU đã quyết định đưa ra một số miễn trừ đối với các hạn chế nhập khẩu liên quan các mặt hàng sử dụng cá nhân, chẳng hạn như đồ vệ sinh cá nhân, quần áo mặc của khách du lịch hoặc để trong hành lý và đối với ô tô có biển đăng ký xe ngoại giao để vào EU.

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập Liên minh của các công dân EU sống ở Nga, các quốc gia thành viên có thể cho phép ô tô của họ nhập cảnh với điều kiện là ô tô đó không phải để bán và được sử dụng cho mục đích cá nhân.

Quyết cưỡng chế và chống “lách luật”

Lệnh cấm quá cảnh hiện áp dụng cho hàng hóa và công nghệ lưỡng dụng xuất khẩu từ EU sang nước thứ ba qua lãnh thổ Nga sẽ được mở rộng cho tất cả hàng hóa chiến trường.

Để hạn chế hơn nữa hành vi “lách luật”, gói trừng phạt mới nhất này bao gồm lệnh cấm công dân Nga sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong cơ quan quản lý của các pháp nhân, tổ chức hoặc cơ quan cung cấp ví, tài khoản hoặc dịch vụ lưu ký tài sản tiền điện tử cho người dân và cư dân Nga.

Ngoài ra, lệnh cấm cung cấp dịch vụ hiện tại sẽ được mở rộng, bao gồm cả việc cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp và phần mềm dành cho thiết kế và sản xuất công nghiệp.

Cuối cùng, EU áp đặt cả các yêu cầu thông báo đối với việc chuyển tiền ra ngoài EU, bởi bất kỳ thực thể nào được thành lập tại EU nhưng được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một thực thể được thành lập ở Nga hoặc bởi một công dân Nga, hoặc thể nhân cư trú tại Nga.

"Canh" chặt trần giá dầu

EC lần này đã đưa ra các quy định tuân thủ chặt chẽ hơn, để hỗ trợ việc thực hiện giới hạn trần giá dầu và kiểm soát hành vi lách luật.

Tăng cường cơ chế chia sẻ thông tin sẽ cho phép xác định tốt hơn các tàu và thực thể thực hiện các hành vi “lách lệnh trừng phạt”, chẳng hạn như chuyển tàu này sang tàu khác để che giấu nguồn gốc hoặc điểm đến của hàng hóa và thao túng hệ thống thông tin liên lạc trợ giúp hàng hải (AIS), trong khi vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga.

Trong gói trừng phạt thứ 12, EU cũng quyết định đưa ra các quy tắc thông báo về việc bán tàu chở dầu cho bất kỳ nước thứ ba nào, nhằm minh bạch hơn việc bán và xuất khẩu của họ, đặc biệt trong trường hợp các hãng vận chuyển cũ có thể được sử dụng để trốn lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu thô hoặc dầu mỏ của Nga và giới hạn giá của G7.

Ngoài ra, gói trừng phạt thứ 12 của EU đã bổ sung Thụy Sỹ vào danh sách các nước đối tác áp dụng một loạt biện pháp hạn chế nhập khẩu sắt thép từ Nga và kiểm soát nhập khẩu, tương đương với các biện pháp của EU. Đồng thời kéo dài thời gian tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm thép.

Hiện tại, đáp trả động thái mới nhất từ EU, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, đương nhiên Moscow sẽ “có câu trả lời”.

Trước đó, ngày 14/12, mở đầu sự kiện giao lưu với người dân và giới truyền thông, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, bất chấp 11 vòng lệnh trừng phạt từ EU, nền kinh tế Nga đã phục hồi sau đợt suy thoái năm 2022 và đang tiến về phía trước.

Tổng thống Putin nêu rõ, tăng trưởng GDP của Nga năm nay dự kiến đạt 3,5%, đồng thời biên độ an toàn của nền kinh tế đủ để Nga tự tin. Ngoài ra, thu nhập thực tế của người dân tăng khoảng 5%.

Tuy nhiên, lạm phát có thể ở mức 8% vào cuối năm nay. Trong khi đó, nợ nước ngoài của Nga đã giảm từ 46 tỷ USD xuống còn 32 tỷ USD. Tổng thống Putin nhấn mạnh, "điều quan trọng nhất đối với nước Nga là củng cố chủ quyền, trong đó chủ quyền kinh tế và công nghệ là ưu tiên".

Giá cà phê hôm nay 19/12/2023: Giá cà phê robusta quay đầu giảm, dự báo giá còn tiếp tục tăng bởi lý do này

Giá cà phê hôm nay 19/12/2023: Giá cà phê robusta quay đầu giảm, dự báo giá còn tiếp tục tăng bởi lý do này

Hiện các địa phương sản xuất của Việt Nam đã bước vào giữa niên vụ mới 2023-2024 và thu hoạch được khoảng 50% sản lượng. ...

Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: ‘Điều khoản 12 G’ gây tranh cãi nội bộ, bị các  thành viên EU phản đối từ ‘trong trứng’

Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: ‘Điều khoản 12 G’ gây tranh cãi nội bộ, bị các thành viên EU phản đối từ ‘trong trứng’

Gói trừng phạt mới với nhiều vấn đề khó và nhạy cảm, đang khiến các nước thành viên chia rẽ. Một số quốc gia thành ...

Gói trừng phạt Nga thứ 12 chính thức thông qua, một nước EU lên tiếng phản bác

Gói trừng phạt Nga thứ 12 chính thức thông qua, một nước EU lên tiếng phản bác

Ngày 14/12, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về vòng trừng phạt Nga thứ 12 do nước này ...

Gói trừng phạt thứ 12 của EU nhằm vào Nga: Moscow tuyên bố ‘sẽ có câu trả lời’, đánh giá của Ukraine

Gói trừng phạt thứ 12 của EU nhằm vào Nga: Moscow tuyên bố ‘sẽ có câu trả lời’, đánh giá của Ukraine

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đương nhiên sẽ đáp trả gói trừng phạt thứ 12 của Liên minh châu Âu ...

Giá vàng hôm nay 18/12/2023: Giá vàng thế giới neo cao, trong nước ổn định trên 74 triệu đồng, món quà cuối năm của Fed sẽ đưa vàng lên 2.400 USD/ounc

Giá vàng hôm nay 18/12/2023: Giá vàng thế giới neo cao, trong nước ổn định trên 74 triệu đồng, món quà cuối năm của Fed sẽ đưa vàng lên 2.400 USD/ounc

Giá vàng hôm nay 18/12/2023, giá vàng trong nước đang neo ở mức cao, tiếp tục trên đường tái lập đỉnh cũ, sau ba ngày ...

(theo europa.eu)

Tin cũ hơn

Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin? Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin?
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử
Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc
Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây