Nhỏ Bình thường Lớn

Thị trường gạo châu Á rung chuyển sau quyết định của Ấn Độ, lộ quốc gia tổn thương nhất

Theo một báo cáo của các nhà phân tích tại Nomura, tại châu Á, Philippines có thể là nước dễ bị tổn thương nhất khi giá lương thực tăng, do nhập khẩu thực phẩm ròng chiếm trên 2% GDP của nước này.
Thị trường gạo châu Á rung chuyển sau quyết định của Ấn Độ, lộ quốc gia tổn thương nhất
Thị trường gạo châu Á biến động mạnh say quyết định của Ấn Độ. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới chủ yếu xuất gạo sang các nước như Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng, giá cao kỷ lục nhiều năm, Ấn Độ chọn việc ưu tiên cho tiêu thụ và hạ giá gạo trong nước.

Tin liên quan
Châu Âu tự tin bước vào mùa Đông, tạm quên khủng hoảng năng lượng nhờ Châu Âu tự tin bước vào mùa Đông, tạm quên khủng hoảng năng lượng nhờ 'cứu tinh' từ Pháp?

Vào tháng 7, đất nước này đã cấm xuất khẩu gạo trắng, trừ gạo basmati, do giá trong nước trên đà tăng. Lệnh cấm của Ấn Độ đã làm gián đoạn thị trường gạo khu vực.

Cụ thể, thị trường gạo châu Á biến động mạnh, với chỉ số giá gạo giá tháng 8 của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc tăng gần 10% lên mức cao kỷ lục 15 năm.

Châu Á sản xuất và tiêu thụ 90% nguồn cung ngũ cốc của toàn cầu và các chính phủ trong khu vực lo ngại về lạm phát và nguồn cung khi tình hình thời tiết cực đoan và thiếu phân bón.

Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, giá gạo trong nước tăng 20% trong tuần sau thông báo của Ấn Độ, chạm mức 21.000 Baht (597 USD)/tấn, trong khi giá gạo xuất khẩu cao kỷ lục 11 năm. Trong tháng Tám giá gạo xuất khẩu của Thái Lan có lúc tăng lên mức cao nhất trong 15 năm.

Theo một báo cáo của các nhà phân tích tại Nomura, tại châu Á, Philippines có thể là nước dễ bị tổn thương nhất khi giá lương thực tăng, do nhập khẩu thực phẩm ròng chiếm trên 2% GDP của nước này.

Trong khi đó, báo cáo đầu năm nay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính, nhu cầu gạo toàn cầu tăng 30% vào năm 2050.

Theo Nomura, nhu cầu sẽ tăng mạnh khi tăng trưởng sản lượng lúa gạo ở nhiều nước châu Á giảm do các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên hơn.

Thêm vào đó, đầu tư công cho sản xuất lúa gạo, nghiên cứu và phát triển hạn chế cũng là nguyên nhân khác.

Các nhà phân tích của Nomura cho rằng sự thiếu hụt nguồn cung có thể khiến giá cao trong trung và dài hạn.

Giải mã chính sách lãi suất của Fed

Giải mã chính sách lãi suất của Fed

Trong hơn một năm qua, giới hoạch định chính sách của Fed luôn thống nhất quan điểm thà tăng mạnh lãi suất còn hơn tăng ...

Nga 'kiếm bộn' khi bị phương Tây đóng băng tài sản? Lạm phát tại Moscow sẽ tăng cao

Nga 'kiếm bộn' khi bị phương Tây đóng băng tài sản? Lạm phát tại Moscow sẽ tăng cao

Ngày 12/9, tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok, Tổng thống Vladimir Putin cho hay, Nga đã kiếm được gấp đôi số vàng ...

Giá xăng đạt đỉnh kéo CPI tại Mỹ tăng mạnh nhất trong hơn một năm

Giá xăng đạt đỉnh kéo CPI tại Mỹ tăng mạnh nhất trong hơn một năm

Ngày 13/9, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy, giá tiêu dùng tại nước này trong tháng 8/2023 đã tăng mạnh nhất ...

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/9): EU có thể gỡ trừng phạt 3 doanh nhân Nga, dầu Moscow 'ào ào' chảy tới Triều Tiên, CPI Mỹ tăng mạnh

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/9): EU có thể gỡ trừng phạt 3 doanh nhân Nga, dầu Moscow 'ào ào' chảy tới Triều Tiên, CPI Mỹ tăng mạnh

Lượng dầu Nga xuất sang Triều Tiên tăng 4 lần, Ukraine gặp ‘cửa khó’ trong việc bán ngũ cốc, CPI Mỹ tăng mạnh nhất hơn ...

Thượng đỉnh Nga-Triều Tiên: Sau cuộc gặp gỡ bước ngoặt, không phải hạt nhân, đây mới là lĩnh vực sẽ 'bùng nổ hợp tác'

Thượng đỉnh Nga-Triều Tiên: Sau cuộc gặp gỡ bước ngoặt, không phải hạt nhân, đây mới là lĩnh vực sẽ 'bùng nổ hợp tác'

Giới quan sát bình luận, ngay sau cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong ...

(theo Nikkei Asia)