TIN LIÊN QUAN | |
“Đồng xu hai mặt” với lao động APEC | |
Nền tảng vững chắc hướng tới Tuần lễ cấp cao APEC |
Toàn cầu hóa đã mang lại những lợi ích cho con người trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, ông Alan Bollard cho rằng, phong trào chống toàn cầu hóa diễn ra những năm gần đây phần nào gây ra những xáo trộn như thay đổi cơ cấu thương mại, khả năng cạnh tranh, mất việc làm, thay đổi nhân khẩu học, thời gian nghỉ hưu của người lao động, già hóa lao động và những vấn đề liên quan tới phát triển kỹ năng, khủng hoảng tài chính và tăng trưởng năng suất giảm… Đây là những vấn đề không chỉ các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi gặp phải.
TS. Alan Bollard - Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC quốc tế. (Ảnh: Nguyên Hồng) |
“Tôi hy vọng thời gian tới, sẽ có nhiều lãnh đạo thay đổi quan điểm chống lại lợi ích của toàn cầu hóa. Có nhiều công việc sẽ xuất hiện trong nền kinh tế số. Vì vậy, cần phải có dự báo về những diễn biến phát triển công nghệ, đồng thời xem xét công việc của chúng ta trong kỷ nguyên mới”, ông Alan Bollard chia sẻ.
Đề cập tới mục tiêu các hội nghị về phát triển nguồn nhân lực trong khuôn khổ SOM 2, ông Alan Bollard cho biết các nền kinh tế thành viên APEC mong muốn có thể cùng đưa ra nhiều sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong khu vực, chia sẻ quan điểm về các kỹ năng, phương hướng giáo dục và đào tạo mới để giúp những người trẻ trong APEC tìm được việc làm trong bối cảnh môi trường việc làm đang thay đổi. Qua đó, các thành viên APEC cũng mong muốn những người lao động không còn trẻ tuổi bắt kịp với thị trường lao động mới với những kỹ năng cần thiết.
Kinh tế số đang tạo ra động lực tăng trưởng mạnh trong thương mại ở các thành viên APEC. Ông Alan Bollard nhận định đây là một tín hiệu tốt song cũng đi kèm thực tế nhiều việc làm sẽ bị mất ở chính tại những nền kinh tế đang phát triển và phát triển. Các thành viên cần phải phối hợp giúp người lao động tìm kiếm việc làm, đồng nghĩa với việc đào tạo mới nguồn nhân lực.
Đánh giá về thị trường nhân lực Việt Nam, ông Alan Bollard cho rằng đây là một trong những thị trường cạnh tranh nhất trong khu vực APEC do giá lao động thấp. Điều này là một lợi thế. Tuy nhiên, Việt Nam muốn tăng GDP bình quân đầu người cũng có nghĩa là chi phí lao động sẽ phải dần tăng lên. Vì vậy, để có thể cạnh tranh tốt hơn với lao động của khu vực, trong tương lai, nhân lực Việt Nam cần nâng cao kỹ năng chuyên môn nếu không muốn bị tụt hậu giữa các nền kinh tế liên tục phát triển hiện nay.
Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC gợi ý, Việt Nam nên nỗ lực tổ chức các buổi hội thảo cấp quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận với các nền kinh tế khác để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp nhất cho mình. Trong bối cảnh các nền kinh tế được trông đợi sẽ ngày càng hội nhập cao, điều này cũng có nghĩa là sẽ có rất nhiều hình thức thương mại mới với các nền kinh tế APEC nói chung và Việt Nam nói riêng. Để vượt qua, nguồn nhân lực Việt Nam và khu vực cần phải đáp ứng nhiều kỹ năng mới.
Kết thúc ngày làm việc đầu tiên Hội nghị SOM 2 APEC 2017 Sáng ngày 17/5 tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC đã khai mạc trọng thể. Gần 200 đại ... |
APEC 2017: Tăng cường tính toàn diện trong tự do hóa thương mại Theo Mục tiêu Bogor, đến năm 2020, các nền kinh tế thành viên APEC sẽ đạt được tự do hóa thương mại trong khu vực. ... |
Tìm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực APEC Nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng lớn trong khi nguồn ... |